Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của một tổ chức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan tổng cục hải quan thuộc bộ tài chính​ (Trang 30 - 35)

1.2.4.1. Các yếu tố bên ngoài:

- Chính sách, pháp luật của nhà nước:

Trong một nhà nước pháp quyền, chính sách pháp luật của nhà nước và địa phương có ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và hành vi của con người trong đó có chất lượng nguồn nhân lực. Ở Việt Nam, chính sách pháp luật của nhà nước cũng ảnh hưởng đến cả cung và cầu về nguồn nhân lực. Ảnh hưởng đến nguồn cung là chính sách, pháp luật về chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe; chính sách chăm lo phát triển kinh tế xã hội; chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống; chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình; chính sách hỗ trợ nhà ở, tài chính cho người lao động... Các chính sách, pháp luật này ảnh hưởng đến trí lực, thể lực, tâm lực của nguồn nhân lực qua đó tác động đến chất lượng nguồn nhân lực. Chính sách, pháp luật ảnh hưởng đến nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực bao gồm: Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách quy hoạch và phát triển các vùng; pháp luật về lao động, tiền lương....

Yếu tố được cho là ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp là trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp. Cả hai yếu tố này đều phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của hệ thống giáo dục đào tạo, mà trước hết là chính sách, pháp luật về giáo dục đào tạo. Ở Việt Nam có luật giáo dục, luật dậy nghề, chính sách xã hội hóa giáo dục và dạy nghề, chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho người lao động... Chính sách pháp luật về giáo dục đào tạo vừa tạo khuôn khổ pháp lý, vừa định hướng phát triển hệ thống giáo dục đào tạo qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Trình độ phát triển kinh tế: Cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học; xu thế toàn cầu hoá; khả năng ổn định và phục hồi của nền kinh tế khu vực và thế giới trong những năm tới có những tác động tích cực, tạo điều kiện cho tổ chức, doanh nghiệp mở ra khả năng hợp tác kinh tế, khai thác lợi thế so sánh, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát huy tốt hơn nội lực, tạo thành sức mạnh tổng hợp phát triển đơn vị. Vấn đề đặt ra là phải phát huy cao độ sức mạnh của người lao động, đặc biệt là trí tuệ và kỹ năng của người lao động, nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, khắc phục những khó khăn, yếu kém, tận dụng mọi thuận lợi và thời cơ để phát triển kinh tế và bền vững theo định hướng đã đặt ra.

Sự phát triển của kinh tế xã hội tác động đến nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tại những vùng, khu vực có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao sẽ tăng nhu cầu về lao động được đào tạo và do đó có thể thu hút được nguồn nhân lực ở các khu vực, vùng lân cận đến tìm việc. Khi đó, các tổ chức, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tìm kiếm nhân lực phù hợp nhất với nhu cầu tuyển dụng, chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp được cải thiện.

Phát triển kinh tế xã hội còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua sự cải thiện điều kiện chăm sóc y tế và sức khỏe cộng động, chế độ dinh dưỡng, điều kiện giáo dục và học tập. Ở phạm vi xã hội, khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập quốc dân lớn, các Chính phủ có tiềm lực để gia tăng các khoản đầu tư cho giáo dục đào tạo, an sinh xã hội. Khi đó, chất lượng của hệ thông giáo dục đào tạo được cải thện làm gia tăng trí lực cho nguồn nhân lực. Đối với người lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế tác động tích cực đến thu nhập, cải thiện điều kiện sống, nâng cao mức sống và thể lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Phát triển kinh tế xã hội tạo động lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kinh tế phát triển sẽ xuất hiện những ngành sản xuất mới làm xuất hiện nhu cầu về một số loại lao động ở các ngành nghề mới. Thị trường lao động là thị trường tự do cạnh tranh trên cơ cấu lao động sẽ có sự chuyển dịch theo hướng chuyển từ những

ngành có nhu cầu thấp, thu nhập thấp sang những ngành có nhu cầu và thu nhập cao hơn. Vì thế các tổ chức, doanh nghiệp và chính người lao động phải tự đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh những tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế và hệ thống chính sách an sinh xã hội đến chất lượng nguồn nhân lực cũng có những tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực. Đó là sự gia tăng về phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia, các vùng miền; sự thay đổi lối sống và suy thoái đạo đức xã hội; sự gia tăng ô nhiễm của môi trường ảnh hưởng chính đến sức khỏe của con người...

- Sự phát triển của hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe: Sức khỏe, thể lực là là nền tảng để người lao động phát huy năng lực trí tuệ, sức sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng xã hội. Người có sức khỏe tốt sẽ có khả năng nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi làm việc để theo kịp và đáp ứng yêu cầu của sản xuât. Vì vậy sự phát triển của hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp.

- Chất lượng của hệ thống giáo dục đào tạo: Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện ở cả ba khía cạnh thể lực, trí lực, tâm lực vì:

+ Bên cạnh trang bị tri thức, hệ thống giáo dục đào tạo còn tăng cường sức khỏe, sự bền bỉ, dẻo dai, những tố chất cần thiết của người lao động.

+ Hệ thống giáo dục đào tạo nâng cao trí lực của nguồn nhân lực thông qua việc nâng cao trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.

