Thanh tra là ngành mà CBCC phải có trình độ chuyên môn sâu nhất, vì họ là người đi kiểm tra người khác, xem họ làm đúng như quy định của ngành, của nhà nước, của pháp luật hay không. CBCC ngành phải giỏi về chuyên môn, trong sáng về đạo đức. Nên lãnh đạo ngành Thanh tra rất chú trọng công tác nâng cao, bồi dưỡng chất lượng cán bộ, công chức có đủ tài, đủ đức để hoàn thành tốt công việc mà Đảng và Nhà nước giao phó. Công việc của ngành Thanh tra liên quan mật thiết tới quần chúng nhân dân, liên quan tới thủ tục hành chính, do đó vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ, công chức càng cần thiết. Ngành đã đề ra những phương án đào tạo để nâng cao chất lượng CBCC như sau:
Ngành kết hợp cả hai phương pháp đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc rất nhịp nhàng, dựa trên nhu cầu của học viên để tổ chức đào tạo bồi dưỡng theo hai lĩnh vực sau:
Đối với chuyên môn nghiệp vụ: Cho CBCC tự đánh giá về khả năng nghiệp vụ của mình, lập kế hoạch cho bản thân tự học tập, tự rèn luyện. Từ kế hoạch của CBCC và nhu cầu của từng bộ phận phụ trách đào tạo sẽ lên kế hoạch cho từng đợt, từng khoá…Trước hết học tập đồng nghiệp, anh em, phân người giỏi chuyên môn kèm cặp chỉ dẫn những CBCC mới tuyển vào. Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, công chức được tổ chức thường xuyên, các thủ tục hành chính có thay đổi đều được triển khai chi tiết đến từng phòng, ban. Các quy trình làm việc với từng đơn vị khác đều
được CBCC nghiên cứu, thống nhất. Ngoài ra, ngành cử những người có năng lực đi đào tạo chuyên môn ở các trường có uy tín về nghiệp vụ trong nước và nước ngoài. Luân chuyển, điều chuyển các cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ sang đảm nhiệm chức vụ phù hợp với năng lực của họ…; cử các đoàn công tác sang học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới về cơ cấu, tổ chức bộ máy hành chính, quản lý nguồn nhân lực hiệu quả.
Về đạo đức: Cho CBCC đăng ký học tập và làm theo “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo từng tháng, từng năm, có đánh giá sát sao từng lĩnh vực như giao tiếp, thái độ làm việc với các cơ quan khác, ý thức nghề nghiệp và tự học tự rèn luyện. Coi đây là một tiêu chí đánh giá song hành với nghiệp vụ. Thực hiện theo phương châm tự học, tự làm, tự đánh giá, cán bộ quản lý theo dõi, động viên và nhắc nhở thường xuyên, để CBCC kịp thời uốn nắn, tạo không khí thoải mái gây hứng thú nên CBCC học tập nghiêm túc, mang lại hiệu quả đào tạo rất khả quan.
Thanh tra Chính phủ đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2013 đối với cán bộ tại Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra: Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức được: (1) 18/31 khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho gần 1.700 học viên đạt 42% kế hoạch năm 2013; (2) cập nhật, bổ sung chỉnh lý tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp và tổng hợp tình hình sử dụng công chức các cơ quan thanh tra 2012; (3) hoàn thiện đề án thi nâng ngạch thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp 2013. (4) tăng cường hợp tác quốc tế cụ thể là với Thanh tra Chính phủ Lào và Vương quốc Campuchia. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã có chuyển biến nhất định, gắn lý luận với thực tiễn, tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện cập nhật, bổ s ung chỉnh lý, tài liệu, giáo trình, thông tin khoa học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy hiệu quả (Trần Phước Hải, 2011).