Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Tác giả đã dựa trên kết quả tính toán các chỉ tiêu định lượng như nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thời gian, đối tượng vay vốn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tài sản

bảo đảm dư nợ cũng như một số chỉ tiêu định tính khác để có sự so sánh, đánh giá, nhận định làm căn cứ đưa ra những đánh giá thực trạng tín dụng tại BIDV giai đoạn 2011-2015. Các chỉ tiêu tập trung phân tích bao gồm:

- Các chỉ tiêu định tính:

+ Sự chấp hành quy trình tín dụng + Đảm bảo nguyên tắc cho vay

+ Độ thoả mãn của khách hàng đối với sản phẩm của ngân hàng, độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng,….

- Các chỉ tiêu định lượng

+ Doanh số cho vay, thu nhập + Tổng dư nợ + Tỷ lệ nợ quá hạn + Tỷ lệ nợ xấu + Hiệu suất sử dụng vốn + Vòng quay vốn tín dụng + Tỷ lệ tài sản bảo đảm + Thu nhập từ hoạt động tín dụng Kết luận chương 2

Thông qua các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tác giả muốn đánh giá một cách chính xác nhất, chân thực nhất về hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và đối với BIDV Vĩnh Phúc nói riêng. Thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc được biểu diễn bằng biểu đồ, đồ thị và các bảng số liệu qua các năm, từ đó phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả thách thức trong việc nâng cao hoạt động tín dụng tại đơn vị tác giả công tác. Qua những phân tích chính xác đó để đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương trong thời gian tới.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 3.1. Giới thiệu chung về BIDV Vĩnh Phúc

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Vĩnh Phúc

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam với tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957. Sau hơn 57 năm xây dựng và trưởng thành, ngân hàng đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chính với các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ và mục tiêu hoạt động:

Ngày 26/04/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 01/05/2012 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Giấy phép thành lập số 84/GP-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc (BIDV Vĩnh Phúc) là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 262/QĐ-TCCB ngày 20/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (trên cơ sở hai Chi nhánh khu vực trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phú (cũ) là Chi nhánh Vĩnh Yên và Chi nhánh Mê Linh, cùng với một bộ phận được tách ra từ Ngân hàng Tỉnh Vĩnh Phú cũ).

 BIDV hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực:

Ngân hàng: cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích trên thị trường hiện nay.

Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh toàn quốc.

Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước.

3.1.2. Bộ máy tổ chức trong chi nhánh

Mô hình tổ chức hoạt động của Chi nhánh tuân thủ mô hình tổ chức dự án TA2 của BIDV Việt Nam. Tính đến thời điểm 31/12/2015, Chi nhánh có 111 cán bộ.

Mô hình tổ chức của Chi nhánh bao gồm: Ban Giám đốc, 15 phòng và 01 tổ nghiệp vụ tương ứng với 5 khối chức năng - khối quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ, khối trực thuộc.

Mạng lưới hoạt động của BIDV Vĩnh Phúc hiện nay bao gồm 6 phòng Giao dịch nằm ở các trung tâm của thành phố và các huyện lỵ:

- Phòng giao dịch Vĩnh Yên - Phòng giao dịch Bình Xuyên - Phòng giao dịch Yên Lạc - Phòng giao dịch Vĩnh Tường

- Phòng giao dịch Nguyễn Tất Thành - Phòng giao dịch Nam Vĩnh Yên

Hình 3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức BIDV Vĩnh Phúc

Giám đốc

Khối Quan hệ khách hàng

: Quan hệ tác nghiệp

Khối quản lý rủi ro Khối quản tác nghiệp

: Quan hệ Chỉ đạo Phòng QLKH DN Phòng QLKH CN

Khối quản lý nội bộ

Phòng giao dịch KH (Tổ thanh toán quốc tế trực thuộc) Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Quản trị tín dụng Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức hành chính Các Phòng giao dịch Phó giám đốc Phòng quản lý rủi ro Phòng Kế hoạch tổng hợp(Tổ điện toán trực thuộc) Khối trực thuộc Phó giám đốc Phó giám đốc

