5. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên
3.1.3.1. Điều kiện kinh tế của thành phố Thái Nguyên
Tổng GTSX (giá trị sản xuất) một số ngành chủ yếu của toàn thành phố qua 3 năm đạt 111,44 tỷ đồng, cụ thể: Năm 2012 đạt 33,33 tỷ đồng, năm 2013 đạt: 36,70 tỷ đồng và năm 2014 đạt 41,40 tỷ đồng. Trong đó: Chủ yếu là GTSX ngành xây dựng chiếm 71,48% tổng GTSX của một số ngành chủ yếu trên địa bàn với tổng GTSX mang lại là 79.667 tỷ đồng (Năm 2012 là 24.076 tỷ đồng, năm 2013 là 26.148 tỷ đồng và năm 2014 là 29.443 tỷ đồng); ngành dịch vụ chiếm 25,64% tổng GTSX với tổng giá trị qua 3 năm đạt được là 28.577 tỷ đồng và số còn lại là của ngành nông nghiệp chiếm 2,8% tổng GTSX tương ứng với tổng GTSX qua 3 năm là 3.201 tỷ đồng.
Bảng 3.1. Tổng GTSX trên địa bàn TP Thái Nguyên từ 2012 – 2014
ĐVT: Tỷ đồng
TT Ngành Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
I Tổng số 33.335 36.704 41.406 1 Dịch vụ 8.274 9.465 10.838 2 Công nghiệp - XD 24.076 26.148 29.443 3 Nông nghiệp 985 1.091 1.125 II Chỉ số phát triển 15,64 10,11 12,81 1 Dịch vụ 15 14,4 14,5 2 Công nghiệp - XD 16,32 8,61 12,6 3 Nông nghiệp 5,47 10,78 3,1
3.1.3.2. Dân số và Lao động của thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của TP TN từ 2012 – 2014
ĐVT: Người TT Các chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQ 2012 - 2014 I Tổng nhân khẩu 287.910 290.620 296.000 101,9 101,9 101,9
1 Khu vực nông thôn 57.820 58.366 59.200 100,9 101,4 101,2 2 Khu vực thành thị 230.090 232.254 236.800 100,9 102,0 101,4
II Tổng số lao động 192.125 194.475 218.433 101,2 112,3 106,8
1 Thành thị 145.038 147.064 150.711 101,4 102,5 101,9 2 Nông thôn 47.087 47.411 67.722 100,7 142,8 121,8
III Số lao động được
tạo việc làm 6.507 6.515 6.800 100,1 104,4 102,2
1 Thành thị 4.594 4.319 4.566 94,0 105,7 99,9
2 Nông thôn 1.913 2.196 2.234 114,8 101,7 108,3
(Nguồn: Phòng Thống kê Thành phố Thái Nguyên)
Toàn thành phố Thái Nguyên đến năm 2014 có 296.000 nhân khẩu chiếm 24,66% dân số tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Thái Nguyên có hơn 500 đơn vị hành chính, trong đó có 19 phường và 09 xã, gồm 08 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao cùng sinh sống. Mật độ dân số thành phố tương đối cao, năm 2014 là 1.543 người/km2, cao gấp 4,71 lần so với mật độ chung của tỉnh là 327 người/km2.
3.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố Thái Nguyên
- Giao thông: Thành phố Thái Nguyên có một hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và phân bố hợp lý giữa các đường quốc lộ - tỉnh lộ - thành phố lộ và liên phường, liên xã. Toàn thành phố có 487 km đường trong đó quốc lộ 30 km, tỉnh lộ 15km, đường ô vuông thành phố có 42 km, trên 300 km đường dân sinh, đã trải nhựa và bê tông được 187 km. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội
lên Cao Bằng qua trung tâm thành phố là mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh lân cận. Ngoài ra, còn có quốc lộ 1B nối Thái Nguyên với tỉnh Lạng Sơn. Với sự kết hợp này đã tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Ngoài hệ thống đường bộ, thành phố còn có hệ thống đường sắt đi qua khá thuận lợi.
- Thuỷ lợi: Cho đến nay thành phố có hơn 500 công trình thủy lợi lớn nhỏ, ngoài nguồn nước sông Cầu cung cấp nước tưới cho các vùng phía Đông và phía Nam của thành phố còn có Sông Công cung cấp nước tưới cho các xã ở phía Bắc. Song hệ thống kênh mương nội đồng từ trước không được chú trọng, đặc biệt từ khi giao ruộng cho nông dân, chủ yếu là mương đất, khi sử dụng hệ thống tưới tiêu bơm nước thì lượng nước tiêu hao lớn, giá thành điện lại cao nên dễ xảy ra hiện tượng để ruộng trắng. Điều đó ảnh hưởng đến đời sống, năng suất, chất lượng cây trồng của nông dân.
- Điện, nước: Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV-12kV-6 kV/380 V/220 V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm. Nguồn nước cấp cho thành phố là nước ngầm và nước hồ đáp ứng đủ nhu cầu của dân cư trong khu vực. Tại khu vực nông thôn, hai hình thức cấp nước phổ biến là cung cấp nước theo hệ tập trung tự chảy và nguồn nước ngầm, chất lượng nước chưa đạt nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. Thành phố hiện có hai nhà máy nước (nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương) với tổng công suất là 40.000m3/ ngày đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lít/ người/ ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.
- Hệ thống giáo dục: Do thành phố Thái Nguyên đóng vai trò là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho cả vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ nên Chính phủ đã có nhiều chủ trương phát triển giáo dục đào tạo. Công tác xã hội hóa giáo dục của thành phố đã được quan tâm thường xuyên bằng các hoạt động khuyến học, giáo dục ngoài trường, hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở đã từng bước góp phần vào việc xây dựng một xã hội học tập. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và phổ thông ngày càng phát triển, khẳng định vai trò trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng Việt Bắc, đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
3.1.3.4. Điều kiện văn hóa, y tế, giáo dục của thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung 9 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Trung ương và địa phương như Bệnh viện Đa khoa Trung ương, Bệnh viện Lao, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi Chức năng... với trên 3.000 giường bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân trong vùng. Là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có gần 30 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành giáo dục, nông nghiệp, y tế, kinh tế và công nghiệp.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía bắc. Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và gần 100 di tích lịch sử, trong đó có cụm di tích Đền thờ Đội Cấn; nhà Lao Thái Nguyên; phòng tuyến Gia Sàng đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia; có Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam được tổ chức SIDA Thụy Điển tài trợ sửa chữa, nâng cấp, là nơi lưu giữ hầu hết các di sản mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam, làng nghề chè Tân Cương nổi tiếng, đền thờ Đội Cấn và 91 di tích lịch sử văn hóa khác.