Áp dụng đa dạng các hình thức tổ chức kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 104 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Áp dụng đa dạng các hình thức tổ chức kiểm toán

Thứ nhất, hình thức tổ chức kiểm toán chủ đạo cần được áp dụng là hình thức kiểm toán quy mô nhỏ, mang tính chuyên môn hóa cao

Cần có đổi mới hình thức tổ chức kiểm toán đang thực hiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế và các nước trên thế giới đang áp dụng. Các hình thức kiểm toán có thể áp dụng là mô hình đoàn kiểm toán với quy mô lớn và mô hình đoàn kiểm toán với quy mô nhỏ. Trong đó, khi tổ chức đoàn kiểm toán được chia thành 2 hoặc 3 giai đoạn, bố trí thành các đoàn nhỏ để thực hiện kiểm toán từng nội dung công việc.

Nội dung chủ yếu của giải pháp này là đa dạng hóa hình thức tổ chức kiểm toán và lựa chọn áp dụng mô hình kiểm toán phù hợp với KTNN khu vực X, đem lại hiệu quả kiểm toán cao và phù hợp với xu hướng phát triển của ngành kiểm toán trên thế giới. Do đó hình thức kiểm toán chủ đạo cần được áp dụng là hình thức kiểm toán quy mô nhỏ, mang tính chuyên môn hóa cao. Mục đích là nâng cao tính chuyên sâu trong hoạt động kiểm toán, nâng cao tính chính xác trong hoạt động kiểm toán, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ kiểm toán trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, quản lý đoàn kiểm toán chỉ do một cấp quản lý

Về tổ chức đoàn kiểm toán ở mô hình này cũng cần thay đổi cho phù hợp. Việc quản lý đoàn kiểm toán chỉ do một cấp quản lý (KTNN khu vực), sử dụng bộ máy, các bộ phận chuyên môn của KTNN khu vực để tổ chức tiến hành kiểm toán, như vậy Kiểm toán trưởng có thể sử dụng tổ chức bộ máy của mình là các phòng nghiệp vụ chuyên môn để giúp việc cho Kiểm toán trưởng trong các hoạt động nghiệp vụ, áp dụng hình thức này sẽ giảm được khâu trung gian (trưởng đoàn kiểm

toán), các thông tin của đoàn kiểm toán sẽ được báo cáo trực tiếp với lãnh đạo nên việc xử lý kịp thời hơn.

Biện pháp thực hiện giải pháp:

+ Đầu năm KTNN giao nhiệm vụ kế hoạch kiểm toán cho KTNN khu vực, Lãnh đạo KTNN khu vực có trách nhiệm tổ chức triển khai kế hoạch được giao.

+ Các đợt kiểm toán của đoàn kiểm toán được tổ chức như sau: kiểm toán đợt một có thể được bố trí kiểm toán tại các cơ quan tổng hợp quản lý ngân sách địa phương, để giúp cho hội đồng nhân dân địa phương thông qua phê chuẩn quyết toán ngân sách hàng năm (thực hiện vì mục tiêu chính trị), đợt hai tiến hành kiểm toán tình hình thực hiện, sử dụng ngân sách địa phương của các đơn vị sử dụng ngân sách, đợt ba có thể thực hiện kiểm toán các chương trình mục tiêu, chuyên đề riêng (đợt ba có thể bố trí lồng ghép kiểm toán cùng đợt hai)…

Tác dụng của giải pháp: Người quản lý (lãnh đạo) sẽ chủ động hơn về bố trí sắp sếp và điều chỉnh nhân sự, về thời gian, việc chuyên môn hóa cũng sâu hơn, đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực từng giai đoạn kiểm toán việc quản lý và sử dụng ngân sách, xử lý các thông tin quản lý nhanh hơn (bỏ qua một khâu quản lý trung gian). Khi đưa ra các kết luận và kiến nghị kiểm toán sẽ cụ thể hơn, chi tiết hơn và chính xác hơn vì được tác riêng từng nội dung kiểm toán về quản lý và sử dụng ngân sách. Giai đoạn một chỉ kiến nghị về công tác quản lý ngân sách đối với địa phương, giai đoạn hai chỉ kiến nghị về việc thực hiện và xử lý vi phạm. Các kiến nghị rõ ràng, cụ thể nên việc thực hiện đạt hiệu quả hơn. Việc bố trí đoàn kiểm toán gọn nhẹ hơn do có điều chỉnh về thời gian và bố trí nhân sự linh hoạt, phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)