Lê Văn Hòe bình luận cách hiểu của các nhà bình chú khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 67 - 72)

8. Đóng góp của luận văn

2.2.4 Lê Văn Hòe bình luận cách hiểu của các nhà bình chú khác

Trong câu:

Người quốc sắc, kẻ thiên tài(139)

Có người hỏi rằng người quốc sắc đây là ai và có ý cho là tác giả nói lờ mờ không gẫy gọn. Lê Văn Hòe đã phủ nhận ngay ý kiến đó: “Thật ra không phải thế, dù có Thúy Vân hay có trăm ngàn con gái cùng đi với Kiều thì nói người quốc sắc, người ta cũng biết ngay là nói Kiều...Tác giả nói rõ ràng khúc chiết lắm!”

Ví như câu:

“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”(20)

Học giả họ Lê sửa rằng: “Có người cho “mây” là cây mây thì sai; “Mây”

đây phải là đám mây, ý nói tóc xanh bóng và da trắng, nước bóng xanh đen của tóc đến mây cũng phải kém...”

Hay Lê Văn Hòe hiệu đính từ: “lững đững” trong câu: “Sen vàng lững đững như gần như xa” (165). Ông cho rằng câu này tả dáng đi của người trong mộng rất khéo, có bản chép “lãng đãng” thì sai, vì theo ông thì không ai đi “lãng đãng”, chỉ nói đi “lững đững” hoặc đi “lững thững”.

Hay như chú 429- Có người cho rằng cả Truyện Kiều xây dựng và đứng vững trên một chữ “rẽ”...Lê Văn Hòe bình rằng: hiểu như vậy, kể cũng tế nhị thay.

Chú 443: Ông nhận xét rằng có người dụng công đi tìm chủ từ của câu gieo thoi nhưng theo ông, gieo thoi ở câu này không là động từ mà là danh từ “sự gieo thoi” rồi giải thích : tác giả không định nói ai gieo thoi, chỉ định lấy điển gieo thoi để cụ thể hóa sự cự tuyệt.

Hoặc chú 464: Có người bảo vì Kim Trọng ăn thừa tự chú, nên phải để tang ba năm như để tang bố. Lê Văn Hòe nhận xét về ý kiến này, ông cho rằng ý này rất hay, giúp ta hiểu sâu văn bản và nghĩa của văn bản hơn. Thực rất công tâm và sâu sắc thay!

Trong câu:

“Một ngày nặng gánh tương tư một ngày”

Ở chú 485, Lê Văn Hòe chỉ ra có người cho rằng bắt đầu chữ “nàng” thì mới khởi nói về Kiều. Còn từ đó trở lên là nói về Kim Trọng, ông cho rằng hiểu như vậy có lẽ chưa thông.

Vì nếu bảo rằng bắt đầu câu “nàng” còn mới nói đến Kiều, thì người ta không hiểu Kiều nghĩ ngợi gì mà lòng “chín hồi vấn vít”? Ông cho rằng nên hiểu rằng: Kim Trọng đi rồi, Kiều nghĩ ngợi vẩn vơ...

Chú 2131 có câu:

“Một gian nước biếc mây vàng chia đôi”

Câu này Tản Đà phê: “lời văn rất đẹp”.

Bản Hồ Đắc Hàm: làm nhà ở bên sống, trên thời mây, dưới thời nước, như một gian nhà ở giữa mà chia trời nước ra làm hai phần cách nhau.

Lê Văn Hòe thì cho rằng:

Gian nhà nhìn ra khoảng mây trời và nước sống, ý nói tầm mắt bao la rộng khắp.

Hoặc là gian nhà một phía nhìn ra nước sông: một phía nhìn về phía rừng núi hướng tây. “Mây vàng” đây có lẽ là nói mây buổi chiều, lúc ảnh mặt trời đã vàng vàng, tức là nói phía mặt trời lặn.

“Chia đôi” đây có lẽ là mây vàng nước biếc chia nhau hướng vào căn nhà, hoặc chia tầm mắt của người trong nhà.

Theo Lê Văn Hòe thì nếu giảng như bản Hồ Đắc Hàm thì gian nhà phải là gian nhà cao ngất mây, thì mới coi như là chia nước biếc và mây vàng làm đôi được. Vẻ chăng nếu hiểu nước biếc và mây vàng trên cùng một bình diện thời gian và không gian thì có lẽ không đúng. Nếu mây trên trời vàng thì nước dưới sống không thể biếc được. Gian nhà khi thì soi hình xuống nước biếc, khi thì phơi mình ra trước ánh vàng của mặt trời tà,

Như vậy, Lê Văn Hòe đã bình luận và phân tích chi tiết, sâu sắc và thấu tình đạt lý về câu thơ này, sao cho hiểu tường tận mà lô-gíc với văn phong và nội dung mà Nguyễn Du muốn truyền tải.

