Phương pháp xử lý thông tin số liệu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan tổng cục hải quan thuộc bộ tài chính​ (Trang 45)

Các số liệu điều tra được tổng hợp, xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

2.4.2. Các phương pháp phân tích :

2.4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để hệ thống hoá các số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian.

2.4.2.2. Phương pháp so sánh:

Sau khi số liệu được tổng hợp và phân tích, nghiên cứu sử dụng phương pháp này để so sánh các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân của các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian với kế hoạch và tiêu chuẩn... thấy được sự biến đổi, phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các mốc thời gian, không gian và từ đó có thể suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.

Commented [Tuanbq2]: Thầy Lịch không cho rằng so sánh là phương pháp. Em có thể đặt lại, nếu bí quá thì tùy

2.4.2.3. Phương pháp chuyên gia:

Đối tượng của phương pháp này là các chuyên gia trong và ngoài ngành Hải quan, có hiểu biết sâu rộng về Ngành, nhất là các quy trình nghiệp vụ của Ngành như Lãnh đạo các Bộ, Ngành liên quan; Lãnh đạo Tổng cục; Vụ, Cục nghiệp vụ; chuyên gia về các lĩnh vực nghiệp vụ của Ngành; chuyên gia kinh tế, du lịch, Hiệp hội các doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội, các chuyên gia Hải quan quốc tế, khu vực… Đây là những người không chỉ có thể đưa ra những đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực Hải quan mà còn có thể đưa ra những góp ý, khuyến nghị về chiến lược phát triển nguồn nhân lực Hải quan trong tương lai, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Khi sử dụng phương pháp này, cần chú ý xác định thế mạnh kiến thức của từng chuyên gia liên quan đến hoạt động và sự phát triển của ngành để lựa chọn vấn đề cần đưa ra thảo luận và xin ý kiến góp ý của họ cho phù hợp.

CHUƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN TỔNG CỤC HẢI QUAN - BỘ TÀI CHÍNH

3.1. Khái quát về Tổng cục Hải quan – Bộ Tài Chính:

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới đất nước, chủ trương mở cửa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

Nhiệm vụ: Yêu cầu đối với Hải quan Việt Nam lúc này là thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan trước tình hình: Hoạt động giao lưu hợp tác với nước ngoài phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, kinh tế thị trường bộc lộ những khuyết tật, hạn chế, khối lượng hàng hoá XNK khá lớn tạo nguồn thu thuế XNK hàng năm chiếm tỷ lệ từ 20 - 25% GDP, tình trạng buôn lậu gia tăng, nhập lậu tài liệu phản động, ấn phẩm đồi trụy, chất nổ, ma tuý khá nhiều.

Hệ thống tổ chức gồm: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, Hải quan Cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan.

Cơ sở vật chất của Hải quan Việt Nam được nâng cấp một bước: đã trang bị máy soi nghiệp vụ, chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý và tàu cao tốc chống buôn lậu trên biển.

Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức được lưu ý hơn: Trường nghiệp vụ Hải quan thành lập năm 1986, Trường nghiệp vụ Hải quan 1 (Hà Nội) thành lập năm 1988; sau hợp nhất 2 trường thành Trường Cao đẳng Hải quan và năm 1996 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Trường Hải quan Việt Nam. Từ năm 1986 đến năm 1999 đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho 4.626 cán bộ, gửi đào tạo đại học tại chức 1.750 cán bộ.

Hải quan Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan thế giới (W CO) từ ngày 01/7/1993 và từ đó đã mở rộng quan hệ với tổ chức Hải quan thế giới và Hải quan khối A SEA N.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ:

* Chức năng

Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về Hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về Hải quan.

Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.

* Tổng cục Hải quan thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

+ Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Hải quan;

+ Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về Hải quan;

+ Dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: + Dự thảo thông tư và các văn bản khác về Hải quan; + Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành Hải quan.

+ Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan.

+ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về Hải quan sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Hải quan. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:

+ Kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

+ Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan theo quy định của Chính phủ;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật Hải quan; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong ngành Hải quan.

+ Hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về Hải quan; hỗ trợ đối tượng nộp thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về Hải quan.

+ Thực hiện hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

+ Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

+ Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

+ Quản lý Tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật (Chính phủ, 2010).

