Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ hành chính thuế tại chi cục thuế thành phố thái nguyên​ (Trang 91 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.7. Phân tích hồi quy

Bảng 3.40: Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF 1 Hằng số ,161 ,147 1,096 ,274 F1 ,163 ,035 ,198 4,709 ,000 ,757 1,321 F2 ,193 ,029 ,273 6,536 ,000 ,767 1,303 F3 ,124 ,040 ,135 3,116 ,002 ,712 1,405 F4 ,181 ,026 ,307 6,965 ,000 ,689 1,451 F5 ,248 ,031 ,314 7,910 ,000 ,852 1,174

Kết quả phân tích ở bảng 3.40 cho thấy các hệ số hồi quy trong mô hình có mức ý nghĩa của các thành phần Sig đều nhỏ hơn 0,05. Do đó ta có thể nói rằng các biến độc lập đều có tác động đến sự hài lòng của NNT đối với chất lượng dịch vụ hành chính thuế. Tất cả các thành phần trong chất lượng dịch vụ hành chính thuế đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến sự hài lòng của NNT. Do các hệ số hồi quy đều mang dấu dương. Giá trị hồi quy chuẩn của các biến độc lập trong mô hình có giá trị lần lượt là F1: Thủ tục và sự phục vụ của CBCC thuế 0,198; F2: Tiếp cận dịch vụ hành chính thuế là 0,273; F3: Tính tin cậy, minh bạch và công bằng là 0,135; F4: Tính chuyên nghiệp trong xử lý công việc của CBCC thuế là 0,307 và F5: Điều kiện đón tiếp là 0,314 điểm.

Qua kết quả phân tích hồi quy ta có mô hình sau:

Y = 0,198F1 + 0,273F2 + 0,135F3 + 0,307F4 + 0,314F5

Như vậy, 68,8% thay đổi sự hài lòng của NNT được giải thích bằng các biến độc lập của mô hình, còn 31,2% biến thiên được giải thích bằng các biến khác nằm ngoài mô hình. Hệ số VIF < 2 cho nên hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng đáng kể đến mô hình nghiên cứu.

Qua mô hình hồi quy ta thấy, nếu giữ nguyên các biến độc lập còn lại không đổi thì khi điểm đánh giá về thủ tục và sự phục vụ của CBCC thuế tăng lên 1 thì sự hài lòng của NNT tăng trung bình lên 0,198 điểm; khi đánh giá về mức độ tiếp cận dịch vụ hành chính thuế tăng lên 1 thì sự hài lòng của NNT tăng thêm 0,273 điểm; khi đánh giá về tính tin cậy, minh bạch và công bằng đối với NNT tăng lên 1 thì sự hài lòng của NNT tăng thêm 0,135 điểm; khi đánh giá về Tính chuyên nghiệp trong xử lý công việc của CBCC thuế đối với NNT tăng lên 1 thì sự hài lòng của NNT tăng thêm 0,307 điểm và khi đánh giá về điều kiện đón tiếp của cơ quan thuế tăng lên 1 thì sự hài lòng của NNT tăng thêm 0,314 điểm.

Bảng 3.41: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Kết quả kiểm định

F1: Thủ tục và sự phục vụ của CBCC thuế Chấp nhận F2: Tiếp cận dịch vụ hành chính thuế Chấp nhận F3: Tính tin cậy, minh bạch và công bằng Chấp nhận F4: Tính chuyên nghiệp trong xử lý công việc của

CBCC thuế Chấp nhận

F5: Kế Điều kiện đón tiếp Chấp nhận

(Nguồn: Tác giả)

Theo kết quả bảng 3.41, các giả thuyết này đều chấp nhận được vì khi tăng các yếu tố này thì sẽ làm tăng sự hài lòng của NNT.

Ngoài ra, các giá trị Beta tại bảng 3.41 cho biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc, dựa vào kết quả trên ta sắp xếp các nhân tố với tầm quan trọng giảm dần từ F5 > F4 > F2 > F1 > F3. Như vậy, sự hài lòng của NNT chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố điều kiện đón tiếp và phục vụ (Beta = 0,314); tiếp đến là nhân tố Tính chuyên nghiệp trong xử lý công việc của CBCC thuế (Beta = 0,307); thứ 3 là nhân tố tiếp cận dịch vụ hành chính thuế (Beta = 0,273); thứ tư là nhân tố thủ tục và sự phục vụ của CBCC thuế (Beta = 0,198) và cuối cùng là nhân tố Tính tin cậy, minh bạch và công bằng (Beta = 0,135).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ hành chính thuế tại chi cục thuế thành phố thái nguyên​ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)