3.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian gần đây

3.1.3.1. Điều kiện về môi trường kinh doanh

Giai đoạn 2011-2015 với nhiều diễn biến bất ổn, suy giảm sâu rộng của kinh tế toàn cầu; kinh tế trong nước và ngành ngân hàng nói riêng. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động. Với sự nỗ lực cố gắng hết mình của tập thể cấp uỷ ban giám đốc, cán bộ chủ chốt và nhân viên trong toàn chi nhánh; sự quan tâm chỉ đạo định hướng và giải pháp của BIDV, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tỉnh Vĩnh phúc, NHNN chi nhánh Vĩnh phúc, chi nhánh đã vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn, tăng trưởng bền vững, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả kinh doanh; tập thể đoàn kết thống nhất, ổn định việc làm và thu nhập cho cán bộ. Giữ vững vị thế, uy tín, vai trò một trong số ít các ngân hàng chủ lực trong thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.

Năm 2015, trong điều kiện kinh tế thế giới đầy khó khăn với hàng loạt những bất ổn, từ vấn nạn di cư, tình trạng khủng bố, xung đột chính trị và chiến tranh triền miên ở nhiều khu vực. Kết hợp với cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài, xu hướng lao dốc của giá dầu thô, những trái chiều trong điều hành chính sách tiền tệ của các nước lớn, khiến kinh tế thế giới ảm đạm hơn nhiều so dự báo đầu năm và tăng trưởng đạt thấp nhất kể từ năm 2008.

Trong nước, sau nhiều giải pháp đồng bộ của Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp các ngành, kết thúc năm 2015 đã đạt những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực cơ bản. Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,68% so 2014, cao hơn mục tiêu 6,2%; lạm phát tiếp tục duy trì ở mức thấp 0,63% so 2014.

Riêng lĩnh vực ngân hàng trong nước, năm 2015 tiếp tục đánh dấu sự thành công trong chính sách điều hành của NHNN Việt nam trên hầu hết các lĩnh vực như tỷ giá, mặt bằng lãi suất, thanh khoản, xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống, đã góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ SXKD của các doanh nghiệp và đạt tăng trưởng tín dụng 18%; lãi suất huy động và cho vay đều giảm 0,2-0,5%.

Trên địa bàn, kinh tế Vĩnh phúc tiếp tục có được sự ổn định và đạt mức tăng GDP 6,97% (cao hơn BQ cả nước); Trong lĩnh vực ngân hàng, đến hết năm 2015 có

23 chi nhánh ngân hàng cấp một (bao gồm cả Ngân hàng chính sách xã hội và Quỹ tín dụng nhân dân; trong đó tập trung tại địa bàn Vĩnh Yên là 19 đơn vị, Phúc Yên 3 đơn vị), mặc dù 6 tháng đầu năm nhiều ngân hàng vẫn tăng trưởng tín dụng âm so 2014, nhưng từ tháng 7 đã có chuyển biến tích cực và tăng trưởng mạnh cả HĐV và tín dụng, kết quả toàn địa bàn tăng trưởng tín dụng 19,7% và HĐV tăng 27,4%; nợ xấu giảm còn 1,24%/tổng dư nợ; áp lực cạnh tranh tiếp tục gia tăng theo hướng bất lợi cho chính các ngân hàng.

3.1.3.2. Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn huy động từ bên ngoài của BIDV Vĩnh Phúc thời gian qua tăng trưởng mạnh và khá ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 25% trong giai đoạn từ 2011-2015. Nếu như năm 2011 HĐV vốn của Chi nhánh đạt 1.530,32 tỷ đồng thì năm 2015 con số này tăng lên 3.438,36 tỷ đồng. Về cơ bản, cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng của chi nhánh từ không bền vững năm 2011 và đến năm 2015 cơ cấu huy động vốn là khá hợp lý. Đây là kết quả của một loạt các biện pháp huy động vốn của chi nhánh, từ đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, đến tăng cường tiếp thị quảng cáo...

