Bài học kinh nghiệm rút ra cho VNPT Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại VNPT lào cai (Trang 29)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho VNPT Lào Cai

Dựa trên những kinh nghiệm trong quản lý dự án đầu tư của các công ty, bài học kinh nghiệm rút ra cho VNPT Lào Cai là:

Thứ nhất, chú trọng nâng cao chất lượng bộ máy quản lý. Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt cho mọi hoạt động. Do đó, cần phải đầu tư xây dựng đội ngũ nhân lực tốt.

Thứ hai, các đơn vị hợp tác đóng góp một phần vào sự thành công của dự án. Do đó, trong công tác lập hồ sơ mời thầu, phải ban hành các tiêu chí rõ ràng, cụ thể và công khai nhằm tránh tình trạng hạn chế số lượng nhà thầu tham gia dự thầu do những tiêu chí đánh giá đưa ra quá cao.

Thứ ba, chú trọng tới tất cả các khâu trong công tác quản lý. Cần phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng của tất cả các khâu nhằm đạt tới hiệu quả tốt nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động quản lý dự án tại doanh nghiệp viễn thông. Dựa trên khái niệm, đặc điểm tác giả đã xây dựng nội dung quản lý dự án đầu tư tại doanh nghiệp viễn thông bao gồm: Chuẩn bị đầu tư; Quản lý thực hiện dự án đầu tư; và Quyết toán và nghiệm thu dự án. Bên cạnh đó tác giả cũng xây dựng lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: nhóm nhân tố khách quan (chính sách của Nhà nước, văng lực của tổ chức, đơn vị hợp tác) và nhóm nhân tố chủ quan (năng lực của công ty, nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư, phương tiện, công nghệ được áp dụng trong quá trình quản lý dự án). Dựa trên kinh nghiệm quản lý của VNPT Hà Nội và viễn thông Quảng Nam, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho VNPT Lào Cai.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại VNPT Lào Cai hiện nay như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư tại VNPT Lào Cai?

- Để tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư, VNPT Lào Cai cần phải thực hiện những giải pháp gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin

* Thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp, bao gồm: số liệu, tài liệu đã công bố như: các báo cáo tổng kết năm, các báo cáo, thông tư, quyết định, nghị định, kế hoạch, các tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo, sách chuyên khảo, báo cáo chuyên đề đã được công bố. Thu thập những số liệu đã được công bố của các cơ quan thống kê trung ương liên quan đến đề tài luận văn như Bộ kế hoạch và đầu tư, Cục thống kê, tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam…. Tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các báo cáo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Lào Cai…, các tạp chí về dự án đầu tư, Internet,…

* Thu thập thông tin sơ cấp

Nhằm mục đích đánh giá cụ thể công tác quản lý dự án đầu tư của VNPT Lào Cai tác giả thực hiện thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn các chủ dự án của đơn vị trong giai đoạn 2016- 2018 (bảng hỏi được trình bày tại phụ lục). Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên nội dung về công tác quản lý dự án đầu tư.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng công thức xác định mẫu cỡ mẫu của Slovin như sau:

n = N

1 + N(e)2

Trong đó:

n là số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)

N là tổng số các đơn vị của tổng thể chung e là sai số cho phép (%)

- Tổng số chủ dự án đầu tư trong giai đoạn 2016- 2018 của VNPT Lào Cai là 153. Trong đề tài này, tác giả áp dụng mức sai số cho phép e là 5%. Số mẫu được chọn sẽ được tính như sau:

n = 153

1 + 153(0.05)2

Số chủ dự án được chọn để phỏng vấn là: 111 người.

Do tác giả đã xác định được danh sách cụ thể của tổng thể chung, quy mỗ mẫu nhỏ nên tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Theo đó, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 111 chủ dự án từ danh sách 153 người được cung cấp bởi VNPT Lào Cai.

2.2.1.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu.

- Xử lý thông tin bằng phần mềm Excel

Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán đối với số làm căn cứ để đánh giá, minh chứng cho các nghiên cứu và là cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý.

- Tổng hợp thông tin bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị

Các thông tin liên quan đến dự án đầu tư, kinh phí… được tổng hợp bằng hệ thống bảng biểu để so sánh, đánh giá, phân tích tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư tại VNPT Lào Cai. Đồng thời, các số liệu còn được biểu diễn trên các mô hình đồ thị để so sánh trực quan.

2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh.

