Quan điểm, định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan tổng cục hải quan thuộc bộ tài chính​ (Trang 78 - 83)

của Tổng cục Hải quan Việt Nam đến năm 2020

4.1.1.1. Quan điểm:

Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 là một bộ phận quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của đất nước; xác định những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm vượt qua các khó khăn thách thức và thực hiện thành công các nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về Hải quan, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Ngày 25/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 448/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020. Chiến lược này là kim chỉ nam cho công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan trong thời gian tới.

Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 quán triệt các quan điểm sau:

Thứ nhất là đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chương trình cải cách nền hành chính; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai là tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về Hải quan theo quy định của pháp luật.

Thứ ba là lấy cải cách, hiện đại hoá làm cơ sở, tập trung đầu tư để hiện đại hoá Hải quan tại các vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời có tính đến sự phát triển cân đối, hài hoà giữa các vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hoá chung

của Hải quan Việt Nam. Kết hợp phát huy nội lực là chính với tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững.

Thứ tư là phát huy s ức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các Bộ, ngành, địa phương mà trong đó ngành Hải quan là nòng cốt và trên cơ sở giám sát, thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

4.1.1.2. Định hướng:

- Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức Tổng cục Hải quan theo chuẩn mực quốc tế và khu vực

Để có thể chủ động hội nhập quốc tế, Tổng cục Hải quan phải nghiêm túc thực hiện các điều ước và cam kết quốc tế mà Nhà nước đã ký kết và được nội luật hóa. Trong khi đó, Hải quan ASEAN, từ năm 2004 đã thống nhất mẫu tờ khai chung trong khối gọi là Tờ khai Hải quan A SEA N (A CDD). Theo lộ trình từ 01/01/2015 thực hiện cơ chế một cửa kinh tế A SEA N; Các nước tiểu vùng sông Mê Công đã và đang triển khai thực hiện kiểm tra một lần dừng (CCA). Hiện nay, thủ tục kiểm tra một lần dừng đang được áp dụng tại cửa khẩu Lao Bảo, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị; Từ năm 2012, thực hiện sáng kiến Contener của Mỹ (CSI); Các nước trong ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore… đang thực hiện sáng kiến An ninh container với Hoa Kỳ. Riêng một số nước còn lại, trong đó có Việt Nam đang trong giai đoạn nghiên cứu, quan sát; Chuẩn bị ký kết các hiệp định quan trọng như TPP: Đây là Hiệp định có độ phức tạp khá cao trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, xác định xuất xứ hàng hóa… nên đòi hỏi công tác thực thi bảo hộ tại biên giới và kỹ năng xác định xuất xứ phải rất chính xác. Cán bộ, công chức Hải quan thực thi nhiệm vụ này phải được đào tạo bài bản.

Để làm được điều đó, chúng ta cần nghiêm túc nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, trong đó có những khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (W CO) về nâng cao năng lực Hải quan.

Mục đích của phát triển chất lượng cán bộ, công chức là nâng cao tính chuyên nghiệp Hải quan. Năng lực Hải quan gồm: Năng lực cốt lõi; Năng lực chuyên ngành Hải quan; Năng lực thực thi và năng lực quản lý.

Năng lực chuyên ngành Hải quan là các năng lực có thể được sử dụng ở phạm vi rộng, có thể không nhất thiết chỉ có ở cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, những năng lực này đã được nghiên cứu và minh chứng rằng có liên quan đến ngành Hải quan. Những năng lực này được xây dựng dựa trên các năng lực sẵn có ở các mô hình năng lực Hải quan từng nước. Trong bối cảnh ASEAN, năng lực của Hải quan Việt Nam cần được đồng bộ hóa với các mô tả năng lực Hải quan các nước tiên tiến trong khu vực.

Năng lực thực thi là các năng lực được sử dụng đối với các vị trí chuyên ngành Hải quan. Các năng lực này mang tính kỹ thuật hơn. Để xây dựng và phát triển năng lực thực thi thì cần áp dụng các Chiến lược đào tạo một cách hợp lý. Trong đó, chiến lược đào tạo dựa trên yêu cầu năng lực (Competence Base Training-CBT). Đây là chiến lược đào tạo quan trọng nhất mà Hải quan Việt Nam cần áp dụng. Vấn đề này đã được Trường Hải quan Việt Nam nêu trong Đề án Nâng cao năng lực đào tạo của Trường Hải quan Việt Nam đến năm 2020 và đã được Bộ Tài chính phê duyệt.

Năng lực quản lý là các năng lực dùng cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý Hải quan. Điều này không có nghĩa các vị trí lãnh đạo quản lý chỉ cần có năng lực quản lý. Tùy theo từng vị trí mà cũng sẽ có các năng lực chuyên môn và năng lực thực thi ở trên.

Những phát triển gần đây mang tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực đào tạo Hải quan cũng được Tổ chức Hải quan thế giới khuyến nghị cho các thành viên của mình. Theo sáng kiến của W CO, các khóa học online định hướng các cán bộ Hải quan mới được tuyển dụng về các chuẩn mực của Hải quan quốc tế và định hướng cho họ cách hiểu để có thể áp dụng vào công việc chuyên môn của mình trong tương lai.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan theo hướng xây dựng lực lượng Hải quan chính quy, hiện đại trên nguyên tắc giữ nguyên tổng biên chế đến 2020.

