Bài học kinh nghiệm rút ra cho KTNN khu vực X

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 54)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho KTNN khu vực X

Một là, Cần bố trí, sắp xếp lại bộ máy cấp phòng phù hợp hơn, theo hướng chuyên môn hóa và triển khai bổ sung phòng Kiểm toán hoạt động, rà soát lại nhân sự để bố trí, chuyển đổi vị trí nhân sự các phòng cho phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sở trường của KTV.

Hai là, Chủ động tham mưu, đề xuất KTNN trong giai đoạn này nên tổ chức đoàn kiểm toán theo hình thức chia thành những đoàn nhỏ để kiểm toán chuyên sâu theo từng lĩnh vực, (cụ thể như: đợt 1 chỉ bố đoàn kiểm toán về lĩnh vực quản lý ngân sách địa phương, kiểm toán tại các cơ quan tổng hợp của địa phương, đợt 2 tổ chức kiểm toán việc sử dụng ngân sách của các đơn vị và kiểm toán các chuyên đề

lồng ghép) để đánh giá, kết luận, kiến nghị chuyên sâu hơn theo lĩnh vực, mô hình kiểm toán này bố trí nhân sự linh hoạt hơn và phù hợp với quy định và tình hình thực tế hiện nay.

Ba là, Trong tổ chức thực hiện quy trình kiểm toán: Đối với công tác tổ chức triển khai và xây dựng kế hoạch kiểm toán: Cần bố trí thời gian khảo sát phù hợp, mở rộng đối tượng thu thập thông tin để có thông tin đầy đủ hơn trong đánh giá trọng yếu rủi ro xác định đối tượng và nội dung kiểm toán phù hợp. Tránh tính hình thức trong việc thu thập thông tin và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Bốn là, Tổ chức theo dõi, kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán: KTNN ban hành chi tiết và cụ thể văn bản pháp quy hướng dẫn cách thức thực hiện đối với từng loại kiến nghị. Có chế tài xử lý đối với các đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc các kiến nghị kiểm toán.

Năm là, Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán: Cần phân cấp nhiệm vụ kiểm soát rõ ràng cho từng cấp kiểm soát. Kéo dài thời gian gửi báo cáo kiểm soát của Đoàn kiểm toán. Cần tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán là công việc hết sức quan trọng góp phần làm nâng cao chất lượng kiểm toán.

Sáu là, Đối với việc bố trí nhân sự đoàn kiểm toán: Cần giảm tỷ lệ lực lượng kiểm toán viên (20-30%) không tham gia các đoàn kiểm toán để thực hiện các công việc trước, trong và sau khi kiểm toán. Giao cho các Kiểm toán trưởng chủ động điều hành lực lượng này và luân phiên để đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ và công việc của từng đợt, từng đoàn kiểm toán, nhất là đối với các khu vực mới thành lập.

Bảy là, Cần tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong cơ quan, với các đơn vị trong ngành, các đơn vị của địa phương được kiểm toán để tổ chức thực hiện các khâu trong quá trình kiểm toán NSĐP được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tiến trình nghiên cứu đề tài

* Nội dung nghiên cứu:

Trước khi lập ra quy trình nghiên cứu cần nắm rõ nội dung nghiên cứu của đề tài. Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, các câu hỏi chính cần giải đáp cũng chính là nội dung nghiên cứu đó là:

Những vấn đề lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn về tổ chức công tác kiểm toán NSĐP của kiểm toán nhà nước?

Thực trạng Tổ chức kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực X như thế nào? Những vấn đề cần hoàn thiện trong tổ chức kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực X là gì?

Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực X?

* Quy trình nghiên cứu:

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và giai đoạn thứ hai là nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.

Dựa trên cơ sở lý luận, lập bảng hỏi sơ bộ, nhằm phát hiện những phần không hợp lý trong thiết kế câu hỏi.

- Nghiên cứu định tính: dựa vào các dữ liệu thứ cấp, tác giả xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá khái quát thực trạng về tổ chức kiểm toán NSĐP tại khu vực X.

- Nghiên cứu định lượng:

+ Dựa vào các dữ liệu thứ cấp, tác giả đánh giá cụ thể hơn về thực trạng tổ chức kiểm toán NSĐP tại khu vực X., trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện.

+ Bên cạnh đó, dựa vào các dữ liệu sơ cấp tác giả thu thập trong quá trình điều tra, phỏng vấn nhóm kiểm toán viên để đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán NSĐP dưới nhiều góc độ tại khu vực X.

Ban đầu, tác giả phỏng vấn thử một nhóm nhỏ kiểm toán viên (dự kiến 5 người) với bảng câu hỏi sơ bộ, nhằm phát hiện sai sót trong thiết kế bảng câu hỏi.

