Các chỉ tiêu định lượng về chất lượng tín dụng và qui mô tín dụng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 67 - 78)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng về chất lượng tín dụng và qui mô tín dụng của

dịch vụ khách hàng (phục vụ cho khách hàng đến giao dịch chuyển, rút tiền, gửi tiết kiệm) còn đối với Phòng QLKH còn chưa được bố trí đầy đủ dẫn đến việc khó khăn cho khách hàng trong tìm kiếm thông tin, tài liệu liên quan đến việc cho vay. Nắm bắt được điều này, Ngân hàng sẽ cải tiến và bố trí quầy thông tin đầy đủ để cung cấp cho khách hàng, phục vụ theo nhu cầu cần thiết của khách hàng đến giao dịch. Tiêu chí nữa là Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại cũng được khách hàng đánh giá không cao. Như vậy, có thể nhìn nhận thấy rằng một số thời điểm máy móc, thiết bị, đường truyền của khách hàng bị lỗi dẫn đến chậm trễ trong việc thực hiện các giao dịch phục vụ khách hàng. Ngân hàng cần có những giải pháp để giảm thiểu sự cố, hỏng hóc của trang thiết bị,….

Tổng kết lại kết quả của việc điều tra như sau:

Kết quả trên cho thấy, về cơ bản, chất lượng hoạt động tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc được khách hàng đánh giá ở mức trung bình khá.

Từ những đánh giá của khách hàng thông qua bảng điều tra ta có thể thấy được những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc. Từ đó cho thấy Chi nhánh cần tiếp tục cải thiện hơn nữa sự cạnh tranh về lãi suất, sự tư vấn gần gũi khách hàng để có thể chia sẻ với khách hàng nhiều nhất thông tin, hỗ trợ giải ngân và đảm bảo việc thời gian giải quyết cho vay phù hợp. Khi đó thì chất lượng tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục được nâng cao, cải thiện hơn.

3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng về chất lượng tín dụng và qui mô tín dụng của ngân hàng ngân hàng

- Công tác tín dụng luôn được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo của cấp trên và trên cơ sở thực tế tại địa phương, chi nhánh đã xác định định hướng chính trong công tác tín dụng là: Tích cực đầu tư trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Mở rộng hoạt động tín dụng như cho vay SXKD trong toàn bộ nền kinh tế quốc doanh, cho vay tiêu dùng, chuyển mạnh sang cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vươn lên là ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của địa phương.

- Thực hiện kinh doanh tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu vốn, áp dụng lãi suất thực dương, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi thúc đẩy việc kinh của ngân hàng có hiệu quả. Tìm kiếm và chuyển dần sang đầu tư theo dự án đầu tư và chương trình kinh tế có tính khả thi cao của địa phương, giữ vững thị trường và liên kết chặt chẽ với sự phát triển của các khu công nghiệp trong địa bàn mở rộng qui mô tín dụng trong và ngoài tỉnh.

3.2.2.1. Doanh số cho vay- doanh số thu nợ

Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng khái quát đồng thời nhiều yếu tố trước tiên phải kể tới doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Doanh số cho vay được hiểu là số tiền mà ngân hàng giải ngân tới khách hàng trong vòng một năm. Và doanh số thu nợ là số tiền mà ngân hàng thu được trong vòng một năm từ khách hàng. Để hoạt động cho vay và thu nợ được diễn ra liên hoàn và hiệu quả ngân hàng đã có nhiều chính sách tích cực để đẩy mạnh song song hai hoạt động này.

Bảng 3.9. Doanh số cho vay, thu nợ tại BIDV Vĩnh Phúc (2011-2015)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng doanh số

cho vay 2.848,00 3.248,10 3.496,02 3.719,04 4.758,57 Tổng doanh số

thu nợ 2.575,11 3.075,55 3.849,49 3.482,51 4.157,39

Tổng dư nợ 1.759,52 1.932,07 1.578,60 1.815,13 2.416,31

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

Tổng doanh số cho vay, thu nợ của ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2012 tổng doanh số cho vay tăng 14% , thu nợ tăng 19% so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng doanh số cho vay tăng 7% , thu nợ tăng 25.1% so với năm 2012. Và đặc biệt năm 2015, doanh số cho vay tăng 27%, doanh số thu nợ tăng 19% so với năm 2014. Doanh số cho vay tăng như vậy là do những năm gần đây chi nhánh đã phát triển nhiều khách hàng mới trên địa bàn chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh thương mại và xây lắp, bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng như mua ô tô và

nhà ở,… của người dân ngày càng gia tăng kéo theo hoạt động cho vay càng có nhiều khởi sắc. Những con số này nói lên hoạt động cho vay của chi nhánh là rất tốt, ngày càng được mở rộng về quy mô và hình thức cấp tín dụng.

