Một số nhân vật khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 56 - 59)

8. Đóng góp của luận văn

2.1.4. Một số nhân vật khác

Về Vương Ông, qua câu “Liều mình, ông rắp gieo đầu tường vôi”(575), Lê Văn Hòe phê bình: “Ông già này thật lẩm cẩm. Về nhà, chẳng tính được chuyện gì như cầm bán nhà đất, ruộng nương, để Kiều khỏi phải bán mình, lại định đập đầu vào tường tự tử. Tự tử như vậy, nếu chết cũng không ngăn được Kiều khỏi phải bán mình”[8].

Lão Vương Viên ngoại này sao mà lù đù thế? Hay là tác giả cố ý bắt lão phải đống vai “Đình đú” để Kiều nhất định phải bán mình, cho đúng cốt truyện tác giả đã xây dựng?”.

Sau khi một hồi Thúy Kiều thuyết phục, Vương Ông dường như đã

“Phải lời ông cũng êm tai” (591), Lê Văn Hòe như khẳng định lại một lần nữa cho lời phê phán của mình ở phía trên: “Thì ra Vương Viên ngoại quê thật. Bị con gái thuyết cho một hồi, ông cụ không còn biết nghĩ làm sao, nói làm sao, tính toán làm sao nữa. Ông lẳng lặng bằng lòng để cho con gái bán mình?”.

Khi ông dỗ con gái:

“Này cha làm lỗi duyên mày Thôi thì nỗi ấy sau này đã em”(669)

Kiều có lo Kim Trọng không lấy được vợ đâu! Nàng chỉ đau xót rằng nàng không giữ được lời thề với Kim Trọng, nàng không được làm vợ chàng. Thế mà đi dỗ nàng: “Thôi thì nỗi ấy sau này đã em” có khác gì như đổ thêm dầu vào lửa, người đã ngã lại tống thêm cho cái đạp! Lời ấy chỉ làm Kiều càng thêm tiếc thương cho duyên phận nàng, không làm yên lòng nàng được chút nào. Chính vì thế mà Lê Văn Hòe nhận định rằng càng đi sâu vào truyện, ta càng thấy Vương Ông là một ông già quê kệch vô cùng. Dỗ dành, an ủi con gái như vậy, thì cũng chán truyện! Ông già mới lẩm cẩm làm sao!

Sở Khanh được Lê Văn Hòe bình dưới câu:

“Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi”(947)

Sở Khanh nói: nếu Kiều biết lòng chàng thì chàng sẽ cứu thoát ngay ra khỏi thanh lâu không khó gì. Cứ như lời Sở Khanh thì hình như chàng đã biết rõ Kiều là người như thế nào rồi. Ai cũng biết lầu Ngưng Bích là lầu của nhà mụ Tú chăng? Hay vì Sở Khanh là người của mụ Tú? Học giả họ Lê nói về khẩu khí của Sở Khanh là: toàn một giọng khoác lác, anh hùng rơm. Giá chưa được nghe thơ chàng thì dễ Kiều cũng khó tin. Dù sao thì chàng cũng biết đánh vào chỗ yếu của Kiều là mong thoát thân. Trách gì Kiều chả mắc!

Sở Khanh leo cây chuyền cửa lẻn vào lầu cao. Hành động ấy, Lê Văn Hòe bình rằng: Đối với một nhà thơ (Sở Khanh) việc đó kể đã là anh hùng. Sở

Khanh tự xưng anh hùng với Kiều, dễ thường cũng không phải nói khoác. Có tài làm thơ, lại có đảm lược như Sở Khanh, có thể cho là tài kiêm văn - võ. Xét ra không phải người đáng khinh. Ông bình: Sở Khanh đáng khinh ở chỗ đã đánh lừa Thúy Kiều. Ông phê phán cho hay con người ta ở đời, có tài học, có đảm lược mà không có đạo đức như Sở Khanh đây, cũng không đáng quý!

Giác Duyên lấy họ Bạc làm chỗ tin cậy và gửi Kiều sang tạm trú chân, thì kể sư cũng kém sáng suốt. Có lẽ sư cho người năng đi lại dầu hương lễ bái là người mộ đạo đáng tin. Lê Văn Hòe phê phán: “Nếu xét người cách ấy thì quả sự cũng là một người tầm thường”.

