Chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ lý luận chính trị vàphẩm chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan tổng cục hải quan thuộc bộ tài chính​ (Trang 61 - 63)

đạo đức:

3.4.1.1. Chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ lý luận chính trị:

100% cán bộ lãnh đạo các cấp và cán bộ trong quy hoạch, công chức hoạch định chính sách được đào tạo các chương trình cao cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị theo yêu cầu tiêu chuẩn hóa làm cho cán bộ lãnh đạo Hải quan các cấp nắm vững các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý điều hành hoạt động của ngành Hải quan để thực hiện thành công chiến lược cải cách, phát triển, hiện đại hóa Hải quan trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Cán bộ, công chức Hải quan được cử tham gia các khóa đào tạo về chính trị, quản lý nhà nước với số lượng khá lớn. Cụ thể:

Bảng 3.5: Trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước của CBCC Tổng cục Hải quan năm 2018

(ĐVT: người)

Trình độ Đối tượng

Tổng số

Lý luận chính trị Quản lý nhà nước Cao cấp Trung cấp Chưa qua ĐT Cao cấp Chuyên viên chính Chuyên viên Chưa qua ĐT 1. Công chức lãnh đạo 332 a. Lãnh đạo Tổng cục 6 6 0 0 3 3 0 0 b. Vụ trưởng, Cục trưởng và TĐ 17 14 3 4 11 2 0 c. Vụ phó, Cục phó và TĐ 81 51 30 72 9 0 d. Trưởng, phó phòng 228 88 128 12 3 114 111 0 2. CCVC thừa hành 1132 15 421 696 92 853 187 Tổng cộng 1.464 174 582 708 10 292 975 187 Tỷ lệ (% ) 100,0 11,9 39,8 48,3 0,7 19,9 66,6 12,8

Xét theo trình độ lý luận chính trị: Tổng cục Hải quan đã có 756 cán bộ, công chức (viết tắt CBCC) có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, chiếm tỷ lệ 51.6% (bảng 4.1) trong đó:

+ Lý luận chính trị cao cấp: 174 người, chiếm tỷ lệ 11,9%, tập trung chủ yếu là đội ngũ lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo cấp Vụ, Cục, chuyên viên cao cấp và tương đương, cán bộ đã được Tổng cục duyệt quy hoạch lãnh đạo cấp Vụ, Cục và tương đương.

+ Lý luận chính trị trung cấp: 582 người, chiếm tỷ lệ 39,8%, tập trung vào cán bộ lãnh đạo, cấp Phó vụ trưởng, Trưởng, phó phòng và các công chức được quy hoạch thuộc Tổng cục.

+ Chưa qua đào tạo: 708 người, tương đương 48,3%

Trình độ quản lý nhà nước:Tổng cục có 1277 người có trình độ về quản lý nhà nước từ ngạch chuyên viên trở lên, chiếm tỷ lệ 87,2%, trong đó:

+ Quản lý nhà nước cao cấp: 10 người, chiếm tỷ lệ 0,7%; chủ yếu là đội ngũ lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo cấp Vụ trưởng, Cục trưởng theo yêu cầu bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp và ngạch tương đương;

+ Quản lý nhà nước chuyên viên chính: 292 người, chiếm tỷ lệ 19,9%; chủ yếu là lãnh đạo cấp Phó vụ trưởng, Trưởng, phó phòng thuộc Tổng cục.

+ Quản lý nhà nước chuyên viên chiếm đa số: 975 người, chiếm tỷ lệ 66,6%, số này là các công chức ngạch chuyên viên và tương đương thuộc cơ quan Tổng cục.

+ Chưa qua đào tạo: 187 người (12,8 %).

3.4.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực theo phẩm chất đạo đức:

Phẩm chất đạo đức, lối sống của đại đa số cán bộ, công chức Hải quan được đánh giá tốt, doanh nghiệp và khách xuất nhập cảnh yêu quý, tôn trọng.

Môi trường hoạt động của Hải quan gắn chặt với tiền – hàng nên được coi là môi trường có nhiều cám dỗ, dễ làm nảy sinh lòng tham dẫn đến vi phạm pháp luật. Mặc dù vậy, đại đa số cán bộ, công chức Hải quan vẫn nêu cao tinh thần “vì nhân dân phục vụ”, thực hiện đúng 10 điều kỷ cương của công chức Hải quan vì vậy được Đảng, Nhà nước đánh giá tốt. Đặc biệt, doanh nghiệp và khách xuất nhập cảnh

là những đối tác thường xuyên của ngành Hải quan và trong thực tế họ cũng đánh giá khá cao tính chuyên nghiệp trong thi hành nhiệm vụ và thái độ phục vụ tận tình của đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan nên số lượng khiếu nại, tố cáo đối với đội ngũ này thường thấp hơn so với cán bộ, công chức của một số ngành khác có vị thế xã hội tương tự như công an, quân đội, thuế, tài nguyên môi trường...

Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức Hải quan có sự lệch chuẩn về đạo đức, lối sống. Môi trường hoạt động của Hải quan luôn tiềm ẩn đầy rẫy cám dỗ vật chất và vì thế dễ làm tha hóa nhân cách chủ thể của hoạt động này, dẫn đến sự biến thái trong cách xử sự của họ, trong đó có việc vi phạm pháp luật. Có thể nói, môi trường Hải quan hoàn toàn không phù hợp với những người có trình độ năng lực yếu kém hoặc thiếu bản lĩnh. Thời gian qua, một số cán bộ, công chức Hải quan do không đủ các phẩm chất trên nên đã bị mua chuộc, sa ngã và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như tiếp tay cho buôn lậu, tham ô, nhận hối lộ, cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng… Nhiều đối tượng trong số đó đã bị xử lý kỷ luật hành chính, hình sự, thậm chí bị áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình. Thời gian gần đây, những vi phạm pháp luật xảy ra tại một số đơn vị của ngành như Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, Kiên Giang, A n Giang, Bình Phước … đã có tác động không tốt đối với hình ảnh công chức Hải quan trong nhân dân. Những trường hợp như vậy mặc dù không nhiều nhưng làm giảm khá lớn uy tín, sức mạnh của Ngành nên rất cần sớm được loại bỏ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan tổng cục hải quan thuộc bộ tài chính​ (Trang 61 - 63)