Riêng trong năm 2013 doanh số thu nợ tăng đột biến do Khách hàng quan trọng của BIDV Vĩnh Phúc là Tập đoàn Prime sau khi bán 85% cổ phần cho Tập đoàn SCG của Thái Lan đã cơ cấu lại toàn bộ tài chính của Tập đoàn và trả toàn bộ nợ vay tại các TCTD trong đó có BIDV Vĩnh Phúc với tổng dư nợ tất toán là trên 400 tỷ đồng.

3.2.2.2. Nợ quá hạn, nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro

TheoThông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Ngân hàng nhà nước qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Qua đó, tất cả các tổ chức tín dụng tại Việt Nam phải thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. BIDV Việt Nam đã ban hành quyết định 1226/QĐ- HĐQT ngày 30/05/2014 về chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập và phương pháp trích lập DPRR trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, BIDV Vĩnh Phúc đã và đang thực hiện đúng theo quyết định của của ngân hàng Nhà nước và của BIDV Việt Nam, có kế hoạch phân loại nợ để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay khác nhau qua đó những chính sách áp dụng khác nhau với từng đối tượng khách hàng nhau để tạo điều kiện và quyền lợi tốt nhất cho khách hàng khi đến với ngân hàng, đồng thời đảm bảo kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 3.10. Bảng phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tại BIDV Vĩnh Phúc (2011-2015) Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ 1.759,50 100,0 1.932,10 100,0 1.578,60 100,0 1.815,13 100,0 2.416,31 100,0 Nợ đủ tiêu chuẩn 1.552,13 88,21 1,724.56 89,26 1.397,95 88,55 1.763,80 97,17 2.376,20 98,34 Nợ cần chú ý 190,55 10,83 184,63 9,56 153,44 9,72 30,50 1,68 20,63 0,85 Nợ dưới tiêu chuẩn 3,31 0,19 0,5 0,03 6,89 0,43 1,58 0,09 2,32 0,10 Nợ khó đòi 3,77 0,21 4 0,21 12 0,76 - 0,00 1,01 0,04 Nợ mất vốn 9,76 0,55 18,39 0,95 8,32 0,52 19,25 1,06 16,15 0,67 Nợ xấu 16,84 0,96 22,89 1,18 27,15 1,72 20,83 1,15 19,47 0,81 Trích DPRR 4,70 22,6 10,1 1,90 13,20 Qũy DPRR 55,90 48,00 33,50 31,75 35,15

Nhìn vào bảng 3.6, ta thấy nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ của BIDV Vĩnh Phúc. Năm 2011 tỷ lệ nợ nhóm 1: 88,21%, năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 89,26% và đến năm 2013 là 88,55%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đều giảm qua các năm: Năm 2011 là 10,83%; năm 2012 giảm còn 9,56% và năm 2013 là 9,72%, đến 2014 là 1,68% và năm 2015 chỉ còn 0,85%. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) năm 2012, 2013 có xu hướng tăng. Hậu quả này là do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, tuy Chính phủ và NHNN đã có nhiều động thái nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bằng các đợt hạ lãi suất nhưng tình trạng khó khăn chắc vẫn còn tiếp diễn và năm 2014, 2015 đã có sự phục hồi, tuy nhiên khả năng phục hồi là còn chậm. Điều này đòi hỏi chi nhánh cần có biện pháp tích cực trong quản lý rủi ro nhằm ngăn chặn việc nợ xấu có nguy cơ tăng cao.

