Tình hình nhân sự tại KTNN Khu vực X

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 63 - 68)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Tình hình nhân sự tại KTNN Khu vực X

a. Cơ cấu nhân sự

Tình hình biên chế và số lượng công chức: Tổng số công chức và người lao động đến thời điểm hiện nay là 61 người, trong đó trong biên chế là 52 người,hợp đồng lao động là 9 người. Biên chế được giao đến năm 2014 là: 55 chỉ tiêu, biên chế có mặt đến 31/12/2014 là 55 người. Lãnh đạo đơn vị 03 người (Kiểm toán trưởng và 02 Phó Kiểm toán trưởng), Lãnh đạo cấp phòng 13 người (Trưởng phòng 05 người, Phó Trưởng phòng: 8 người), còn lại là công chức.

* Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức

- Cơ cấu theo ngạch:

Bảng 3.1. Cơ cấu nhân sự năm 2014 theo ngạch

Cơ cấu theo ngạch Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

KTV cao cấp 1 1,6 KTV chính 8 13,1 KTV 23 37,7 KTV dự bị 18 29,5 Chuyên viên 9 14,8 Kế toán viên 2 3,3 Tổng 61 100

- Cơ cấu theo trình độ đào tạo: Tổng số công chức và người lao động (NLĐ): 61 người, trong đó: trình độ đào tạo trên đại học là 18 người, chiếm 30%, trình độ đào tạo đại học 34 người, chiếm 56,7% và trình độ đào tạo dưới đại học là 8 người, chiếm 13,3%.

Hình 3.2. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo (Nguồn: Văn phòng KTNN khu vực X)

* Cơ cấu theo chuyên ngành đào tạo

Bảng 3.2. Cơ cấu nhân sự năm 2014 và cơ cấu nhân sự quy hoạch đến năm 2020 theo chuyên ngành đào tạo

Theo chuyên ngành đào tạo

Năm 2014 Chiến lược đến 2020

Số người Tỷ trọng

(%) Số người

Tỷ trọng (%) Nhóm ngành tài chính, ngân

hàng, kế toán, kiểm toán 39 65 60 50 Nhóm ngành xây dựng, giao

thông, thuỷ lợi, kiến trúc 13 20 30 25 Nhóm ngành quản lý kinh tế khác,

luật, CNTT và nhóm ngành khác 09 15 30 25

Tổng 61 100 120 100

Sơ đồ 3.3. Cơ cấu nhân sự thực tế và chiến lược đến năm 2020

(Nguồn: Văn phòng - KTNN khu vực X)

Như vậy nhân sự thuộc Nhóm ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán đang thừa so với chiến lược phát triển ngành đến năm 2020. Nguyên nhân là khi thành lập KTNN Khu vực X, phần lớn nhân sự được tuyển thuộc nhóm ngành này. Hai nhóm ngành còn lại (Nhóm ngành xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, kiến trúc, Nhóm ngành quản lý kinh tế khác, luật, CNTT và nhóm ngành khác) đang thiếu về nhân sự. Việc tuyển mới nhân sự trong các năm tới cần tập trung tuyển dụng nhân sự thuộc hai nhóm chuyên ngành còn thiếu để cân đối lại nhân sự KTNN khu vực X cho hợp lý.

* Cơ cấu theo lĩnh vực công tác

Quản lý đơn vị: 03 lãnh đạo, chiếm 5%.

Số công chức thường xuyên làm công tác kiểm toán gồm: lãnh đạo cấp phòng, KTV chính, KTV và KTV dự bị, chuyên viên và tương đương: 43 người, chiếm 70%.

Số công chức làm công tác văn phòng gồm: lãnh đạo Văn phòng, chuyên viên, kế toán, văn thư, thủ quỹ: 06 người, chiếm 10%, một năm trong số công chức này chỉ bố trí đi kiểm toán từ 01 đến 02 đợt kiểm toán (luân phiên).

Hợp đồng lao động (làm công tác lái xe, bảo vệ, hành chính) 09 người, chiếm 15%.

- Số lượng công chức phân bổ theo các phòng hiện tại

Lãnh đạo đơn vị: 03 người.

Văn phòng: 14 người (06 công chức và 8 hợp đồng lao động), trong đó có 01 Chánh Văn phòng (Kiểm toán viên chính), 01 Phó Chánh Văn phòng (chuyên viên), 01 Kế toán viên, 01 chuyên viên làm công tác tổ chức kiêm kế toán, 02 kiểm toán viên dự bị (KTVDB) làm công tác quản trị, văn thư kiêm thủ quỹ, 08 hợp đồng lao động (là lái xe, bảo vệ, nhân viên phục vụ).

Phòng Tổng hợp: 10 công chức và NLĐ, trong đó: 01 Trưởng phòng (KTVC), 03 Phó Trưởng phòng (KTVC,KTV), 03 KTV, 04 KTV và 01 kiểm toán viên dự bị (KTVDB), 01 hợp đồng (làm công tác hành chính, quản lý hồ sơ kiểm toán).