Bảng 3.1. Bảng huy động vốn của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng nguồn vốn huy động 1.530,32 1.992,57 2.282,63 2.852,03 3.438,36 1. Theo kỳ hạn 1.530,32 1.992,57 2.282,63 2.852,03 3.438,36 1.1 KKH 347,13 510,18 367,51 543,88 566,18 1.2 CKH 1.183,19 1.482,39 1.915,12 2.308,15 2.872,18 + Ngắn hạn 1.030,89 1.414,25 1.849,93 2.107,79 2.539,08 + Trung và dài hạn 152,3 68,14 65,19 200,36 333,10

2. Theo loại tiền tệ 1.530,32 1.992,57 2.282,63 2.852,03 3.438,36

2.1. VND 1.461,94 1.925,93 2.196,46 2.768,49 3.337,77 2.2 Ngoại tệ 68,38 66,64 86,16 83,54 100,59

3. Theo đối tượng gửi tiền 1.530,32 1.992,57 2.282,63 2.852,03 3.438,36

3.1 Dân cư 776,72 1.028,60 1.179,16 1.460,97 1.896,15 3.2 TCKT 265,79 471,24 521,14 1.042,89 1.216,27 3.3 ĐCTC 487,81 492,73 582,33 348,17 325,94 Thị phần huy động (%) 10,55 9,80 8,50 8,40 8,72

Năm 2011, huy động từ dân cư là 776,72 tỷ đồng (chiếm 50,76%) và ĐCTC là 487,81 tỷ đồng (chiếm 31,88%), trong khi huy động từ TCKT chỉ là 265,79 tỷ đồng (chiếm 17,36%). Đến năm 2015, huy động từ dân cư là 1.896,15 tỷ đồng (chiếm 55,15%) và ĐCTC xuống còn là 325,94 tỷ đồng (chiếm 9,48%) (ảnh hưởng của cơ chế quản lý vốn của BHXH và Kho bạc thay đổi), huy động từ TCKT tăng lên là 1.216,27 tỷ đồng (chiếm 35,37%). Cơ cấu huy động VND là luôn chiếm tỷ lệ 95-97%/tổng huy động vốn. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2011 2012 2013 2014 2015 ĐCTC TCKT Dân cư

Biểu đồ 3.1. Huy động vốn theo đối tượng tiền gửi

3.1.3.3. Tín dụng

Tín dụng vẫn là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho BIDV Vĩnh Phúc trong suốt thời gian qua. Vì vậy, BIDV Vĩnh Phúc đã luôn xác định tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và có tính bền vững. Để đảm bảo mục tiêu trên, trong suốt thời gian qua BIDV Vĩnh Phúc luôn bám sát các chủ trương, định hướng của BIDV trong mở rộng phát triển, tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh cơ chế, quy trình, quy định thể lệ chế độ của ngành. Tốc độ tăng trưởng và chất lượng hoạt động tín dụng có bước phát triển tốt. Quy mô cho vay đối với nền kinh tế được mở rộng nhưng chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát chặt chẽ.

Bảng 3.2. Bảng sử dụng vốn của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 Đơn vị: Tỷ %đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Dư nợ bình quân 1.620 1.755,20 1.722,82 1.526,00 2.045,00 Dư nợ cuối kỳ 1.759,4 100,0 1.932,1 100,0 1.578,6 100,0 1.815,13 100 2.416,31 100

Theo loại tiền tệ 1.759,4 100,0 1.932,1 100,0 1.578,6 100,0 1.815,13 100 2.416,31 100

-VND 1.709,30 97,2 1.862,5 96,4 1.533,9 97,2 1.795,03 99 2.355,78 97

-USD 43,10 2,4 69,6 3,6 44,7 2,8 20,11 1 60.53 3

-EUR 7,00 0,4 - 0,0 - 0,0 -

Theo đối tượng 1.759,4 100,0 1.932,1 100,0 1.578,6 100,0 1.815,13 100 2.416,31 100

- Cho vay cá nhân 475,7 27,0 529,5 27,4 510,6 32,4 630,41 35 798,65 33

- Cho vay TCKT 1.283,7 73,0 1.402,6 72,6 1.068,0 67,6 1.184,72 65 1.617,66 67

Theo thời hạn vay 1.759,4 100,0 1.932,1 100,0 1.578,6 100,0 1.815,13 100 2.416,31 100