Cơ cấu nợ xấu được thể hiện:

Bảng 3.11. Cơ cấu nợ xấu tại BIDV Vĩnh Phúc (2011-2015)

Đơn vị: tỷ đồng Nợ xấu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I. Theo ngành nghề 16,84 22,89 27,15 20,83 19,47 + Thương mại 9,76 13,92 22,33 17,12 16,96 + Xây lắp 5,30 4,46 1,25 0,92 + Vận tải 4,00 3,40 2,54 2,31 + Tiêu dùng 1,78 0,51 0,17 0,25 0,20

II. Theo đối tượng vay 16,84 22,89 27,15 20,83 19,47

+ TCKT 10,12 10,80 15,98 8,76 15,50

+ Cá nhân 6,72 12,09 11,17 12,07 3,97

III. Theo kỳ hạn 16,84 22,89 27,15 20,83 19,47

+ Ngắn hạn 15,06 22,38 27,15 20,83 19,46

+ TDH 1,78 0,51 - - 0,01

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

Qua bảng trên cho thấy, nợ xấu của BIDV Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu tại lĩnh vực thương mại và xây lắp, đối tượng khách hàng cả doanh nghiệp lẫn cá nhân,

tập trung tại kỳ hạn ngắn hạn. Nguyên nhân là do đặc thù nền khách hàng của chi nhánh hoạt động kinh doanh thương mại và xây lắp là chủ yếu. Thời gian vay là ngắn hạn (bổ sung vốn lưu động).

Xét về tổng thể, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của BIDV Vĩnh Phúc thấp hơn so với ngưỡng an toàn với tỉ lệ nợ xấu dưới 5% theo quy định của NHNN (Theo thông lệ quốc tế 3%). Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng không nhiều nhưng tiến độ xử lý nợ xấu, nợ quá hạn chậm và cho thấy rủi ro tín dụng đối với Chi nhánh vẫn thường trực tiềm ẩn và có xu hướng gia tăng trong những năm tiếp theo.

0 5 10 15 20 25 2011 2012 2013 2014 2015 Thương mại Xây lắp Vận tải Tiêu dùng

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu nợ xấu

Trong năm 2013 BIDV Vĩnh Phúc đã tích cực tập trung vào công tác thu hồi nợ xấu dưới nhiều hình thức, trong đó có đàm phán, thương thảo và trao đổi làm việc với khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ, tạo điều kiện cho Khách hàng chủ động tìm kiếm cơ hội bán tài sản thế chấp để trả nợ và kể cả việc BIDV Vĩnh Phúc phải nhờ các cơ quan hữu quan thực thi pháp luật như Tòa án, Thi hành án, Công an để khởi kiện buộc khách hàng vay và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thực hiện trách nhiệm trả nợ vay cho Ngân hàng. Kết quả cụ thể đã đạt được năm 2013 là xử lý rủi ro 15 tỷ đồng, xử lý nợ 24 tỷ đồng, thu hồi 8,8 tỷ đồng nợ xấu gốc và 894 triệu đồng nợ lãi từ năm trước, thu nợ xấu phát sinh mới trong năm 10,5 tỷ đồng, kịp thời có biện pháp tốt phù hợp, đã ngăn phái sinh mới 16,5 tỷ đồng dư nợ đã lâm vào tình trạng khó khăn và quá hạn.

Với nhiều biện pháp tích cực, chủ động từ đầu năm 2015, chi nhánh đã hợp tác tốt với khách hàng trong tháo gỡ khó khăn và phối hợp tốt với cơ quan chức

năng trong thu hồi nợ xấu. Vì vậy đã cải thiện nâng nhóm nợ tốt hơn một số khách hàng như công ty Trường sơn, công ty Hoàng ngân, công ty Xuân Long và thu hồi dứt điểm nợ xấu một số trường hợp; thu hồi vượt dự kiến nợ ngoại bảng.

Đến 31/12/2015, Nợ xấu còn 0,81% giảm 0,25% so với đầu năm, thấp hơn bình quân địa bàn và BIDV; Nợ nhóm 2 giảm xuống còn 0,86%/Tổng dư nợ, giảm 1% so với đầu năm (Mức giảm tỷ lệ nợ xấu chủ yếu do tăng quy mô tín dụng). Nợ quá hạn 19,2 tỷ đồng chiếm 0,79%/Tổng dư nợ giảm 2,5 tỷ đồng so với đầu năm. Mặc dù quy mô nợ xấu/quá hạn không cao và có khả năng thu hồi, nhưng phân tán ở nhiều khách hàng nhỏ lẻ, nhiều TSĐB khác nhau nên việc thu hồi sẽ khó khăn hơn.