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thực hiện thông qua việc sử dụng số tuyệt đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Phương pháp này tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về tình hình quản lý dự án đầu tư, số lượng dự án, chi phí…

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Tức là trên cơ sở các số liệu thu ngân sách, số liệu về quản lý dự án đầu tư... đề tài so sánh cả về số tuyệt đối, số tương đối theo từng chỉ tiêu, so sánh số thực hiện với kế hoạch giao trong cùng kỳ và cùng kỳ năm trước để đánh giá về các yếu tố phát triển hay hạn chế có sự tác động về chủ quan và khách quan.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư

- Chỉ tiêu phản ánh thực trạng lập dự án

Số lượng dự án điều chỉnh tiến độ/ tổng số dự án

Số lượng sự án thiếu kế hoạch khảo sát, phương án khảo sát/ tổng số dự án

- Chỉ tiêu phản ánh chất lượng công tác kế hoạch đầu tư vốn

+ Chênh lệch giữa vốn phân bổ và vốn đăng ký theo kế hoạch + Chênh lệch giữa vốn quyết toán và vốn phân bổ

+ Chênh lệch giữa vốn quyết toán và vốn đăng ký theo kế hoạch Tỷ lệ thực hiện

so với dự toán (%) =

Tổng kinh phí thực hiện

x 100 Tổng kinh phí dự toán

- Chỉ tiêu đánh giá công tác đấu thầu. Nhằm đánh giá công tác quản

lý đấu thầu có nghiêm túc, minh bạch, tạo thuận lợi cho các nhà thầu tham gia hay không.

Tỷ lệ đấu thầu so với chi phí dự án (%) =

Giá trị cung cấp của nhà thầu

x 100 Tổng kinh phí dự toán

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thực hiện dự án

Chỉ tiêu phản ánh chất lượng công tác quản lý vốn và sử dụng vốn

- Số lượng dự án gặp phải vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện qua các năm.

- Giá trị thực hiện/ Kế hoạch vốn được giao. Tỷ lệ giá trị thực hiện so với

kế hoạch được giao (%) =

Giá trị thực hiện

x 100 Kế hoạch vốn được giao

2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá công tác quyết toán và nghiệm thu dự án

Chỉ tiêu đánh giá công tác nghiệm thu công trình. Nhằm đánh giá mức

độ hoàn thành dự án thực tế của VNPT Lào Cai

- Số dự án hoàn thành thực tế/ Số lượng dự án theo kế hoạch - Số dự án hoàn thành đúng tiến độ/ Tổng số dự án

- Số dự án vượt tiến độ/ Tổng số dự án

- Số dự án xin gia hạn thêm thời gian/ Tổng số dự án Cơ cấu tiến độ

dự án (%) =

Số lượng dự án theo tiến độ

x 100 Tổng số dự án thực hiện của năm

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã chỉ ra phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài. Dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của Slovin, tác giả đã xác định số lượng người cần phải phỏng vấn để phục vụ cho đề tài. Bên cạnh đó, tác giả đã hệ thống hóa các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong bài theo từng nội dung quản lý dự án đầu tư.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VNPT LÀO CAI

3.1. Giới thiệu khái quát về VNPT Lào Cai

3.1.1. Quá trình hình thành

Ngày 06/12/2007, Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành theo quyết định số: 649/ QĐ-TCCB/ HĐQT thành lập Viễn thông Lào Cai, là đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Viễn thông Lào Cai chính thức đi vào hoạt động từ ngay 01 tháng 01 năm 2008 sau khi được tách khỏi Bưu điện tỉnh Lào Cai.

Mô hình sản xuất kinh doanh của Viễn thông Lào Cai ở thời điểm được thành lập gồm: Khối quản lý (Ban Giám đốc và các Phòng tham mưu: Phòng Kế hoạch, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kỹ thuật - Dịch vụ, Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính và Phòng Đầu tư xây dựng) và Khối sản xuất (gồm: Trung tâm dịch vụ Khách hàng, Trung tâm tin học và các Trung tâm Viễn thông huyện, thành phố (gồm Trung tâm Viễn thông thành phố Lào Cai, Trung tâm Viễn thông Bảo Thắng, Trung tâm Viễn thông Văn Bàn, Trung tâm Viễn thông Bảo Yên, Trung tâm Viễn thông Bắc Hà - Si Ma Cai, Trung tâm Viễn thông Mường Khương, Trung tâm Viễn thông Bát Xát và Trung tâm Viễn thông Sa Pa).