Lê Văn Hòe nhận xét: “Vì sự kém sáng suốt mà người ta có thể quy cho sư cái trách nhiệm đem Kiều đẩy vào lầu xanh lần thứ hai này!”[8]

Hay là nhân vật thằng bán tơ, tức anh lái buôn tơ khai báo làm sao đó nên liên lụy đến Vương viên ngoại.

Lê Văn Hòe bình rằng: Mấy tiếng “thằng bán tơ” tả được tất cả nỗi căm hờn và sự kinh bỉ của nhà Kiều đối với tên đã vu cáo cho Vương viên ngoại. Tiếng “thằng” là tiếng tục và thô, vậy mà dùng ở đây rất đắc đế. Nó chỉ gặp Vương ông trong quán rượu một lần, khi việc gian lậu của nó vỡ ra, bị quan xúi để khai cho nhà giàu làm tiền, nó tưởng rằng Vương ông nhà giàu nên nó cung chiêu cho.

Hồ Tôn Hiến được biết là ông quan có tài chính trị, khéo gỡ những mối rắc rối trong việc cai trị quốc gia, ông được nhà vua tín dụng và được gọi là “trọng thần”. Hồ Tôn Hiến biết Từ Hải là đấng anh hùng và biết Kiều cũng được dự bàn việc quân. Việc tình báo của Hồ tổ chức đã chu đáo. Biết người là một điều cần thiết của nhà làm tướng. Đã biết Từ Hải và kiều như vậy tất nhiên là Hồ sẽ tìm được cách công phá. Lê Văn Hòe nhận xét: “Kiều mà cũng được dự bàn việc quân, thì cơ nghiệp Từ Hải ta biết trước là khó được vững vàng”. Dường như học giả không có thiện cảm với nàng Kiều từ những chỗ phê phán sự “nhu nhược, nhẹ dạ, cả tin” của Kiều ở những đoạn trước nên bây giờ mới có lời nhận xét như vậy?

Hồ Tôn Hiến bắt Kiều hầu rượu ăn tiệc với Hồ. Giết chồng lại bắt vợ ngồi hầu rượu ăn mừng việc giết đó, như thế kể cũng vô nhân đạo, Lê Văn Hòe bình. Nhưng thời xưa thường có sự đó, Tướng thắng trận lại thường lấy sự đó làm điều hãnh diện và tự hào.

Khi đã say rượu nửa chừng rồi, Hồ cao hứng ép Kiều gẩy bài đàn nàng vẫn chơi mọi ngày. Có lẽ Hồ đã nghe biết tài âm nhạc của Kiều nên lúc này mới ép nàng như vậy. Lê Văn Hòe nhận xét: Họ Hồ bắt người ta hầu rượu, lại bắt đánh đàn trong tiệc ăn mừng giết chồng người ta, ông cho rằng: “kể Hồ cũng nhẫn tâm quá”!

Lê Văn Hòe nhận xét Hồ Tôn Hiến về tư cách đạo đức “có lẽ kém cả mấy ông quan nhỏ” qua câu:

“Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”(2061)

Hồ Tôn Hiến đã say đắm về bản đàn của Kiều, lại say đắm về nhan sắc của Kiều. Nhất là lúc này Hồ giở say, thì lại càng khó làm chủ được tình cảm. Lê Văn Hòe nhận ra “mặt sắt như Hồ cũng phải ngây ngất vì tình”. Điều này cho biết sau mười lăm năm lưu lạc giang hồ, Kiều vẫn còn là một trang quốc sắc. Mười lăm năm trước, lúc còn sen ngó đào tơ, Kiều làm chàng Kim say mê chết mệt là phải lắm!

Hồ đã lập mưu đánh lừa ám hại chồng Thúy Kiều, rồi lại bắt nàng hầu rượu, bầu đàn và ngây ngất trước tài sắc của nàng. Thật chả khác gì những kẻ “sát phu hiếp phụ”- Lê Văn Hòe thẳng thắn nhận xét về họ Hồ!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)