5. Kết cấu của luận văn
4.2.6. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản bảo
đảm để thu hồi nợ vay cho ngân hàng
Trong nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, khung pháp lý đựoc đánh giá là “sự cứu cánh pháp lý” hoặc cũng có thể là một trong những yếu tố có khả năng gây rủi ro cho hoạt động ngân hàng xuất phát từ các quyền đối với tài sản và luật pháp về hợp đồng không rõ ràng, không có khả năng cưỡng chế trên thực tế, không bảo đảm được khả năng thực thi các cam kết và nắm giữ tài sản trên thực tế”. Do đó, việc xây dựng khung phápluật hòan chỉnh, đồng bộ, rõ ràng và đảm bảo khả năng cưỡng chế thu hồi nợ cho các TCTD là rất cần thiết.
Trong thực tế, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của các TCTD gặp nhiều vướng mắc. Về xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận giữa TCTD và bên bảo
đảm gặp nhiều khó khăn trong thực tế do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, TCTD chưa được tòan quyền xử lý tài sảm bảo đảm trong khuôn khổ pháp luật.
Việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và nhà ở đặc biệt gây khó khăn cho TCTD. Thủ tục xử lý tài sản thông qua khởi kiện ra tòa án còn chậm, đặc biệt là thủ tục thi hành án thông thường kéo dài. Thực trang này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thu hồi vốn vay cũng như kết quả kinh doanh của TCTD. Chính vì vậy mà khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, ngân hàng phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ thi hành.