Phương hướng hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 97 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương

a. Hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp

Hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển các loại hình kiểm toán của kiểm toán nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển trong tổ chức quản lý ngân sách của các cấp nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của hoạt động kiểm toán. Cụ thể:

- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực, quy trình và các văn bản quy định về chế độ kiểm toán phù hợp với lĩnh vực kiểm toán NSĐP và tổ chức thực hiện thống nhất tại KTNN khu vực.

- Đa dạng hóa mô hình tổ chức cuộc kiểm toán NSĐP theo hướng chuyên môn hóa sâu theo các lĩnh vực của NSĐP.

- Tăng cường kiểm toán hoạt động trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương để đánh giá đầy đủ về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu trong quản lý, sử dụng NS của các cấp chính quyền, hoàn thiện kiểm toán tuân thủ trong cuộc kiểm toán NSĐP để tăng tính hiệu quả, tính chuyên nghiệp của cuộc kiểm toán.

- Tổ chức kiểm toán theo hướng chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực quản lý NSĐP, thực hiện lồng ghép các loại hình kiểm toán trong cuộc kiểm toán NSĐP, tổ chức kiểm toán phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN.

b. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán

Mặc dù đã xây dựng được hệ thống các quy định, chính sách trong quản lý, kiểm soát chất lượng kiểm toán, cũng như các đơn vị kiểm soát chuyên trách, tuy nhiên, kiểm soát chất lượng của KTNN hiện nay còn những hạn chế, bất cập cả về chính sách và thực tế vận hành, hiệu lực, hiệu quả kiểm soát chưa cao. Việc kiểm

soát chất lượng kiểm toán chủ yếu do Đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán tự thực hiện trong quá trình kiểm toán. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết đối với KTNN, nhằm tạo cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm toán nhà nước. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN là một trong những mục đích quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và nâng cao chất lượng công tác tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương nói riêng.

Mục tiêu kiểm soát chất lượng kiểm toán

Kiểm soát chất lượng kiểm toán là công việc kiểm tra, soát xét độc lập đối với hoạt động kiểm toán nhằm đảm bảo cho hoạt động kiểm toán đạt được mục tiêu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN dựa trên định hướng mục tiêu sau:

- Kiểm tra, soát xét việc tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm toán nhà nước và tuân thủ pháp luật liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động của cuộc kiểm toán, tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp và chuẩn mực đạo đức của KTNN, tuân thủ quy trình nghiệp vụ và các quy định chuyên môn khác của KTNN. Đây là yêu cầu cơ bản mà hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán cần hướng tới và cần thiết được quán triệt đầy đủ từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kiểm soát và báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm đảm bảo việc giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kiểm toán, đồng thời đảm bảo tính hiệu lực và khả thi của các kết luận và kiến nghị kiểm toán. Để thực hiện yêu cầu này, cần thiết kế một quy trình nghiệp vụ kiểm soát hợp lý cho việc rà soát, phát hiện và xử lý đúng đắn, đầy đủ những hạn chế trong việc tổ chức vận dụng các quy định pháp luật và quy định chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán của KTNN.

- Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán phải được phân cấp hợp lý gắn với từng cấp quản lý, phục vụ yêu cầu quản lý của mỗi cấp quản lý kiểm toán - đặc biệt là cấp quản lý, điều hành trực tiếp (KTNN chuyên ngành/khu vực), việc tổ chức hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán phải đa dạng hóa dưới nhiều hình thức, trong đó ưu tiên kiểm soát trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán (cả trực tiếp và

gián tiếp) để các kết quả kiểm soát chất lượng kiểm toán, kiến nghị kiểm toán được tiếp thu đầy đủ và kịp thời. Đảm bảo mỗi kiến nghị kiểm toán phải có đủ thời gian, điều kiện để Đoàn kiểm toán tiếp thu, xử lý và khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả cao nhất của hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán.

c. Tăng cường năng lực đội ngũ kiểm toán viên về số lượng, cơ cấu, chất lượng và tính chuyên nghiệp hóa

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam nói chung và Kiểm toán nhà nước khu vực X nói riêng đang trong quá trình xây dựng và phát triển, hệ thống tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực đang từng bước được củng cố, xây dựng và tiến tới hoàn thiện. Hiện nay, hệ thống tổ chức của KTNN chưa đồng bộ, đội ngũ kiểm toán viên của KTNN còn thiếu về số lượng, cơ cấu chưa phù hợp, chất lượng đội ngũ còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ, chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ, hệ thống tài liệu phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng chưa hoàn thiện, đội ngũ giảng viên cơ hữu chưa được hình thành. Chính vì vậy, việc phát triển hệ thống tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ kiểm toán viên về số lượng, cơ cấu, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp hóa của đội ngũ là một trong những mục đích của KTNN trong giai đoạn tới.

d. Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của KTNN khu vực X

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Kiểm toán Nhà nước khu vực X còn hạn chế, đặc biệt là các thiết bị mạng như: máy chủ, thiết bị sao lưu, dự phòng, thiết bị bảo mật, an toàn thông tin còn rất thiếu, máy tính trang bị cho cho cán bộ, kiểm toán viên chưa đầy đủ, thiếu các phần mềm chuyên ngành để hỗ trợ kiểm toán viên thực hiện kiểm toán cũng như các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, kiểm soát và chỉ đạo điều hành nội bộ. Nguồn nhân lực và kỹ năng ứng dụng CNTT cần được tuyển dụng bổ sung và đào tạo bồi dưỡng. Chính vì vậy, cần tăng cường phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của KTNN nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán, từng bước góp phần hiện đại hóa phương pháp kiểm toán, đáp ứng yêu cầu phát triển KTNN khu vực X trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)