Giải thích từ nguyên (gốc từ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 25 - 27)

8. Đóng góp của luận văn

1.2. Giải thích từ nguyên (gốc từ)

Lê Văn Hòe đã dày công nghiên cứu, chú giải với lượng từ ngữ phong phú, từ những tiếng nôm khó hiểu đến chú giải ý nghĩa từng câu, Ông chú giải văn phạm văn pháp, chữ sách Tầu, hay các chữ lấy ở ca dao, tục ngữ; Đặc biệt hơn ông giải thích cả từ nguyên (gốc từ).

Việc làm này không chỉ mang lại nhiều giá trị về nghệ thuật dùng từ của Nguyễn Du, về cách triển khai ý tứ trong câu thơ, mà còn đóng góp cho nền nghiên cứu văn học dân tộc.

Đọc một câu thơ không chỉ là hiểu nội dung, mà còn phải rõ nguồn gốc từ, từ ấy được Nguyễn Du công phu, tỉ mỉ trích từ gốc từ nào, liệu từ ấy đã hợp lý hay chưa?

Ta có thể điểm qua một số ví dụ đưa ra sau đây: Câu thơ:

“Này trong khuê các đâu mà đến đây”

Lê Văn Hòe chú: “ Khuê các” chính là Khuê cáp, thường nói trạnh ra là Khuê các, khuê là cửa nách buồng thường xây cuốn tò vò. Cáp là của nách buồng nhỏ hơn là của khuê. Ông giải thích thêm rằng “Khuê cáp” (khuê các) được dùng để trỏ chỗ ở của đàn bà, con gái, vì phụ nữ xưa luôn muốn ở trong buồng kín, không ra tới ngoài. Tác giả giải thích được như thế cũng tường tận, chi tiết thay!

Hay như câu:

“Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”

Ông cho rằng: “nửa vời” do “nửa vì” nói trạnh ra, vì là ngôi, chỗ, vị trí; nửa vời là giữa chỗ, khoảng từ vị trí này đến vị trí kia. Nước dội ở trên cao xuống thấp, tức là từ vị trí cao sa xuống vị trí thấp...

Ví dụ Lê Văn Hòe giải thích gốc từ “nao nao” trong câu:

“Rột lòng mình cũng nao nao lòng người”(419)

Nao-nao” là “nau” đọc trạnh ra. “Nau” là đau đớn êm dịu, âm ỷ, đau nhẹ nhưng đau thấm thía. Người có chửa sắp đẻ thường ngâm ngẩm đau bụng, người ta gọi làm nau, đau nau. Có người cho “nao nao” là dòng nước chảy quanh một vật gì tròn.

Ngoài ra, Lê Văn Hòe chỉ ra gốc từ được dịch từ chữ Hán, ví dụ ở câu:

“Ba cây chập lại một cành mẫu đơn”(1248)

Thì ông đã chú từ “Ba cây” được dịch chữ tam mộc (là một thứ hình cụ thời xưa, gông cổ và kẹp cả chân tay).

Hay như từ “Dặm hồng” dịch chữ Hồng trần (có trích chữ Hán) là tiếng chỉ cuộc đời gió bụi vất vả trong câu thơ:

“Dặm hồng, bụi cuối chinh an”(1326)

Hoặc từ “Giếng vàng”, Lê Văn Hòe chú rằng dịch chữ Hán Kim tỉnh (phiên âm) là cái giếng xâu đẹp dễ, lộng lẫy, cầu kỳ hình như là xây bằng vàng.

Sự tỉ mỉ, công phu của Lê Văn Hòe đã tạo ra những bản chú “vượt tầm thời đại”, kết nối cội nguồn của từ ngữ, giúp người đọc đọc một biết mười, thấu hiểu cả tấm lòng của Đại thi hào đặt vào tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)