Chiến lược con người, phát huy hiệu quả nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 96 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Chiến lược con người, phát huy hiệu quả nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực bao giờ cũng là một yếu tố rất quan trọng, mang tính quyết định đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy ngân hàng nào có đội ngũ cán bộ, nhân viên nhanh nhậy, sáng tạo trong công việc, có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao thì ngân hàng đó sẽ đứng vững và không ngừng phát triển trước những điều kiện khó khăn và sóng gió của cơ chế thị trường khắc nghiệt. Do

vậy việc đẩy mạnh công tác đào tạo đối với cán bộ là một vấn đề cấp bách cho ngân hàng vì:

- Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động đầu tư trung chuyển vốn trên phạm vi quốc tế diễn ra hết sức mạnh mẽ. Chính sự hội nhập này đặt ra yêu cầu phải nâng cao trình độ cho cán bộ để cán bộ có thể kịp thời nắm bắt được xu thế mới.

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung là trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, dẫn tới công nghệ ngân hàng hiện đại hơn song cũng phức tạp hơn. Để vận hành tốt các phần mềm ngân hàng các cán bộ cần được tham gia các khóa đào tạo và sát hạch kiểm tra trình độ thường xuyên để đảm bảo nắm chắc các thao tác về phần mềm đang sử dụng.

- Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt. Nếu không thường xuyên nâng cao trình độ cho cán bộ thì sẽ bị thua thiệt trong kinh doanh, mất thị phần.

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, con người bao giờ cũng được quan tâm hàng đầu vì họ là người trực tiếp thực hiện các quy trình cho vay từ lúc nhận hồ sơ đến khi thu hồi hết nợ. Chất lượng chuyên viên tín dụng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay, do đó để nâng cao chất lượng tín dụng thì trước hết phải nâng cao chất lượng của chuyên viên tín dụng. Chuyên viên tín dụng không những phải có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm xử lý tình huống mà phải có tư cách đạo đức nghề nghiệp. Với tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ cán bộ như trên, trong thời gian sắp tới, BIDV Vĩnh Phúc cần có kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Cụ thể, tôi xin kiến nghị một số giải pháp để ngân hàng thực hiện tốt công tác này:

- Về công tác tuyển dụng cán bộ: Ngân hàng cần xây dựng cơ chế tuyển dụng linh hoạt như liên tục bổ sung cán bộ khi cần thiết thông qua việc nhận hồ sơ liên tục trong cả năm và tổ chức thi tuyển khi cần thiết. Chế độ thi tuyển cũng cần thay đổi như không ngừng đổi mới các tiêu chí tuyển dụng nhằm tìm kiếm những người thực sự có trình độ và kinh nghiệm về thẩm định dự án đầu tư tránh cơ chế xin – cho để có được đội ngũ cán bộ nòng cốt chất lượng cao.

- Về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: thường xuyên có những đợt tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ trong ngân hàng. Hàng năm, chi nhánh nên tổ chức các buổi hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia, các cán bộ giàu kinh nghiệm nhằm nâng cao hiểu biết và bồi dưỡng kiến thức mới cho các cán bộ về nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm thực tế, đưa ra các biện pháp khắc phục.. Khuyến khích chuyên viên tín dụng tự học tập, tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ như hỗ trợ tiền học phí, hỗ trợ thời gian, tạo cơ hội phát triển năng lực cá nhân. Ngoài việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ thì khả năng giao tiếp ứng xử, nắm bắt được tâm lý khách hàng, xử lý các tình huống một cách linh họat cũng cần được quan tâm.

- Ngoài ra, chi nhánh phải thường xuyên phổ cập các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách mới của Nhà nước liên quan tới ngành, của ngân hàng Trung ương cho các cán bộ. Tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ chuyên môn giữa các phòng, đồng thời tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm định tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài ngành nhằm nâng cao trình độ của họ.

- Ngân hàng có chính sách tiền lương, tiền thưởng phù hợp, tạo môi trường làm việc thuận lợi để thu hút chất xám, tính cạnh tranh, năng động trong môi trường làm việc. Cần xây dựng một chính sách khen thưởng, đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ có năng lực và kinh nghiệm làm việc để phát huy thế mạnh của họ, để tạo động lực cho họ làm việc hiệu quả hơn. Gắn chính sách đãi ngộ và trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đựơc giao, thường xuyên thực hiện việc đánh giá, phân loại chuyên viên trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)