Phòng Nghiệp vụ 1: 10 công chức, trong đó 01 Trưởng phòng (KTV), 01 Phó Trưởng phòng (KTV), còn lại 01 KTVC, 02 KTV, 04 Chuyên viên và 01 KTVDB.

Phòng Nghiệp vụ II: 10 công chức trong đó 01 Trưởng phòng (KTVC), 01 phó phòng (KTV), 03 chuyên viên, 03 KTV và 02 KTVDB.

Phòng Nghiệp vụ III: 14 công chức trong đó 01 Trưởng phòng (KTVC), 02 Phó Trưởng phòng (KTV), 06 KTV, 03 Chuyên viên và 02 KTVDB.

Về cơ bản Kiểm toán nhà nước Khu vực X đã sắp xếp tổ chức các phòng nghiệp vụ theo hướng chuyên môn hóa, tuy nhiên chưa vẫn chưa còn có phòng chưa tách rõ ràng theo lĩnh vực (Phòng Nghiệp vụ 2: thực hiện kiểm toán thu ngân sách và kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước), chưa có phòng kiểm toán hoạt động, theo định hướng của ngành cần từng bước nâng cao chất lượng kiểm toán hoạt động.

b. Công tác tổ chức đào tạo, tuyển dụng nhân sự * Tình hình tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Tiếp tục hoàn thiện nhân sự: KTNN khu vực X đã thực hiện rà soát nhân sự, biên chế, thực hiện tốt công tác tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương, từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy theo biên chế được giao và phù hợp với chiến lược phát triển đến năm 2020. KTNN khu vực X đã thực hiện tốt các quy định về quy hoạch công chức lãnh đạo, thực hiện rà soát và bổ sung và hoàn thiện hồ sơ bổ sung qui hoạch công chức lãnh

đạo giai đoạn 2011-2016 và giai đoạn 2016-2021, từng bước bồi dưỡng các đối tượng qui hoạch theo tiêu chuẩn, điều kiện qui định.

KTNN Khu vực X đã bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ tương đối sát với chuyên môn của từng công chức và người lao động và phù hợp với điều kiện cụ thể tại đơn vị, các công chức mới tuyển dụng, trúng tuyển căn cứ trình độ chuyên môn, đào tạo đã bố trí hợp lý và các phòng. Bố trí, bổ sung lực lượng có chuyên môn tốt, có kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực chuyên môn cho phòng Tổng hợp theo hướng dẫn của KTNN, để phục vụ công tác tham mưu, thực hiện tốt nhiệm vụ tổng hợp, hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Thực hiện tốt việc quản lý hồ sơ, đảm bảo chế độ, chính sách và quyền lợi cho công chức và người lao động theo đúng qui định.

*Về công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo của KTNN, KTNN khu vực X đã xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm phù hợp với điều kiện của đơn vị, Sắp xếp bố trí công việc hợp lý, tạo điều kiện cho công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do KTNN tổ chức hoặc gửi đi đào tạo ngoài ngành, Việc tự đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ được đặc biệt quan tâm, cụ thể:

+ Các lớp do KTNN tổ chức: Đơn vị đã phối hợp bố trí cho công chức, tham dự và hoàn thành các nội dung đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng các ngạch kiểm toán viên, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng, bồi dưỡng công nghệ thông tin...

+ Các lớp do KTNN khu vực X liên hệ: Bồi dưỡng quản lý nhà nước, Bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên cao cấp,

+ Các lớp do đơn vị tổ chức:

KTNN khu vực X đã xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể công chức. Nội dung tập huấn là các chuyên đề được xây dựng bám sát yêu cầu thực tế thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, giảng viên là lãnh đạo cơ quan và các kiểm toán viên, công chức trong đơn vi ̣ có nhiều kinh nghiệm công tác. Đối với các công chức mới được tuyển dụng từ các cơ quan khác vào ngành, cơ quan đã tổ chức đào tạo tại đơn vị để nắm được các nội dung

cơ bản về luật, chuẩn mực, phương pháp triển khai kiểm toán… ngoài việc bổ sung những kiến thức cơ bản về quản lý NSĐP và kiểm toán NSĐP, còn tập trung vào những chuyên đề chuyên sâu trong kiểm toán thường xuyên (kiểm đơn vị dự toán, kiểm toán dự án đầu tư, kiểm toán thuế ...) và các chuyên đề kiểm toán được KTNN chỉ đạo hàng năm. Việc tổ chức các chương trình bồi dưỡng trên đã có tác dụng thiết thực, trực tiếp hỗ trợ KTV trong thực hành các cuộc kiểm toán. Kết thúc khóa học, các học viên đã nắm bắt được cơ bản mục tiêu, nội dung kiểm toán theo định hướng kiểm toán hàng năm và những nội dung cơ bản của các chuyên đề bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 63 - 68)