Bài học kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho BIDV Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho BIDV Vĩnh Phúc

Nâng cao chất lượng tín dụng được xem là một nhiệm vụ tất yếu khi mà nó ngày càng quan trọng trong hoạt động của các NHTM Việt Nam trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính trên thế giới. Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng mà còn cón góp phần tạo sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Đúc kết những bài học kinh

nghiệm của các Ngân hàng thương mại ở trên, đã mang lại bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng cho BIDV Vĩnh Phúc đó là:

- Thay đổi mô hình tín dụng và chuyên môn hóa cao các khâu trong quy trình cấp tín dụng tại CN hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động. Theo đó cần tách biệt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các khâu, bộ phận trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng vừa đảm bảo tính minh bạch, khách quan vừa nâng cao tính chuyên nghiệp trong các bộ phận khi phục vụ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

- Hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng

Để nâng cao chất lượng tín dụng và từng bước chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng một quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng khoa học đóng vai trò rất quan trọng. Theo đó, để phân loại khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng phải nghiên cứu xây dựng nhóm đầy đủ về các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính, các chỉ tiêu mang tính định tính, định lượng để có thể đánh giá, phân loại chính xác các khách hàng. Từ kết quả phân loại đó, Ngân hàng sẽ có những ứng xử tín dụng phù hợp.

Kết luận chương 1

Toàn bộ chương 1 đã khái quát được một số vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cho thấy đây là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một NHTM nào. Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và góp phần điều hành kinh tế thị trường. Chương 1 cũng khái quát về chất lượng tín dụng để từ đó thấy được sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng. Đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng cung cấp đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và góp phần tăng trưởng kinh tế. Đồng thời Chương 1 cũng bao quát được các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng theo các nhóm nhân tố thuộc về phía khách hàng, ngân hàng và nhân tố khác,... tiền đề cho việc đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Đề ra những nội dung cần được giải quyết về hoạt động quản lý chất lượng tín dụng và cần phải giải quyết như sau:

- Thực trạng chất lượng tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc hiện nay như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc ? - Những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong đề tài của tác giả, thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm các thông tin được lấy chủ yếu từ bảng cân đối, báo cáo tổng kết của Chi nhánh, báo cáo đánh giá từng chuyên đề của các phòng chức năng của BIDV Vĩnh Phúc qua các năm giai đoạn 2011-2015.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thu thập thông tin sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn điều tra theo bảng hỏi:

- Phương pháp chọn mẫu điều tra, kích thước mẫu và kỹ thuật chọn mẫu

Mẫu điều tra: Mẫu điều tra, phỏng vấn được lựa chọn là các cán bộ của Doanh nghiệp thường xuyên giao dịch Ngân hàng hoặc người đại diện Doanh nghiệp (Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc), các khách hàng cá nhân có vay vốn tại BIDV Vĩnh Phúc. Mỗi một khách hàng lựa chọn một người để trả lời. Tại thời điểm điều tra, tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh là 1.302 khách hàng .

Kích thước mẫuvà kỹ thuật chọn mẫu: Căn cứ lựa chọn mẫu:

Nếu tổng thể nhỏ và biết được tổng thể thì dùng công thức sau:

Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn. n =

N 1+N x (e)2

- Với BIDV Vĩnh Phúc có số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng là:1302 khách hàng. Như vậy N= 1302

Độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn là +- 5%. Cỡ mẫu sẽ được tính là:

n = 1.302 = 305,99

1+1.302 x (0.05)2

Như vậy, số mẫu được lựa chọn là 306 mẫu.

- Thời gian điều tra: Thông tin từ bảng điều tra được thu thập vào tháng 12

năm 2015.