Điều chỉnh: bảng hỏi nháp được điều chỉnh và bổ sung các câu hỏi sao cho phù hợp với điều kiện nơi nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả thiết lập 25 câu hỏi (Phụ lục 1) khảo sát ý kiến của các kiểm toán viên về tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán nhà nước khu vực X.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thu thập thông tin

Thông tin của luận văn được thu thập từ hai nguồn dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

- Thông tin sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu gốc chưa qua xử lý mà tác giả tự thu thập được thông qua hoạt động nghiên cứu, điều tra. Dữ liệu sơ cấp thu thập trong bài được thu thập từ phiếu điều tra, thảo luận nhóm và thảo luận chuyên gia.

Mục đích của việc thu thập được các thông tin sơ cấp về tình hình tổ chức hoạt động kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực X, các công việc của từng kiểm toán viên và đánh giá của họ về các công việc kiểm toán họ đang thực hiện. Qua việc thu thập ý kiến đánh giá hoạt động kiểm toán từ chính các kiểm toán viên, tác giả có cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về việc triển khai các công việc kiểm toán ngân sách địa phương, từ đó chỉ ra các ưu điểm, nhược điểm trong việc tổ chức thực hiện kiểm toán, cũng như có căn cứ đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán NSDDP tại KTNN khu vực X. Nội dung bảng hỏi được tác giả đưa vào phần phụ lục.

Triển khai thực hiện: Tác giả phát ra 35 phiếu điều tra tình hình tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại KTNN Khu vực X để điều tra 35 kiểm toán viên, chuyên viên tại đơn vị. Thời gian điều tra được thực hiện tháng 12/2014 tại đơn vị KTNN khu vực X. Tác giả trực tiếp phát và thu về phiếu điều tra.

Kết quả thu được: Phát ra 35 phiếu, thu về 35 phiếu, số phiếu hợp lệ 35 phiếu. Các kết quả của phiếu điều tra được tác giả trình bày trong chương 3. Cụ thể: mục 3.2.1. hình thức tổ chức kiểm toán, mục 3.2.2. Tổ chức đoàn kiểm toán NSĐP, mục 3.2.3. Tổ chức thực hiện quy trình kiểm toán NSĐP, mục 3.2.4. Tổ chức thông tin quản lý kiểm toán, mục 3.2.5. Tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng kiểm toán, mục 3.3. Một số nhận xét, đánh giá về công tác tổ chưc kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực X.

- Thông tin thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của tác giả. Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong bài bao gồm những bài báo, bài viết trên tạp chí, bài giảng về phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu theo kết quả thống kê từ Microsoft Excel, Báo cáo hoạt động của Kiểm toán Nhà nước khu vực X qua các năm, thông tin trên internet, các bài nghiên cứu, bài luận văn liên quan đến đề tài.

Tác giả nghiên cứu các tài liệu trong nước về công tác tổ chức hoạt động kiểm toán NSĐP, các bài tham luận của KTNN các khu vực khác, các báo và tạp chí… Nguồn tài liệu tham khảo được tác giả ghi rõ ở mục danh mục tài liệu tham khảo cuối luận văn. Bằng việc sử dụng phương pháp này, tác giả thiết lập cơ sở lý luận cho đề tài, hiểu được sơ bộ tình hình triển khai hoạt động kiểm toán NSĐP ở các khu vực khác trong nước, qua đó rút ra các kinh nghiệm tổ chức kiểm toán NSĐP cho Kiểm toán nhà nước khu vực X. Đồng thời tác giả có được các thông tin để phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toán NSĐP khu vực X trong thời gian qua.

2.2.2. Phương pháp phân tích

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Xuất phát từ tính ứng dụng thực tiễn của luận văn và nghiên cứu hoạt động cụ thể là tổ chức kiểm toán NSĐP tại khu vực X, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu khái quát hoá, tổng hợp và phân tích… Việc phân tích, tổng hợp những thay đổi trong tổ chức kiểm toán NSĐP khu vực X sẽ thường xuyên được sử dụng để đưa ra các nhận định đánh giá.

Luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích và so sánh để đưa ra các nhận định, đánh giá cụ thể, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán NSĐP khu vực X. Luận văn cũng sử dụng kết quả phân tích của các đề tài trước đây, đúc kết đưa ra bài học kinh nghiệm cho vận dụng vào Việt Nam cũng như KTNN khu vực X.

Về điều tra khảo sát ý kiến của các kiểm toán viên, với dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát, sau khi tiến hành kiểm tra và làm sạch số liệu, một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu như sau:

+ Thống kê mô tả: Đo lường tần suất của các phương án trả lời của các câu hỏi đặt ra.

Các thông tin thu thập và sử dụng trong luận văn là các thông tin định tính. Việc xử lý logic đối với thông tin định tính được hiểu là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện. Xử lý thông tin định tính thường dùng để nghiên cứu về hành vi, công tác tổ chức, cách thức thực hiện…

+ Mô tả mẫu: Mô tả đặc điểm của mẫu quan sát về giới tính, độ tuổi, trình độ, kinh nghiệm làm việc…

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu định lượng

- Số lượng nhân sự theo các tiêu chí sau:

+ Cơ cấu theo ngạch: KTV cao cấp, KTV chính, KTV, KTV dự bị, Chuyên viên, Kế toán viên.

