Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng Kiểm toán viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 112 - 115)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.7. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng Kiểm toán viên

Giải pháp chung: Rà soát, bố trí vị trí việc làm cho các KTV phù hợp, Đào tạo, bồi dưỡng các ngạch và cử đi thi nâng ngạch để có cơ cấu ngạch bậc KTV hợp lý đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức kiểm toán, Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phù

hợp với yêu cầu chuyên môn hóa, chuyên nghiệp trong kiểm toán NSĐP, Cử đi học nâng cao về kiểm toán hoạt động, Đào tạo bổ sung và nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin để tổ chức kiểm toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển chính phủ điện tử, Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác trong nội bộ KTNN khu vực, Đánh giá chính xác KTV theo chất lượng, hiệu quả công việc, KTNN tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về tính tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm đảng viên, lãnh đạo quản lý các cấp và trách nhiệm công vụ trên mỗi vị trí công tác, Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, Giám sát chặt chẽ đạo đức nghề nghiệp và văn hóa ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, Kiên quyết đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống.

Các giải pháp cụ thể:

* Công tác quy hoạch cán bộ

Xuất phát từ con người là gốc của mọi vấn đề, do vậy, cần thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ: Rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ công chức tại đơn vị, có phương án qui hoạch, sắp xếp, phân công nhiệm vụ hợp lý đối với công chức lãnh đạo, đội ngũ công chức làm chuyên môn nghiệp vụ (bố trí nhân sự hợp lý trong các phòng, đặc biệt là nhân sự trong Đoàn, trong Tổ kiểm toán), Tăng cường quản lý chặt chẽ đội ngũ công chức, duy trì tốt kỷ luật, kỷ cương trong đơn vị, Tăng cường kiểm tra, kiểm soát để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các hiện tượng sai, lệch theo qui định.

Các nội dung chủ yếu của giải pháp này là: đổi mới công tác đánh giá cán bộ, đổi mới và khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác quy hoạch cán bộ, nhất là yếu kém trong việc tạo nguồn cán bộ từ xa, đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ, đổi mới công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đồng bộ với các khâu khác trong công tác cán bộ, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình nghiên cứu, đổi mới công tác cán bộ.

* Công tác đào tạo cán bộ

Chủ động và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và giáo dục ý thức giữ gìn đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ công chức làm nhiệm vụ kiểm toán trong đơn vị.

Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn sử dụng phần mềm, kỹ năng thực hiện kiểm toán trong môi trường CNTT: Đào tạo kiến thức chung về CNTT, Hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng của KTNN, Đào tạo các kỹ năng hỗ trợ thực hiện kiểm toán trong môi trường CNTT.

Song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời đại hiện nay như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức, có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng. Đây cũng là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, rất cần được tiếp tục phát huy trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với thế hệ trẻ.

* Công tác sử dụng cán bộ

Tiếp tục nghiên cứu, thực hiện cải cách hành chính và đổi mới phương pháp làm việc trong hoạt động kiểm toán và quản lý nội bộ, áp dụng các biện pháp quản lý, công nghệ tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ để nâng cao năng suất, chất lượng công việc.

Tăng cường tuyên truyền, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng để công chức KTNN khu vực X nắm được và hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, cùng quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Đơn vị cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các kiểm toán viên phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình, được cống hiến nhiều hơn và được phát biểu ý kiến đóng góp của mình.

* Tạo môi trường phát triển sự nghiệp của KTV

Phát triển sự nghiệp của KTV (hay thăng tiến) là một trong những nhân tố chính thu hút nhân lực mới và cũng là động lực giúp các kiểm toán viên hiện tại nỗ lực và cống hiến hết mình cho đơn vị. Xác định rõ lộ trình thăng tiến cho nhân viên là việc làm rất cần thiết của KTNN khu vực X. Cần xác định lộ trình thăng tiến nghề nghiệp cho nhân viên thông qua các lưu đồ thăng tiến đối với từng chức danh cụ thể. Nhân viên sẽ được đánh giá định kỳ hàng quý và hàng năm (về kết quả công việc, tính tuân thủ, kỹ năng, khả năng, năng lực, tiềm năng phát triển), những cá

nhân có kết quả đánh giá xuất sắc sẽ được xem xét để được đào tạo và quy hoạch, bố trí vào những vị trí cán bộ quản lý kế thừa, tiềm năng. Bên cạnh đó, cần tổ chức những đợt kiểm tra kiến thức: chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức tổng quát, quy tắc đạo đức nghề nghiệp... hay thông qua chương trình cụ thể nhằm tạo động lực giúp các kiểm toán viên tự trau dồi kiến thức, kỹ năng và từ đó chọn lọc được những ứng viên đủ kiến thức, năng lực trước khi bổ nhiệm vào vị trí quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)