Tổ chức đoàn kiểm toán NSĐP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 72 - 75)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Tổ chức đoàn kiểm toán NSĐP

Từ khi thành lập năm 2011 đến nay, KTNN khu vực X đã thực hiện kiểm toán ngày càng tăng quyết toán ngân sách của các tỉnh. KTNN khu vực X luôn coi việc kiểm toán ngân sách địa phương là nhiệm vụ kiểm toán trọng tâm. Năm 2012, thực hiện kiểm toán ngân sách địa phương 2011 của tỉnh Cao Bằng. Năm 2013 thực hiện kiểm toán ngân sách địa phương năm 2012 của 3 tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Năm 2014 thực hiện kiểm toán ngân sách địa phương của tỉnh Bắc

Kạn, Hà Giang, Cao Bằng. Năm 2013, KTNN khu vực X thực hiện 2 chuyên đề KTHĐ lồng ghép với kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP: Kiểm toán hiệu quả đầu tư từ NS địa phương trong lĩnh vực giao thông, Kiểm toán hiệu lực tổ chức thu thuế. Năm 2014, KTNN khu vực X thực hiện 3 chuyên đề KTHĐ: Kiểm toán sự tác động của tiến độ thi công đến tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong sử dụng vốn đầu tư từ NSĐP (Hình thức tổ chức: lồng ghép), Kiểm toán hiệu lực tổ chức thu thuế (Hình thức tổ chức: lồng ghép).

Cơ cấu của Đoàn kiểm toán do Tổng KTNN quyết định trên cơ sở đề xuất của Kiểm toán trưởng KTNN khu vực X. Thông thường cơ cấu tổ chức của Đoàn kiểm toán NSĐP tại khu vực X có 01 trưởng đoàn kiểm toán, từ 01 đến 02 phó trưởng đoàn và từ 04-05 tổ kiểm toán với nhân sự mỗi tổ kiểm toán từ 5-8 thành viên tùy vào quy mô NSĐP và mẫu kiểm toán được chọn, trưởng đoàn kiểm toán là lãnh đạo kiểm toán khu vực (là kiểm toán trưởng hoặc phó kiểm toán trưởng), phó trưởng đoàn kiểm toán là trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng nghiệp vụ, phó trưởng đoàn có thể kiêm nhiệm là tổ trưởng tổ kiểm toán. Hầu hết không bố trí 02 kiểm toán viên tham gia một tổ kiểm toán trong 02 đoàn kiểm toán liên tiếp - 02 đợt kiểm toán liên tiếp. Việc nàyđã tạo môi trường thuận lợi để hoàn thiện chuyên môn của các kiểm toán viên nhà nước và phát huy tính độc lập, đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai và minh bạch trong việc bố trí, sắp xếp nhân sự của tổ và Đoàn kiểm toán, thuận lợi cho công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động kiểm toán. Đối với những kiểm toán viên mới vào nghề, việc phân công này giúp tăng cường cơ hội được học tập, trao đổi kinh nghiệm kiểm toán với những kiểm toán viên có kinh nghiệm, tăng cường khả năng thích nghi cũng như khả năng làm việc nhóm của kiểm toán viên nhà nước.

Đối với các cuộc kiểm toán NSĐP, thông thường việc sắp xếp tổ kiểm toán theo nhiệm vụ kiểm toán như sau:

- Tổ kiểm toán tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tại ngân sách địa phương, trong đó phân thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Nhóm kiểm toán tổng hợp chi thường xuyên có nhiệm vụ tổng hợp kết quả kiểm toán của các tổ kiểm toán tại các đơn vị dự toán thuộc ngân sách tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương, kiểm toán tổng hợp công tác quản lý, điều hành, quyết toán chi kinh phí thường xuyên tại một số cơ quan quản lý như Kho bạc nhà nước tỉnh, Sở tài chính…Đồng thời nhóm kiểm toán tổng hợp chi thường xuyên chịu trách nhiệm viết dự thảo báo cáo kiểm toán về nội dung chi thường xuyên.

Nhóm 2: Nhóm kiểm toán tổng hợp chi đầu tư xây dựng cơ bản chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả kiểm toán của các tổ kiểm toán chi ĐTXDCB, kiểm toán tổng hợp công tác quản lý, quyết toán chi đầu tư XDCB của tỉnh tại các cơ quan quản lý tổng hợp như Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tư, đồng thời chịu trách nhiệm viết dự thảo báo cáo kiểm toán về nội dung chi ĐTXDCB.

Nhóm 3: Nhóm kiểm toán tổng hợp thu ngân sách, có nhiệm vụ tổng hợp kết quả kiểm toán của các tổ kiểm toán thực hiện nhiệm vụ tại các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện kiểm toán tổng hợp công tác quản lý, quyết toán thu ngân sách tại Cục thuế tỉnh, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh và chịu trách nhiệm viết dự thảo báo cáo kiểm toán về nội dung thu ngân sách.

- Các tổ kiểm toán thực hiện nhiệm vụ kiểm toán chi tiết tại các đơn vị với các nhiệm vụ sau: Kiểm toán báo cáo tài chính niên độ được kiểm toán của đơn vị dự toán, kiểm toán báo cáo tài chính niên độ được kiểm toán của Ban quản lý dự án và kiểm toán một số dự án cụ thể theo quyết định của ban quản lý dự án này trực tiếp quản lý, Kiểm toán báo cáo tài chính niên độ được kiểm toán của doanh nghiệp nhà nước.

Ưu điểm: Việc tổ chức đoàn kiểm toán đã được hoàn thiện và đổi mới hơn như cuộc kiểm toán ngân sách địa phương tỉnh Hà Giang năm 2014. Lãnh đạo KTNN khu vực X đã chỉ đạo sát sao, từ khâu bố trí nhân sự phù hợp với năng lực KTV, bố trí các kiểm toán viên dự bị mới được tuyển dụng được đi kiểm toán để học hỏi, các nhóm đều bố trí có ít nhất 1 đến 2 KTV có năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực đó để tổ chức thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ, Việc phối hợp trong tổ chức thực hiện với các cơ quan liên quan tại địa phương đã triển khai thực hiện tốt, vì vậy đã cho đoàn kiểm toán thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao, cụ thể như việc phối hợp với tỉnh trong chỉ đạo các đơn vị, tỉnh giao cho sở Tài chính là đầu mối để liên hệ với các đơn vị dự toán cấp tỉnh, liên hệ với các huyện.

Hạn chế trong công tác tổ chức đoàn, như việc bố trí chỗ ăn nghỉ, phương tiện đi lại của một vài huyện còn chưa được chu đáo, kịp thời, do việc phối hợp giữa các tổ với địa phương chưa chặt chẽ.

Như vậy, việc tổ chức Đoàn kiểm toán NSĐP đã có nhiều đổi mới tích cực, phù hợp với quy định và thực tế tại địa phương. Việc thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán luôn tuân thủ quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)