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt kết hợp với bảng hỏi đối với đại diện khách hàng có quan hệ tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc, đàm thoại với họ thông qua nhiều các câu hỏi phù hợp với tình hình thực tế. Phỏng vấn số người được lựa chọn, kiểm tra tình hình thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

Nội dung mẫu phiếu điều tra được đề cập trong phụ lục 1.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

2.2.2.1. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập nên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

2.2.2.2. Đối với thông tin sơ cấp

Để đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng, người được hỏi được yêu cầu đánh giá theo thang đo gồm 5 mức như sau:

Bảng 2.1. Thang đo đánh giá

Khoảng Ý nghĩa 4,20 - 5,00 Tốt 3,40 - 4,19 Khá 2,60 - 3,39 Trung bình 1,80 - 2,59 Yếu 1,00 - 1,79 Kém

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

Phương pháp tổng hợp: Căn cứ vào kết quả phiếu điều tra để tổng hợp các ý kiến đánh giá về các nội dung cần hỏi.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Sử dụng các phương pháp như thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị và phương pháp phân tích để nhìn nhận đưa ra những nhận định từ đó có những đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc cũng như có những đề xuất cụ thể.

2.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Đề tài dùng phương pháp thống kê mô tả lại số liệu hoạt động của BIDV Vĩnh Phúc như huy động vốn, dư nợ vay tại các thời kỳ, tỷ lệ và giá trị quá hạn, nợ xấu, … trong giai đoạn 2011 đến 2015 để phục vụ nghiên cứu đề tài.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Đề tài dùng phương pháp so sánh số liệu và chỉ tiêu thực hiện qua các năm để đánh giá mức độ tăng giảm của các số liệu và chỉ tiêu đó.

2.2.3.3. Phương pháp đồ thị

Sử dụng phương pháp đồ thị để có thể nhìn nhận và đánh giá từ đó có những so sánh trong tổng thể về sự thay đổi các số liệu qua các năm tại BIDV Vĩnh Phúc.

2.2.3.4. Phương pháp mô hình phân tích

Đề tài này sử dụng mô hình phản ánh về mặt định tính để phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trong mối tương quan giữa các Biến độc lập (như các nhân tố ảnh hưởng từ Ngân hàng hoặc các yếu tố khách quan thị trường) và các Biến phụ thuộc (phân tích tín dụng, kiểm tra, xử lý nợ vay, chính sách, đạo đức cán bộ, yếu tố từ khách hàng, yếu tố khách quan khác…) từ đó đưa ra những nhận định về việc tác động đến chất lượng tín dụng.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Tác giả đã dựa trên kết quả tính toán các chỉ tiêu định lượng như nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thời gian, đối tượng vay vốn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tài sản

bảo đảm dư nợ cũng như một số chỉ tiêu định tính khác để có sự so sánh, đánh giá, nhận định làm căn cứ đưa ra những đánh giá thực trạng tín dụng tại BIDV giai đoạn 2011-2015. Các chỉ tiêu tập trung phân tích bao gồm:

- Các chỉ tiêu định tính:

+ Sự chấp hành quy trình tín dụng + Đảm bảo nguyên tắc cho vay

+ Độ thoả mãn của khách hàng đối với sản phẩm của ngân hàng, độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng,….

- Các chỉ tiêu định lượng

+ Doanh số cho vay, thu nhập + Tổng dư nợ + Tỷ lệ nợ quá hạn + Tỷ lệ nợ xấu + Hiệu suất sử dụng vốn + Vòng quay vốn tín dụng + Tỷ lệ tài sản bảo đảm + Thu nhập từ hoạt động tín dụng Kết luận chương 2

Thông qua các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tác giả muốn đánh giá một cách chính xác nhất, chân thực nhất về hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và đối với BIDV Vĩnh Phúc nói riêng. Thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc được biểu diễn bằng biểu đồ, đồ thị và các bảng số liệu qua các năm, từ đó phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả thách thức trong việc nâng cao hoạt động tín dụng tại đơn vị tác giả công tác. Qua những phân tích chính xác đó để đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương trong thời gian tới.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 3.1. Giới thiệu chung về BIDV Vĩnh Phúc

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Vĩnh Phúc

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam với tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957. Sau hơn 57 năm xây dựng và trưởng thành, ngân hàng đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chính với các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ và mục tiêu hoạt động:

Ngày 26/04/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 01/05/2012 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Giấy phép thành lập số 84/GP-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc (BIDV Vĩnh Phúc) là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 262/QĐ-TCCB ngày 20/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (trên cơ sở hai Chi nhánh khu vực trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phú (cũ) là Chi nhánh Vĩnh Yên và Chi nhánh Mê Linh, cùng với một bộ phận được tách ra từ Ngân hàng Tỉnh Vĩnh Phú cũ).