+ Cơ cấu theo trình độ: Sau đại học, Đại học, Dưới đại học.

+ Cơ cấu theo chuyên ngành đào tạo: Tài chính - Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán, Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, kiến trúc, Luật, Quản lý kinh tế, Công nghệ thông tin và nhóm ngành khác.

+ Lĩnh vực công tác: Quản lý, Công chức thường xuyên làm công tác kiểm toán, Công chức làm công tác văn phòng, Hợp đồng lao động.

- Chỉ tiêu về kết quả hoạt động kiểm toán:

+ Tăng thu NSNN + Tăng thu khác NSNN

+ Giảm chi kinh phí thường xuyên + Giảm chi đầu tư xây dựng

+ Xử lý nợ đọng

+ Xử lý nộp và giảm chi khác

2.3.2. Chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính sử dụng trong nghiên cứu được cụ thể hoá bằng những câu hỏi dùng để phỏng vấn các kiểm toán viên (Phụ lục 1). Kết quả thu được là cơ sở để đánh giá tổ chức kiểm toán NSĐP tại Khu vực X. Các chỉ tiêu định tính bao gồm:

- Hình thức tổ chức kiểm toán - Tổ chức đoàn kiểm toán

- Tổ chức thực hiện quy trình kiểm toán - Tổ chức thông tin và quản lý kiểm toán

- Tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng kiểm toán - Chất lượng đội ngũ nhân sự.

Chương 3

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC X

3.1. Thực trạng tổ chức bộ máy KTNN khu vực X

3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của KTNN khu vực X

KTNN khu vực X được thành lập theo Quyết định số 745/QĐ-KTNN ngày 10/6/2011 về việc thành lập Kiểm toán Nhà nước khu vực X và Quyết định số 749/QĐ-KTNN ngày 10/06/2011 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Kiểm toán Nhà nước khu vực X.

KTNN khu vực X được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động trong việc quản lý, sử dụng NSNN đối với các cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) của 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, kiểm toán báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng NSĐP hoặc NSTW ủy quyền trên địa bàn quản lý, các công trình, dự án đầu tư do UBND các cấp làm chủ đầu tư, các DNNN do các cấp chính quyền địa phương thành lập, kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng NSNN đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức do địa phương quản lý, kiểm toán một số đối tượng khác do Trung ương quản lý đóng trên địa bàn khu vực theo sự ủy nhiệm của Tổng KTNN.

Ngoài ra, KTNN khu vực X còn phải nắm rõ tình hình về tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp nhà nước của các địa phương trên địa bàn khu vực để phục vụ cho công tác kiểm toán, xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của đơn vị, trình Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định, đề xuất Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương sau khi Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách mà trước đó chưa kiểm toán, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của KTNN khu vực X

KTNN khu vực X được tổ chức theo bộ máy trực tuyến bao gồm Ban lãnh đạo và các phòng chức năng. Ban lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước khu vực X gồm:

Kiểm toán trưởng và hai Phó kiểm toán trưởng, Tổ chức Kiểm toán Nhà nước khu vực X gồm: Văn phòng, Phòng Tổng hợp và 03 phòng nghiệp vụ .

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Kiểm toán Nhà nước khu vực X

Việc bố trí các phòng tại KTNN khu vực X đã cơ bản đảm bảo đúng quy định của KTNN, việc phân công lãnh đạo, nhân sự các phòng tương đối đầy đủ và phù hợp giúp cho Kiểm toán trưởng nắm được một cách hệ thống tình hình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách địa phương trên địa bàn khu vực cả về diện rộng và sâu để nhằm tiến tới kiểm toán hàng năm đối với tất cả các tỉnh phụ trách. Mô hình quản lý hoạt động kiểm toán hiện nay được thực hiện theo 3 cấp: Cấp thứ nhất là Tổng KTNN và các phó Tổng KTNN giúp việc cho Tổng KTNN. Cấp thứ hai là Kiểm toán trưởng và cấp phó giúp việc. Cấp thứ ba là cấp phòng, gồm trưởng phòng và các phó trưởng phòng giúp việc. Tại mỗi cấp có các quy định và quyền hạn, nhiệm vụ riêng, phân chia rõ trách nhiệm và phối hợp hoạt động. Tất cả hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ và theo chế độ một thủ trưởng. Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan, KTV có quyền bảo lưu ý kiến đối với những nhận xét, đánh giá, kết luận kiểm toán khi thực hiện kiểm toán.

KIỂM TOÁN TRƯỞNG

P. KIỂM TOÁN TRƯỞNG P. KIỂM TOÁN TRƯỞNG Văn phòng Phòng Nghiệp vụ III Phòng Nghiệp vụ I Phòng Tổng Hợp Phòng Nghiệp vụ II

Hiện nay các phòng nghiệp vụ của KTNN khu vực X cơ bản đã sắp xếp chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực, Văn phòng có chức năng tham mưu giúp Kiểm toán trưởng trong việc tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, tổ chức cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương tại kiểm toán nhà nước khu vực x (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)