Ngày 10 tháng 06 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 888/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014 - 2015. Triển khai Đề án theo lộ trình, tháng 7 năm 2014, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã chuyển giao Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông. Từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2014 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã hoàn thành việc

chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh tại 63 VNPT tỉnh/thành theo hướng gọn nhẹ, năng động và chuyên nghiệp, với việc tách riêng hoạt động của 2 khối Kinh doanh - Kỹ thuật. Các hoạt động quản trị nội bộ được đổi mới, đặc biệt là áp dụng công cụ quản trị hiện đại Thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced Score Card) nhằm tối ưu hóa các nguồn lực, hướng mạnh vào tính hiệu quả và phát triển bền vững.

Ngày 15 tháng 05 năm 2015, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã chính thức ra mắt 3 Tổng Công ty trực thuộc, gồm: Tổng Công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT-VinaPhone), Tổng Công ty Hạ tầng mạng (VNPT-Net) và Tổng Công ty Truyền thông (VNPT-Media). Theo đó, VNPT - Net là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, đăng ký hoạt động dưới hình thức chi nhánh của doanh nghiệp; VNPT- VinaPhone và VNPT-Media là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sở hữu và nắm 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Ngày 01 tháng 10 năm 2015, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Quyết định thành lập 63 Trung tâm Kinh doanh VNPT tại 63 tỉnh, thành phố trên cơ sở tách riêng hoạt động của 2 khối Kinh doanh - Kỹ thuật ở các VNPT tỉnh, thành phố; thực hiện chuyển giao 63 Trung tâm Kinh doanh VNPT về Tổng Công ty VNPT-Vinaphone.

Các Trung tâm Kinh doanh VNPT tỉnh, thành phố có chức năng nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có hai đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các dịch vụ Viễn thông, Công nghệ thông tin, gồm: Trung tâm Kinh doanh VNPT - Lào Cai và Viễn thông Lào Cai.

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Sơ đồ bộ máy quản lý của VNPT Lào Cai được thể hiện qua hình 3.1 dưới đây:

Bộ máy quản lý tại VNPT Lào Cai gồm 3 phân tầng chính:

Thứ nhất, ban lãnh đạo viễn thông Lào Cai và Khối Đảng- Đoán bao gồm ban giám đốc đốc, phó giám đốc quản lý trực tiếp các hoạt động của đơn vị. Ban giám đốc có trách nhiệm ký, phê duyệt các kế hoạch phân bổ vốn để trình lên tập đoàn. Điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh, quản lý dự án của VNPT Lào Cai, vv…

Thứ hai, các phòng ban bao gồm:

(i) Phòng nhân sự- tổng hợp:

- Quản lý nhân sự quản lý, tổ chức sản xuất. Lập phương án đề nghị

Tập đoàn điều chỉnh mô hình tổ chức của VNPT Lào Cai; đề nghị thành lập, giải thể các đơn vị kinh tế trực thuộc VNPT Lào Cai và đề xuất trình Giám đốc VNPT Lào Cai phê duyệt mô hình tổ chức của VNPT Lào Cai. Quản lý, lập thủ tục đăng ký kinh doanh, người đứng đầu đơn vị. Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của các Trung tâm trực thuộc. Xây dựng kế hoạch về huy động, quản lý nguồn nhân lực phục vụ VNPT Lào Cai, hỗ trợ Trung tâm kinh doanh VNPT Lào Cai tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ đột xuất khi có yêu cầu.

- Bảo vệ chính trị nội bộ, an toàn mạng lưới an ninh thông tin, truyền thông nội bộ, công tác quân sự quốc phòng. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn

vị trực thuộc VNPT Lào Cai xử lý các hành vi xâm hại đến tài sản, mạng lưới, con người, uy tín, thương hiệu của VNPT Lào Cai. Giúp việc lãnh đạo VNPT Lào Cai triển khai công tác Quân sự quốc phòng theo hướng dẫn của cấp trên.

- Lao động - Tiền lương - Chế độ chính sách. Xây dựng kế hoạch tiền lương hàng năm trình Tập đoàn phê duyệt theo quy định của của Nhà nước và Tập đoàn. Giải quyết thủ tục và thanh toán các chế độ cho người lao động nghỉ hưu, nghỉ mất việc làm, chuyển công tác, chấm dứt hợp đồng lao động. Tham mưu giúp Hội đồng thực hiện quản lý, sử dụng quỹ tiền lương; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách về tiền lương, tiền công và các chế độ chính sách đối với người lao động trong VNPT Lào Cai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại VNPT lào cai (Trang 29)