Chất lượng nguồn nhân lực của Tổng cục Hải quan so với tiêu chuẩn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan tổng cục hải quan thuộc bộ tài chính​ (Trang 75 - 78)

Bảng 3.16: Đánh giá chất lượng CBCC tại Tổng cục Hải quan so với tiêu chuẩn

Chỉ tiêu Số lượng CBCC đạt chuẩn (người) Tỷ lệ (% ) 1. Trình độ lý luận chính trị 756 51,64 2. Trình độ quản lý nhà nước 1.277 87,23 3. Trình độ chuyên môn 1.416 96,72 4. Trình độ tin học 1.269 86,68 5. Trình độ ngoại ngữ 1.274 87,02

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan (2018)

Bảng đánh giá chất lượng CBCC tại Tổng cục so với tiêu chuẩn cho thấy tỷ lệ CBCC tại Tổng cục so với tiêu chuẩn là tương đối cao: về trình độ chuyên môn có 96,72% CBCC đạt chuẩn, về trình độ quản lý nhà nước có 87,23% CBCC đạt chuẩn, về trình độ ngoại ngữ có 87,02% CBCC đạt chuẩn, về trình độ tin học là 86,68% và thấp nhất là về trình độ lý luận chính trị chỉ có 51,64% CBCC đạt chuẩn. Điều đó cho biết đội ngũ CBCC tại Tổng cục đã thường xuyên trau dồi kiến thức, phẩm chất chính trị, học tập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết công việc, có trách nhiệm hơn trong công việc, xây dựng đạo đức người làm cán bộ, công chức, đạo đức công vụ. Hoàn thiện dần và phát huy năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Việc đánh giá CBCC tại Tổng cục để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và triển vọng phát triển của CBCC. Kết quả đánh giá là căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với CBCC tại

Tổng cục. Đánh giá CBCC phải đảm bảo tính khách quan, dân chủ, toàn diện, công khai phản ánh đúng thực chất năng lực và phẩm chất của CBCC đảm bảo các kết luận về người được đánh giá là đúng, chính xác và hợp lý. Phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm của tập thể và cá nhân, lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá CBCC.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã phân tích và làm rõ những thực trạng nguồn nhân lực tại Tổng cục Hải quan trong giai đoạn 2016 – 2018. Những nội dung cơ bản mà tác giả đã làm rõ bao gồm những nội dung về công tác chất lượng nguồn nhân lực như xây dựng nguồn nhân lực, kế hoạch hóa nguồn nhân lực và kiểm tra đánh giá nguồn nhân lực. Những tiêu chí nâng cao nguồn nhân lực cơ bản tại Tổng cục Hải quan bao gồm những tiêu chí đánh giá về tâm lực, trí lực và thể lực của nguồn nhân lực. Ngoài ra, tác giả cũng đã thực hiện điều tra khảo sát 20 cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại Tổng cục Hải quan và 80 khách hàng đến giao dịch,làm việc với các đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan để có những đánh giá một cách khách quan về công tác chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng cục Hải quan.

Căn cứ trên thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng cục Hải quan, căn cứ trên kết quả điều tra khảo sát tác giả cũng rút ra được những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế để từ đó đưa những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực của Tổng cục Hải quan trong thời gian tới.

Ngoài ra, trong chương 3 tác giả đã trình bày về quá trình hình thành và phát triển của Tổng cục Hải quan, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức, định vị. Trên cơ sở đó, Luận văn đã rút ra những đánh giá chung về những kết quả đạt được, những hạn chế, những nguyên nhân để từ đó đưa những đánh giá quan trọng làm cơ sở nghiên cứu và từ đó đưa ra các giả pháp cơ bản cho chương 4.

CHUƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN, BỘ TÀI CHÍNH.

4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Hải quan trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan tổng cục hải quan thuộc bộ tài chính​ (Trang 75 - 78)