+ Hệ thống giáo dục đào tạo góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của nguồn nhân lực

+ Hệ thống giáo dục đào tạo giúp cho người lao động học có phương pháp làm việc khoa học và có khả năng thích ứng nhanh với biến đổi của môi trường làm việc trong nước và ngoài nước.

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp thì chất lượng của hệ thống giáo dục đào tạo ảnh hưởng đến cơ hội lựa chọn nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp vào vị trí việc làm của các tổ chức, doanh nghiệp đó. Hệ thống giáo dục đào tạo càng phát

triển, quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo càng gia tăng thì quy mô nhân lực có chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao tạo ra khả năng đáp ứng cao hơn các yêu cầu phát triển nguồn nhân lực.

- Yếu tố môi trường, văn hóa xã hội:

Ở phạm vi xã hội, khi kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập quốc dân lớn, các Chính phủ có tiềm lực để gia tăng các khoản đầu tư cho giáo dục đào tạo và an sinh xã hội

1.2.4.2. Các yếu tố bên trong:

- Hoạt động đào tạo trong tổ chức, doanh nghiệp:

Trong hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam hiện nay có rất ít cơ sở đào tạo được nhu cầu tuyển dụng của các tổ chức, doanh nghiệp, vì vậy các tổ chức, doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng người lao động. Hoạt động đào tạo của tổ chức, doanh nghiệp có tác dụng mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình cụ thể:

+ Giúp tổ chức, doanh nghiệp hình hành nguồn nhân lực có đủ điều kiến thức và kỹ năng phù hợp, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.

+ Cung cấp các điều kiện để tổ chức, doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tối đa nguồn nhân lực hiện có. Đào tạo sẽ giúp cho người lao động nâng cao khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ sản xuất hiện đại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nhờ đó sẽ tăng năng suất và hiệu quả của lao động sẽ tăng lên.

+ Hoạt động đào tạo trong tổ chức, doanh nghiệp giúp nâng cao khả năng thích nghi của người lao động trước những thay đổi, các yêu cầu của công việc trong hiện tại cũng như trong tương lai, phát huy tính sáng tạo của mình trong công việc.

- Chính sách tuyển dụng và bố trí sử dụng nhân lực:

Chính sách tuyển dụng và bố trí sử dụng nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp quyết định khả năng cung ứng chất lượng nguồn nhân lực. Tổ chức, doanh nghiêp có tuyển được người lao động phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi đáp ứng được công việc hay không? Và việc sắp xếp, sử dụng nhân lực sau tuyển dụng có phù hợp hay không?

Mục đích của tuyển dụng là lựa chọn những người lao động phù hợp nhất vào vị trí việc làm tại tổ chức, doanh nghiệp, nhưng không phải đơn vị nào cũng đạt được mục tiêu của mình đề ra. Tuyển dụng nhân lực đã khó thì việc bố trí sử dụng nhân lực đó như thế nào để đạt được hiệu quả lại càng khó hơn. Bố trí sử dụng nhân lực không hợp lý vừa không khai thác hết được tiềm năng trí tuệ người lao động, vừa không tạo động lực để người lao động học tập, rèn luyện nâng cao năng lực làm việc của bản thân.

- Điều kiện chăm sóc sức khỏe của người lao động: Điều kiện chăm sóc sức khỏe làm ảnh hưởng đến năng lực làm việc của người lao động. Nếu điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt, người lao động sẽ có thể lực, sức khỏe, năng lực làm việc được nâng cao và ngược lại. Ngoài ra việc chăm lo điều kiện dinh dưỡng đối với người lao động cũng hêt sức quan trọng. Việc chăm lo bữa ăn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các bữa ăn trưa của người lao động sẽ tác động tích cực đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chính tổ chức, doanh nghiệp đó.

- Điều kiện và môi trường làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp:

Điều kiện làm việc và môi trường làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể lực sau đó ảnh hưởng đến năng lực tư duy sáng tạo của người lao động. Tất cả các yếu tố như thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi, trang thiết bị an toàn lao động.... có thể là những cản trở ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người lao động, là nguyên nhân trực tiếp gây nên các tai nạn về lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Chính sách thù lao, đãi ngộ đối với người lao động:

Thù lao của người lao động và chất lượng nguồn nhân lực có mối quan hệ qua lại với nhau. Người lao động có chất lượng tốt sẽ được hưởng thù lao cao và thù lao cao sẽ khuyến khích người lao động tích cực học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khái niệm thù lao ở đây được hiểu theo hai nghĩa : Thứ nhất là thù lao chính bao gồm tiền lương, hoa hồng, cá khoản ưu đãi khác. Thứ hai là thù lao bao gồm chế độ bảo hiểm, hỗ trợ giáo dục đào tạo, cơ hội thăng tiến, phương tiện đi lại... Chính vì vậy, một trong những biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp là chăm lo đến chính sách đãi ngộ cho người lao động để tạo động lực làm việc và đảm bảo việc thu nhập thỏa đáng.

1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở một số tổ chức hành chính công:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan tổng cục hải quan thuộc bộ tài chính​ (Trang 30 - 35)