Với tinh thần tích cực, tận thu, giảm thiểu rủi ro, trong năm chi nhánh đã thu hồi được 7,1 tỷ đồng nợ ngoại bảng và gần 2 tỷ đồng lãi treo lâu ngày. Kết quả này đã góp phần nâng cao thu nhập cho chi nhánh năm 2015.

Lãi treo và dự thu cuối tháng/quý luôn ở mức thấp. Đến 31/12/2015 lãi treo nội bảng còn trên 6 tỷ đồng, lãi dự thu trên 5 tỷ đồng.

BIDV Vĩnh Phúc luôn trích đủ DPRR theo quy định. Trong năm 2015, chi nhánh trích lập DPRR số tiền là 13,2 tỷ đồng. Quỹ DPRR thời điểm 31/12/2015 của chi nhánh đạt 35,15 tỷ đồng.

Qua phân tích trên ta thấy, tình hình nợ quá hạn và nợ xấu đang dần được cải thiện qua các năm, ngân hàng nên phát huy những thành tích đạt được và không ngừng phát triển để nâng cao chất lượng tín dụng để đam lại những sản phẩm tín dụng đa dạng và thiết thực phục vụ thị hiếu của khách hàng.

3.2.2.3. Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 3.12. Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng dư nợ vay 1.759,50 1.932,10 1.578,60 1.815,13 2.416,31 Tổng vốn huy động 1.530,32 1.992,57 2.282,63 2.852,06 3.438,36

Hiệu suất sử dụng vốn (%) 115 97 69 64 70

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn phản ánh khả năng ngân hàng có chủ động về nguồn vốn cho vay hay không, hiệu suất này càng thấp càng thể hiện được tính chủ động nguồn vốn của ngân hàng để cho vay và ngược lại. Từ bảng số liệu trên cho thấy năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng cao lên đến 115%. Điều này cho thấy sự mất cân đối trong huy động và cho vay của chi nhánh, chi nhánh không tạo được sự chủ động về nguồn vốn khi cho vay. Khả năng HĐV tại địa bàn chỉ đạt 1.530,32 tỷ đồng. Tỷ trọng huy động vốn từ ĐCTC (BHXH và Kho bạc) cao đạt 487,81 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn huy động không ổn định. Để có nguồn vốn cho vay, BIDV Vĩnh Phúc phải tìm cách huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau mà chủ yếu là vay từ BIDV trung ương với chi phí cao hơn huy động thông thường, điều này làm tăng chi phí trả lãi vay, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Bước sang năm 2012 và những năm sau, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, BIDV Vĩnh Phúc đã nỗ lực đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế như: đa dạng hóa danh mục các sản phẩm tiền gửi với các kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn, các chương trình khuyến mại, dự thưởng, kết hợp với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thái độ phục vụ nhiệt tình của nhân viên chi nhánh,...đã đem lại kết quả huy động rất tốt cho chi nhánh. Quy mô nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt, cơ cấu nguồn vốn huy động theo xu hướng ngày càng ổn định. Năm 2012, nguồn vốn huy động đạt 1.992,57 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011. Đến năm 2015, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 3.438,36 tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu. Với quy mô và nguồn vốn như vậy không những đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu tín dụng phát sinh trong chi nhánh, mà chi nhánh còn bán lại vốn cho BIDV trung ương, hưởng chênh lệch lãi suất FTP rất tốt. Đây là kênh đem lại thu nhập lớn nhất cho BIDV Vĩnh Phúc hiện nay.

3.2.2.4. Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 3.13. Vòng quay vốn tín dụng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh số thu nợ 2.575,11 3.075,55 3.849,49 3.482,51 4.157,39 Dư nợ bình quân 1.620,00 1.755,20 1.722,82 1.526,00 2.045,00 Vòng quay tín dụng (vòng) 1,59 1,75 2,23 2,28 2,03

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)