 BIDV hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực:

Ngân hàng: cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích trên thị trường hiện nay.

Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh toàn quốc.

Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước.

3.1.2. Bộ máy tổ chức trong chi nhánh

Mô hình tổ chức hoạt động của Chi nhánh tuân thủ mô hình tổ chức dự án TA2 của BIDV Việt Nam. Tính đến thời điểm 31/12/2015, Chi nhánh có 111 cán bộ.

Mô hình tổ chức của Chi nhánh bao gồm: Ban Giám đốc, 15 phòng và 01 tổ nghiệp vụ tương ứng với 5 khối chức năng - khối quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ, khối trực thuộc.

Mạng lưới hoạt động của BIDV Vĩnh Phúc hiện nay bao gồm 6 phòng Giao dịch nằm ở các trung tâm của thành phố và các huyện lỵ:

- Phòng giao dịch Vĩnh Yên - Phòng giao dịch Bình Xuyên - Phòng giao dịch Yên Lạc - Phòng giao dịch Vĩnh Tường

- Phòng giao dịch Nguyễn Tất Thành - Phòng giao dịch Nam Vĩnh Yên

Hình 3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức BIDV Vĩnh Phúc

Giám đốc

Khối Quan hệ khách hàng

: Quan hệ tác nghiệp

Khối quản lý rủi ro Khối quản tác nghiệp

: Quan hệ Chỉ đạo Phòng QLKH DN Phòng QLKH CN

Khối quản lý nội bộ

Phòng giao dịch KH (Tổ thanh toán quốc tế trực thuộc) Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Quản trị tín dụng Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức hành chính Các Phòng giao dịch Phó giám đốc Phòng quản lý rủi ro Phòng Kế hoạch tổng hợp(Tổ điện toán trực thuộc) Khối trực thuộc Phó giám đốc Phó giám đốc

3.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian gần đây

3.1.3.1. Điều kiện về môi trường kinh doanh

Giai đoạn 2011-2015 với nhiều diễn biến bất ổn, suy giảm sâu rộng của kinh tế toàn cầu; kinh tế trong nước và ngành ngân hàng nói riêng. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động. Với sự nỗ lực cố gắng hết mình của tập thể cấp uỷ ban giám đốc, cán bộ chủ chốt và nhân viên trong toàn chi nhánh; sự quan tâm chỉ đạo định hướng và giải pháp của BIDV, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tỉnh Vĩnh phúc, NHNN chi nhánh Vĩnh phúc, chi nhánh đã vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn, tăng trưởng bền vững, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả kinh doanh; tập thể đoàn kết thống nhất, ổn định việc làm và thu nhập cho cán bộ. Giữ vững vị thế, uy tín, vai trò một trong số ít các ngân hàng chủ lực trong thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.

Năm 2015, trong điều kiện kinh tế thế giới đầy khó khăn với hàng loạt những bất ổn, từ vấn nạn di cư, tình trạng khủng bố, xung đột chính trị và chiến tranh triền miên ở nhiều khu vực. Kết hợp với cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài, xu hướng lao dốc của giá dầu thô, những trái chiều trong điều hành chính sách tiền tệ của các nước lớn, khiến kinh tế thế giới ảm đạm hơn nhiều so dự báo đầu năm và tăng trưởng đạt thấp nhất kể từ năm 2008.

Trong nước, sau nhiều giải pháp đồng bộ của Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp các ngành, kết thúc năm 2015 đã đạt những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực cơ bản. Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,68% so 2014, cao hơn mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)