3.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan

Cơ quan Tổng cục Hải quan ở Trung ương bao gồm: 06 Vụ, Văn phòng, Thanh tra, 05 Cục, 02 Ban, cụ thể:

- Vụ, Văn phòng, Thanh tra:Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tài vụ - Quản trị; Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh); Thanh tra.

- Các Cục, gồm:Cục Giám sát quản lý về Hải quan; Cục Thuế xuất nhập khẩu; Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan.

- 02 Ban bao gồm: Ban cải cách hiện đại hoá Hải quan; Ban quản lý rủi ro Hải quan.

Các Vụ, Cục, Văn phòng và Thanh tra, Ban là các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơ quan Tổng cục Hải quan

Nguồn: Tổng cục Hải quan (2016)

Như vậy cơ cấu tổ chức của TCHQ là cơ cấu theo mô trực tuyến chức năng.

Các Vụ, Cục và đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan có chức năng và nhiệm vụ sau:

(1) Ban Cải cách, hiện đại hoá Hải quan

Là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng

Tổng cục trưởng

Phó Tổng cục

trưởng Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng

Cục Giám sát quản lý Vụ Tổ chức cán bộ Văn phòng Báo Hải quan Cục Thuế XNK Thanh tra Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa XNK (3 miền) Viện nghiên cứu Hải quan Cục điều tra chống buôn lậu Vụ Hợp tác quốc tế Cục Kiểm tra sau thông quan Vụ Tài vụ - Quản trị Vụ Pháp chế Cục CNTT và thống kê Hải quan Trường Hải quan Việt Nam Ban quản lý rủi ro Ban cải cách hiện đại hóa

năm về cải cách và hiện đại hóa Hải quan; Điều phối việc triển khai chiến lược, chương trình, kế hoạch cải cách và hiện đại hóa Hải quan sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Ban Quản lý rủi ro Hải quan

Là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong việc xây dựng kế hoạch, cơ sở pháp lý, quy trình nghiệp vụ quản lý rủi ro.

(3) Cục Công nghệ thông tin và Thống kế

Là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan có chức năng tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin, hiện đại hoá công tác quản lý Hải quan, công tác thống kê nhà nước về Hải quan theo quy định của pháp luật.

(4) Cục Điều tra chống buôn lậu

Là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong ngành Hải quan và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan; thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực Hải quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy theo quy định của pháp luật.

(5) Cục Giám sát quản lý về Hải quan

Là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong ngành Hải quan thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; và trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiệp vụ giám quản trong ngành Hải quan theo quy định của pháp luật.

(6) Cục Kiểm tra sau thông quan

Là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị

trong ngành Hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.

(7) Cục thuế xuất nhập khẩu

Là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện quản lý nhà nước về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trực tiếp tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

(8) Thanh tra Tổng cục Hải quan

Thực hiện chức năng thanh tra, thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

(9)- Văn Phòng

Là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong việc: Xây dựng quy chế làm việc của Tổng cục Hải quan, nội quy cơ quan, chương trình kế hoạch công tác và kế hoạch hoạt động hàng năm của Tổng cục Hải quan; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo, điều phối hoạt động giữa các đơn vị của Tổng cục Hải quan.

(10) Vụ Hợp tác Quốc tế

Là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quanvề công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Hải quan; Các điều ước quốc tế về Hải quan, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng các điều ước quốc tế về Hải quan; Phương án và lộ trình gia nhập hoặc ký kết các điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động Hải quan.

(11) Vụ Pháp chế

Là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý về công tác pháp chế trong lĩnh vực Hải quan (chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Hải quan; thẩm định, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan; Đánh giá thi hành và kiểm tra thực hiện văn bản); ý kiến về các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản

hướng dẫn, văn bản xử lý nghiệp vụ và thẩm định pháp lý đối với các văn bản do các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan xây dựng.

(12) Vụ Tài vụ Quản trị

Là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý về tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành; mua sắm tài sản, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí công cụ hỗ trợ, phương tiện làm việc và trang chế phục của Tổng cục Hải quan.

(13) Vụ Tổ chức cán bộ

Là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý về tổ chức cán bộ, bao gồm: xây dựng các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan; Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Hải quan; tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính; biên chế, cơ cấu ngạch, tuyển dụng; Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật và chính sách cán bộ của ngành Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

(14) Trường Hải quan Việt Nam

Trường Hải quan Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Hải quan, có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan tổng cục hải quan thuộc bộ tài chính​ (Trang 45)