Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 115 - 116)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước

Hoàn thiện quy định về vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong quy trình ngân sách, bảo đảm cho HĐND chủ động trong việc quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương, quyết định và xây dựng ngân sách địa phương trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc thống nhất của nền tài chính quốc gia. Theo đó, cần cho phép HĐND cấp tỉnh ban hành một số loại định mức tiêu chuẩn phù hợp với khả năng ngân sách địa phương và điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, quy định cụ thể và công khai tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu phân chia, số bổ sung giữa các cấp ngân sách địa phương, ban hành các văn bản điều chỉnh cơ chế vay giữa các cấp ngân sách địa phương. Cần giao cho HĐND quyền yêu cầu kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương trước khi phê chuẩn quyết toán. Cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán ở địa phương nào phải có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm toán cho HĐND cấp đó. HĐND có thể được thuê doanh nghiệp kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán các công trình có sử dụng vốn ngân sách và kiểm toán số thu ngân sách trên địa bàn.

- Quy định ngân sách cấp trên chỉ bao gồm ngân sách cấp dưới về tổng số thu, tổng số chi và một số khoản thu, một số lĩnh vực chi quan trọng, không bao gồm cơ cấu loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ như hiện hành. Từng địa phương căn cứ vào tình hình đặc thù của mình mà được quyền tự quyết về cơ cấu loại thu, từng lĩnh vực chi còn lại.

- Đổi mới quy trình ngân sách nhà nước nói chung và quy trình ngân sách địa phương nói riêng theo hướng tách bạch, rõ ràng. Hiện nay quy trình ngân sách ở nước ta còn lồng ghép. Muốn bảo đảm tính độc lập tương đối của chính quyền địa

phương trong việc lập, quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương thì ngoài việc quy định Quốc hội chỉ quyết định dự toán NSNN, quyết định phân bổ dự toán ngân sách trung ương, HĐND quyết định phân bổ ngân sách địa phương, Chính phủ cần phải bỏ cơ chế giao chỉ tiêu nhiệm vụ thu, chi cho các địa phương, thay vào đó là cơ chế thu - chi theo luật - địa phương phải chấp hành. Bỏ cơ chế thưởng vượt dự toán thu cho các địa phương, coi việc chấp hành pháp luật thu - chi ngân sách là trách nhiệm của chính quyền các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)