Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn​ (Trang 88 - 92)

5. Kết cấu luận văn

3.4.2. Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những mặt đã đạt được trong quá trình phát triển sản phẩm tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế:

Một là: Những sản phẩm tín dụng ngân hàng cung ứng còn mang tính chất truyền thống

Trong năm 2013 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra thị trường 9 sản phẩm tín dụng mới và thay thế dành cho khách hàng cá nhân bao gồm: Cho vay hỗ trợ du hoc, Cho vay

chứng minh tài chính, Cho vay mua nhà dự án, Cho vay mua ô tô, Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, Cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Cho vay tiêu dùng đối với CBCNV, Cho vay cá nhân kinh doanh tại chợ, Cho vay tiêu dùng có đảm bảo bằng thẻ tiết kiệm/giấy tờ có giá theo hướng phân khúc thị trường phù hợp cho từng đối tượng khách hàng nâng tổng số sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân lên con số 20. Với một danh mục SPDV khá đầy đủ và có tính cạnh tranh đảm bảo việc đóng gói đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn hiện nay vẫn cung cấp các sản phẩm mang tính chất truyền thống cho khách hàng là chủ yếu, chưa thực sự chú trọng đến khách hàng cá nhân.

Trong các hình thức cho vay trên ngân hàng chủ yếu cho vay các hình thức như cho vay hỗ trợ vốn kinh doanh, cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở, cho vay tiêu dùng. Đối với cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, đối tượng cho vay là cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các cơ quan trên địa bàn, được tuyển dụng chính thức và có thu nhập ổn định, có phương án làm kinh tế phụ gia đình khả thi hiện nay ngân hàng hạn chế cho vay trong khi những đối tượng này có nguồn thu nhập ổn định, nhu cẩu về những sản phẩm tín dụng tiêu dùng cao, mặt khác đây có thể là những đối tượng khách hàng có lượng tiền nhàn rỗi ổn định trong tương lai.

So với các NHTM khác hoạt động tín dụng trên địa bàn như Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển là các đối thủ mạnh ngang tầm Vietinbank thì những sản phẩm tín dụng hiện tại mà Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn đang cung cấp chủ yếu vẫn chưa tạo được điểm nhấn nổi bật so với những sản phẩm cùng loại của những ngân hàng này. Các ngân hàng này kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân

hàng. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là mục tiêu hoạt động, quyết tâm trở thành ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu Việt Nam với chính sách: chất lượng - tăng trưởng bền vững - hiệu quả an toàn.

Hai là: Việc triển khai được một số sản phẩm tín dụng mới còn hạn chế

So với danh mục các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, việc triển khai được một số những sản phẩm tín dụng mới ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn vẫn còn hạn chế như: Cho vay chi phí du học,Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán… các loại sản phẩm này chỉ mới ở mức sơ khai, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong khi căn cứ vào thực lực về nguồn vốn, nhân lực, công nghệ thì ngân hàng hoàn toàn có khả năng phát triển những sản phẩm tín dụng này.

Ba là: Sự phân bổ nguồn nhân lực chưa đồng đều

Nhìn chung đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng của NH TMCP CT Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, hầu hết tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên đa số cán bộ còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều. Số cán bộ có thâm niên công tác trong ngành trên 3 năm chiếm đa số nhưng lại tập trung về phòng khách hàng bán lẻ và Phòng giao dịch Thị xã Từ Sơn nên việc tiếp cận những cái mới, hoặc những công việc tín dụng của Phòng khách hàng doanh nghiệp tập trung nhiều cán bộ mới còn ít kinh nghiệm. Bên cạnh đó, một số cán bộ không được đào tạo trong đúng chuyên ngành tài chính - ngân hàng nên chưa có kiến thức cơ bản về hoạt động Ngân hàng mà chỉ làm theo kiểu “quen tay”. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng tăng cao mà chưa có sự chuẩn bị đầy đủ chu đáo về nguồn nhân lực. Mặt khác do cơ chế đãi ngộ chưa thỏa đáng dẫn đến hiện tượng một số cán bộ có năng lực và kinh nghiệm chuyển sang các TCTD khác. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên chưa cao, chưa thật sự toàn tâm toàn ý với công việc, do vậy chưa thực sự lưu tâm đến vấn đề học tập, nghiên cứu trau dồi chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để đáp

ứng yêu cầu về công việc ngày càng cao. Điều này phần nào hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển các sản phẩm tín dụng của ngân hàng.

Bốn là: Quy trình tín dụng chưa thực sự phù hợp

Việc thực hiện nhiều quy trình tín dụng (Quy trình tín dụng đối với các tổ chức kinh tế, quy trình đối với cá nhân vay kinh doanh bất động sản; Cầm cố chứng khoán; quy trình mua nhà dự án; quy trình nhận cầm cố thế chấp tài sản, quy trình cho vay đối với CBCNV, quy trình cho vay tiêu dùng, …) sẽ dẫn đến cán bộ tín dụng bị lúng túng, bị động trong việc xử lý công việc và khó khăn trong việc thực hiện cho vay đối với khách hàng. Hơn nữa, một số quy trình chỉ mang tính hình thức nặng về lý thuyết tính thực tế chưa cao nên trong quá trình thực hiện còn tồn tại nội dung thẩm định cho vay còn sơ sài mang tính hình thức mất nhiều thời gian và phiền phức đối với khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Năm là: Chính sách khách hàng còn chưa rõ ràng

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánhTiên Sơn chưa ban hành một chính sách khách hàng rõ ràng và phù hợp và cơ sở phân loại khách hàng cụ thể để thực thi chính sách đó. Các chính sách phí, lãi suất được đưa ra là phí, lãi suất ưu đãi áp dụng đối với những khách hàng tốt nhất nhưng “chuẩn” về khách hàng tốt nhất vẫn chưa rõ ràng, thống nhất mà chỉ định tính, chưa lượng hóa để việc áp dụng được hợp lý và khách quan. Vì vậy chính sách khách hàng thiếu đi tính hợp lý và khoa học.

Trong xu thế kinh doanh hiện tại, khi mà sự chênh lệch về chất lượng của sản phẩm giữa các ngân hàng ngày càng thu hẹp, sức cạnh tranh của bản thân sản phẩm không còn mang tính quyết định nữa. Con “át chủ bài” đã dần chuyển hướng sang yếu tố về chất lượng các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bởi lẽ hiện nay khách hàng không những chỉ muốn được cung cấp sản phẩm

dịch vụ ngân hàng tốt, chi phí hợp lý mà còn mong muốn được hưởng chất lượng từ các dịch vụ đó một cách hiện đại, chuyên nghiệp, thái độ phục vụ ân cần, chu đáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn​ (Trang 88 - 92)