Theo yêu cầu cải cách hành chính của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với ngành Hải quan tại Chỉ thị số 25/CT-TTg. Theo đó, ngành Hải quan

phải đạt yêu cầu về thời gian thông quan, thủ tục hồ sơ ngang bằng với các nước A SEA N-6 trong khu vực; căn cứ vào kế hoạch cải cách, phát triển ngành Hải quan Việt Nam và căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, phương pháp quản lý hiện nay mà Hải quan Việt Nam đang thực hiện. Theo đó, hệ thống VNA CCS/VCIS đã được áp dụng trên toàn quốc, tại 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố từ 01/4/2014. Giai đoạn II của hệ thống VNA CCS/VCIS s ẽ được phát triển để hoàn thiện vào năm 2015. Đi cùng với việc hoàn thiện hệ thống thì nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực cũng phải thực hiện song hành; Do tính chất công tác nghiệp vụ quản lý Hải quan hiện đại. Một trong những yêu cầu của quản lý Hải quan hiện đại là chuyên môn hóa nghiệp vụ Hải quan. Theo đó, các công chức Hải quan trong mỗi khâu của dây chuyền nghiệp vụ phải được đào tạo theo đúng yêu cầu chuẩn mực và có khả năng thực hiện tốt các thao tác nghiệp vụ. Ví dụ: Công chức tiếp nhận hồ sơ Hải quan sẽ được chỉ theo nhóm công chức chuyên ngành về mã số HS để có thể phân loại hàng hóa nhanh chóng và chính xác.

4.1.1.3. Mục tiêu:

Mục tiêu chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam giai đoạn 2011 -2020 là xây dựng Hải quan Việt Nam thành một tổ chức hiện đại, có trình độ quản lý thuộc 4 nhóm đứng đầu khu vực Đông Nam Á, thủ tục Hải quan đơn giản, hài hoà đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và kỹ thuật quản lý rủi ro, lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; góp phần nâng cao s ức cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Nội dung chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020

Thứ nhất, về xây dựng thể chế:

Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Hải quan thời gian qua và các Luật khác có liên quan để kiến nghị xây dựng, ban hành Luật Hải quan mới và các văn bản hướng dẫn thi hành để hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về Hải

quan theo hướng hiện đại; đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai, công tác nghiệp vụ Hải quan:

Thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan: áp dụng đầy đủ phương thức quản lý Hải quan dựa trên quản lý sự tuân thủ theo các trụ cột: thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ, quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan. Xây dựng chương trình quản lý tuân thủ đồng bộ, thống nhất trên các mặt bao gồm: chính sách khuyến khích tự nguyện tuân thủ pháp luật Hải quan, các quy trình thủ tục, các chế tài, xử lý vi phạm và chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức.

Thứ ba, quản lý thuế:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật cho người nộp thuế; thực hiện kết nối, trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan với Ngân hàng, Kho bạc; nâng cao kỹ năng quản lý thuế cho cán bộ, công chức Hải quan. Thực hiện miễn, giảm, hoàn thuế bằng phương thức điện tử.

Phân loại nợ và từng bước giải quyết các khoản nợ khó đòi. Xây dựng và thực hiện các phương thức, biện pháp theo dõi, quản lý thu thuế, nợ thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu xác định trị giá, phân loại hàng hoá, quản lý thuế, phân tích dự báo thu ngân sách nhà nước kịp thời, sát thực tế.

Thứ tư, kiểm soát Hải quan:

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ Hải quan, hệ thống quản lý rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tự động hoá cao, thiết lập, duy trì cơ chế phối hợp hiệu quả, chia sẻ thông tin với cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, cơ quan Hải quan nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát Hải quan.

Thứ năm là tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức:

Tổ chức bộ máy: kiện toàn hệ thống tổ chức Hải quan đáp ứng các yêu cầu quản lý Hải quan hiện đại, có quy mô phù hợp với khối lượng công việc và điều

kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa bàn, theo nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả.

Đối với cơ quan Tổng cục Hải quan, kiện toàn bộ máy các đơn vị đảm bảo chức năng tham mưu, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên sâu theo từng lĩnh vực.

Đối với Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố tiến hành rà soát, giảm bớt các đầu mối trung gian theo hướng Cục Hải quan tập trung vào nhiệm vụ quản lý hành chính, xử lý dữ liệu thông quan tập trung, kiểm tra, giám sát việc thực thi nghiệp vụ của các đơn vị cấp dưới.

Đối với các Chi cục Hải quan, quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống tổ chức theo hướng phù hợp với khối lượng công việc và đặc điểm, địa lý của từng đơn vị; đối với những địa bàn trọng điểm, hình thành Chi cục Hải quan có quy mô quản lý rộng, khối lượng công việc lớn, đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan tổng cục hải quan thuộc bộ tài chính​ (Trang 78 - 83)