5. Kết cấu của luận văn
3.3. Tổ chức kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực X
3.3.1. Hình thức tổ chức kiểm toán
KTNN khu vực X chủ yếu áp dụng hình thức tổ chức đoàn kiểm toán quy mô lớn, kiểm toán toàn diện NSĐP, hoặc kiểm toán toàn diện NSĐP và lồng ghép các chuyên đề. Nguyên nhân chủ yếu do KTNN hiện nay vẫn thường áp dụng hình thức này trong các cuộc kiểm toán đối với ngân sách địa phương, trong khi các nội dung cần kiểm toán rất lớn nên các cuộc kiểm toán chủ yếu trên diện rộng, trong thời gian dài chứ chưa thực sự đi vào chiều sâu.
KTNN khu vực X quản lý sáu tỉnh phía Bắc, do lực lượng kiểm toán viên còn mỏng nên mỗi năm KTNN Khu vực X chỉ thực hiện kiểm toán ở ba tỉnh trên tổng số sáu tỉnh quản lý. Với mỗi cuộc kiểm toán trên diện rộng một tỉnh như vậy thì hình thức tổ chức kiểm toán luôn có hai cấp quản lý là Tổng KTNN và Trưởng đoàn kiểm toán.
- Đối với hình thức tổ chức đoàn kiểm toán quy mô lớn: nhằm kiểm toán toàn diện hoạt động của tổ chức, thường áp dụng khi kiểm toán NSNN, tiền và tài
sản của địa phương. Áp dụng hình thức này đánh giá được toàn diện trên cơ sở đánh giá sự tác động qua lại giữa các chức năng đã mang lại tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của một tổ chức. Việc tổ chức đoàn kiểm toán được chia thành các nhóm KTV để kiểm toán từng bộ phận của tổ chức. Thông thường cơ cấu tổ chức của Đoàn kiểm toán NSĐP tại khu vực X có 01 trưởng đoàn kiểm toán, từ 01 đến 02 phó trưởng đoàn và từ 04-05 tổ kiểm toán với nhân sự mỗi tổ kiểm toán từ 5-8 thành viên tùy vào quy mô NSĐP và mẫu kiểm toán được chọn, trưởng đoàn kiểm toán là lãnh đạo kiểm toán khu vực (thường là phó kiểm toán trưởng). Trong mỗi tổ kiểm toán lại được bố trí những KTV có chuyên môn khác nhau để thực hiện kiểm toán, chủ yếu là các KTV chuyên ngành kiểm toán, tài chính, kế toán, và các chuyên ngành khác như xây dựng, giao thông, thủy lợi. Việc bố trí cơ cấu đoàn kiểm toán theo hình thức trên cho phép đánh giá tương đối toàn diện hoạt động của một tổ chức, song cũng có hạn chế trong việc đánh giá chuyên sâu về hoạt động của từng chức năng trong tổ chức và việc bố trí cơ cấu các đoàn, tổ kiểm toán thường gặp khó khăn và khó có điều kiện chuyên môn hoá do nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế cả về số lượng và về kỹ năng chuyên môn.
Theo khảo sát có tới 91% ý kiến cho rằng các đơn vị kiểm toán ở khu vực X chủ yếu áp dụng hình thức kiểm toán mô hình đoàn có quy mô lớn. Qua quá trình áp dụng hình thức kiểm toán theo quy mô lớn tại KTNN khu vực X đang áp dụng và tổ chức thực hiện được đánh giá là thành công, tiêu biểu là các cuộc kiểm toán NSĐP tại các tỉnh Thái Nguyên năm 2014, tỉnh Lạng Sơn năm 2013, tỉnh Hà Giang năm 2014…được đánh giá như sau:
Ưu điểm: Đã tổ chức thực hiện kiểm toán thành công, các khâu chức thực hiện từ chuẩn bị kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán đều thực hiện theo đúng quy trình quy định, phối hợp tốt với các địa phương, các đơn vị được kiểm toán, kết quả kiểm toán đánh giá khá toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng ngân sách địa phương.
Hạn chế: Dó có biến động về nhân sự đoàn kiểm toán nhưng xử lý chưa được kịp thời, không bổ sung nhân sự cho đoàn kiểm toán (đoàn kiểm toán tỉnh Lạng Sơn năm 2013), Một số thông tin tồn tại trong tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo đến đến lãnh đạo còn chưa kịp thời. Nguyên nhân của hạn chế: là do có hai
cấp quản lý (KTNN và KTNN khu vực) và cấp quản lý trung gian (trưởng đoàn) nên việc báo cáo từ nhóm, đến tổ, đến trưởng đoàn, đến Kiểm toán trưởng khu vực, đến Lãnh đạo KTNN phụ trách nên thông tin đến với người có trách nhiệm xử lý còn chậm, mặt khác mỗi cấp quản lý lại có cách xử lý khác nhau, không thống nhất nên còn có tồn tại xử lý còn chưa phù hợp.
- Đối với hình thức tổ chức đoàn kiểm toán quy mô nhỏ: Áp dụng hình thức này để kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN của một đơn vị cụ thể, thực hiện chia nhỏ nhiều nội dung kiểm toán, đánh giá, kiểm tra từng nội dung, bộ phận (đối với từng dự án), mang tính chuyên môn hoá cao, tuy nhiên có ít đơn vị áp dụng theo mô hình này. Việc tổ chức đoàn kiểm toán được chia thành nhiều giai đoạn, bố trí thành các đoàn nhỏ để thực hiện kiểm toán từng nội dung công việc. Hình thức này do 1 cấp quản lý là KTNN khu vực và các trưởng đoàn kiểm toán chịu sự quản lý trực tiếp của Kiểm toán trường KTNN khu vực.
Đối với hình thức này có ưu điểm là chủ động về mặt thời gian và bố trí nhân sự, chuyên sâu về chuyên môn, đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của công tác kiểm toán NSĐP. Kết quả khảo sát cho thấy 86% ý kiến của các KTV cho rằng nên áp dụng hình thức tổ chức kiểm toán mô hình đoàn có quy mô nhỏ chuyên sâu về chuyên môn để hoàn thiện công tác tổ chức kiểm toán NSĐP tại khu vực X.
Tuy nhiên hình thức này khi áp dụng ở Việt Nam thì vẫn có một cấp trung gian quản lý là trưởng đoàn, vì vậy không chủ động và xử lý thông tin sẽ chậm hơn do phải báo cáo qua trung gian. Chính vì vậy, điều tra cho thấy có 30/35 KTV cho rằng nên bỏ cấp quản lý trung gian là trưởng đoàn kiểm toán để khắc phục nhược điểm trên.