Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán NSĐP ở KTNN khu vực XI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 49 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2.1. Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán NSĐP ở KTNN khu vực XI

KTNN khu vực XI được thành lập từ năm 2011. Thực hiện nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước giao Kiểm toán nhà nước khu vực XI đã triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo phù hợp để tổ chức kiểm toan NSĐP với đặc thù của khu vực.

Tổ chức bộ máy của KTNN khu vực XI, Là đơn vị mới thành lập đươc 03 năm, nên tổ chức bộ máy còn đang từng bước hoàn thiện. Hiện nay tổ chức bộ máy của KTNN khu vực XI có 05 phòng, gồm có Văn phòng, phòng tổng hợp và 03 phòng nghiệp vụ, các phòng nghiệp vụ cơ bản đã bố trí các phòng nghiệp vụ chuyên môn hóa theo lĩnh vực (ngoài Văn phòng và phòng tổng hợp có 03 phòng nghiệp vụ, trong đó: 01 phòng nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm toán thu ngân sách và doanh nghiệp, 01 phòng chuyên về chi ngân sách và 01 phòng chuyên sâu về đầu tư xây dựng), chưa có phòng kiểm toán hoạt động.

Tổ chức đoàn kiểm toán, Trong quá trình tổ chức thực hiện kiểm toán, KTNN khu vực XI đã bám sát kế hoạch được giao, các đoàn kiểm toán thường tổ chức theo mô hình đoàn kiểm toán truyền thống gồm 2 cấp quản lý (lãnh đạo KTNN và trưởng đoàn), thực hiện kiểm toán toàn diện NSĐP và lồng ghép các chuyên đề (nếu có).

Ưu điểm: mô hình này dễ làm do thói quen (đang thực hiện), nó đánh giá khá toàn diện tình hình quản lý và sử dụng NSĐP,

Hạn chế: đây là mô hình kiểm toán đã cũ, lạc hậu, đa số các nước trên thế giới không còn áp dụng, không đánh giá chuyên sâu theo từng lĩnh vực kiểm toán, việc quản lý vẫn còn có khâu trung gian quản lý (trưởng đoàn) nên ảnh hưởng đến việc truyền tải thông tin, báo cáo còn chậm, không kịp thời. Nguyên nhân của tồn tại là do trong ngành còn ngại đổi mới trong khâu tổ chức kiểm toán, làm theo lối mòn...

Tổ chức nhân sự đoàn kiểm toán

Ưu điểm: Đã bố trí và sử dụng 20%-30% lực lượng kiểm toán viên có năng lực và kinh nghiệm không tham gia các đoàn kiểm toán để thực hiện các công việc trước, trong và sau khi kiểm toán, việc này đã đáp ứng được về mặt nhận lực cho các nhiệm

vụ: Kiểm tra thực hiện kiến nghị hoàn thành sớm trong năm, Khảo sát kiểm toán, Kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Hạn chế: do việc bố trí cố định 20%-30% lực lượng kiểm toán viên không tham gia kiểm toán nên khó khăn trong tổ chức thực hiện kiểm toán, nhất là về vấn đề nhân lực (do bố trí kiểm toán viên có năng lực, trình độ chuyên môn tốt để thực hiện KSCLKT), việc bố trí cố định cả năm đồng nghĩa với việc giảm đi một nguồn nhân lực kiểm toán nhất định, trong khi nhiệm vụ kiểm toán thay đổi theo từng cuộc, dẫn đến khó khăn cho Kiểm toán trưởng trong việc hoàn thành mục tiêu của cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, tỷ lệ này còn cao, dẫn đến thiếu hụt về số lượng kiểm toán viên tham gia kiểm toán.

Tổ chức thực hiện quy trình kiểm toán: Công tác chuẩn bị kiểm toán

Ưu điểm: theo định hướng của KTNN về nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thu thập thông tin, lập kế hoạch kiểm toán của Đoàn, Tổ kiểm toán, nhìn chung, kết quả công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch kiểm toán được quan tâm chỉ đạo và từng bước đã được đổi mới, nâng cao.

Hạn chế: Việc thu thập thông tin khảo sát chủ yếu thực hiện tại các cơ quan tổng hợp, chưa thu thập thông tin tại tất cả hoặc phần lớn đơn vị dự kiến chọn kiểm toán, do đó việc đánh giá rủi ro kiểm toán, xác định trọng tâm kiểm toán tại từng đơn vị chưa đầy đủ, việc thu thập thông tin và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán chưa đầy đủ theo yêu cầu, đôi khi còn hình thức. Nguyên nhân của tồn tại trên chủ yếu là do: Nhận thức về tầm quan trọng của công tác khảo sát còn nhiều hạn chế, Thời gian khảo sát ngắn, chưa thu thập được thông tin tại một số đơn vị cấp dưới (không phải các cơ quan tổng hợp) để đánh giá toàn diện, chính xác hơn về tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của đơn vị.

Thực hiện kiến nghị kiểm toán

Ưu điểm: Kiểm toán nhà nước khu vực XI giao cho Phòng Tổng hợp chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, thống kê, tổng hợp đầy đủ kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, cập nhật thường xuyên những kiến nghị kiểm toán đã và chưa thực hiện, phục vụ công tác tham mưu cho lãnh đạo. Nhìn chung, việc kiểm tra thực hiện kiến nghị được tổ chức thực hiện khá tốt.

Hạn chế: Chưa có sự thống nhất hướng dẫn về thủ tục chứng từ cách thực hiện từng loại kiến nghị, dẫn đến đơn vị còn lúng túng trong quá trình thực hiện, Chưa có chế tài xử lý đối với các đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc các kiến nghị kiểm toán, Sự quan tâm, phối hợp của địa phương, đơn vị với các Đoàn kiểm toán có lúc còn chưa chặt chẽ …làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán

Ưu điểm: KTNN khu vực XI đã Ban hành Quyết định thành lập tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán, Các tổ kiểm soát thực hiện lập Kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán làm cơ sở tổ chức thực hiện. Việc áp dụng những đổi mới của ngành trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán có kết quả tích cực: Giảm được những thiếu sót, bất cập trong hồ sơ kiểm toán, Kiểm toán trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán nắm bắt kịp thời những thông tin của cuộc kiểm toán, Đẩy nhanh thời gian hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán của Tổ kiểm toán cũng như Đoàn kiểm toán.

Hạn chế: Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán chưa phân cấp rõ nhiệm vụ của từng cấp kiểm soát, do đó hồ sơ kiểm soát còn chịu sự kiểm soát chồng chéo của nhiều cấp, làm mất nhiều thời gian, nhân sự trong giải trình kết quả kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)