- Dư nợ ngắn hạn 1.468,8 83,5 1.715,7 88,8 1.366,6 86,6 1.448,22 80 1.430,18 59 - Dư nợ trung dài hạn 290,6 16,5 216,4 11,2 212,0 13,4 366,91 20 986,13 41 Dư nợ có TS đảm bảo 1.504,40 85,5 1.665,4 86,2 1.356,0 85,9 1.543,98 85,03 2.215,91 91,7

Nợ quá hạn 13,80 0,78 15,56 0,81 26,96 1,71 21,68 1,19 29,28 1,21

Tỷ lệ nợ nhóm 2 190,54 10,83 184,71 9,56 153,4 9,72 33,76 1,86 20,78 0,86

Tỷ lệ nợ xấu 16,89 0,96 22,80 1,18 18,5 1,17 19,24 1,06 19,57 0,81

Riêng trong năm 2013 dư nợ của Chi nhánh sụt giảm mạnh từ 1.932 tỷ đồng xuống 1.578 tỷ đồng do Khách hàng quan trọng của BIDV Vĩnh Phúc là Tập đoàn Prime sau khi bán 85% cổ phần cho Tập đoàn SCG của Thái Lan đã cơ cấu lại toàn bộ tài chính của Tập đoàn và trả toàn bộ nợ vay tại các TCTD trong đó có BIDV Vĩnh Phúc với tổng dư nợ tất toán là trên 400 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân khách quan dẫn tới quy mô tín dụng của cả Chi nhánh bị suy giảm và với sự suy giảm này. Tuy nhiên, BIDV Vĩnh Phúc chỉ cần có gần 2 năm để phục hồi, phát triển dư nợ từ việc tăng trưởng và phát triển dư nợ đối với các khách hàng khác. Đến 31/12/2015 quy mô dư nợ đạt 2.416 tỷ đồng tăng 601,2 tỷ đồng tức tăng 33,1% so với so với đầu năm và sát giới hạn tín dụng được giao. Mức tăng trưởng này cao hơn so với mức tăng chung của địa bàn (19,7%), từ đó tăng thị phần tín dụng thêm 0,8%/ 2014 và dư nợ bình quân cũng đạt 2.045,6 tỷ đồng/ KH là 2.030tỷ đồng, tăng 519,2 tỷ đồng (34%) so với đầu năm.

0 500 1000 1500 2000 2500 2011 2012 2013 2014 2015 Dư nợ bình quân Dư nợ cuối kỳ

Biểu đồ 3.2. Quy mô tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015

Bám sát chỉ đạo định hướng và các chính sách, giải pháp của BIDV, chi nhánh đã chỉ đạo quyết liệt các biện pháp tăng trưởng quy mô và kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tích cực thu hồi nợ xấu ngay từ đầu năm; nhiều chương trình/gói tín dụng ưu đãi trong cấp tín dụng của BIDV đã được chi nhánh nghiêm túc triển khai.

Trên cơ sở kết quả tiếp cận thu hút được từ năm 2014, mặc dù những tháng đầu năm 2015 việc tăng trưởng tín dụng tại địa bàn vẫn rất khó khăn, chi nhánh đã có điều kiện để tăng trưởng tín dụng từ đầu tư dự án lớn trung dài hạn. Tuy nhiên do dự án mới bắt đầu thi công từ đầu năm nên tiến độ thanh toán khối lượng để giải ngân còn khá chậm. Bên cạnh đó chi nhánh đã quan tâm nắm bắt nhu cầu của các khách hàng hiện có để gia tăng quy mô tín dụng thông qua cho vay đầu tư mở rộng và nâng cấp trong điều kiện kinh tế trong nước phục hồi; đồng thời mạnh dạn có chính sách cạnh tranh thu hút mới các khách hàng tiềm năng; tiếp tục đẩy mạnh cho vay mua nhà ở xã hội, cho vay tiêu dùng mua ô tô, mua/xây nhà và đất ở, vay thấu chi… hướng vào nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là cán bộ công chức có thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)