Ở chú 2166, Lê Văn Hòe bình về cụm từ: “Lau treo rèm nát”

Ông chỉ ra có bản giảng “lau treo rèm nát” là cái rèm bằng lau, trúc gài phên thưa là vách che bằng phên tre.

Lại có bản giảng: rèm nát có lau mọc, phên thưa trúc mọc sen cả vào. Ông đính chính: Giảng như vậy đều sai. Vách bằng đất chứ không bằng phên. Lau là cái cây lau để treo màn!

Hay Lê Văn Hòe bình câu:

“Vật mình vẫy gió tuôn mưa”(2174)

Kim Trọng nghe xong truyện thì vật vã khóc lóc. Chàng vật mình vật mẩy như là gió vẩy mạnh cây cối ngã xuống, chàng khóc lóc nước mắt tuôn ra như mưa.

Nhiều bản chép là: “vẫy gió tuôn mưa”.

Lê Văn Hòe cho rằng: “vẫy gió tuôn mưa” thì vô nghĩa. Vầy gió tuôn mưa chính là như gió vẫy, mưa tuôn, chứ không phải Kim Trọng “vẫy gió” và làm “tuôn mưa”.

“Đốt lư hương, giở phím đồng ngày xưa”

Ở chú 2195, Lê Văn Hòe chỉ ra các bản chép là “đốt lò hương” là chép sai. Ông cho rằng không ai nói lò hương, người ta chỉ nói “lư hương” mà thôi! Lê Văn Hòe nhận xét các bản trước và sửa lại từ “liệu” thành “liều” trong câu:

“Thăm tin luống những liều chừng nước mây”(2265)

Lê Văn Hòe cho rằng các bản trước đây đều chép: “Thăm tin luống những liệu chừng nước mây” là chép sai.

Ông giải thích:

“Liệu chừng nước mây” là liệu phỏng tìm nơi mây nước xa xôi. Nếu vậy thì không có gì lạ cả. Có người đi xa, mà hỏi dò tin tức, thì là sự thường.

Ông sửa lại để có nghĩa là:

“Thăm tin luống những liều chừng nước mây”. Nghĩa là khi Kiều đi khỏi nhà, thì nhà (nói Kim Trọng thì đúng hơn) nhiều lần liều cả chừng độ cách xa sông núi (nước: sông, mây: núi) mà thăm dò tin tức, những đều uổng công.

Câu này diễn đạt ý “Giấn mình trong đám can qua, vào sinh ra tử họa là thấy nhau”, tức là ý “liều” của Kim Trọng ở trên.

Chữ Nôm, chữ liệu và chữ liều cùng là một chữ nên các bản trước đã sao lầm liều ra “liệu”; cũng như “liều” trong câu:

Cái thân liều những từ nhà liều đi

Các bản đề chép lần là “liệu”. Trong chú 2274 có câu:

“Giọt châu thánh thót quện bào”

Có bản chép là “quyền bào”, bản thì chép là quện bào. Lê Văn Hòe cho rằng: nếu dùng “Quyền bào” thì không có nghĩa.

Ông sửa lại là “quện bào”. Theo ông, “quện” là rát vào, đượm vào. Thúy Kiều thấy mặt đông đủ cả nhà, thì mừng quá hóa tủi, nước mắt nhỏ xuống quện vào áo mặc. Ông cũng tự nhận là dù sao hai chữ “quyện bào” dùng cũng “hơi ép”. Vì tiếng phổ thông, khó hiểu.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã làm nổi bật các lời bình luận, phát biểu ý kiến bình luận của riêng mình về nhân vật; Bình luận văn tài của tác giả, về thi pháp của Nguyễn Du của học giả Lê Văn Hòe. Bản Kiều của Lê Văn Hòe phần đặc sắc nhất chính là ở các lời bình luận về văn chương, về nhân vật, phê bình có, góp ý có, khen có và chê cũng có.Các lời bình đều rất rõ ràng, từ đó giúp người đọc thưởng thức sâu hơn về tác phẩm, nhận thức thâm thúy về giá trị văn học của Truyện Kiều - Nguyễn Du.

Phần bình luận, nhất là phần bình về tâm lý và đạo đức của nhân vật Truyện Kiều là phần thú vị nhất của cuốn sách. Qua việc phân tích hệ thống các nhân vật từ Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, đến Hoạn Thư, Tú Bà, Mã

Giám Sinh, Thúc Sinh, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến... Lê Văn Hòe bộc lộ rõ ông là nhà nho có những cách nhìn bảo thủ, khe khắt về tình yêu nam nữ, tuy nhiên ông rất công tâm khi đánh giá về đạo đức, lối sống, con người của từng nhân vật, không chỉ qua cử chỉ, lời nói, mà còn qua thái độ đối mặt với vấn đề.

Hơn nữa, Lê Văn Hòe đã lật ra được những điều cần lưu ý trong biên khảo Truyện Kiều. Tập Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe là một đóng góp có ý nghĩa vào kho tàng văn học truyền thống. Qua Truyện Kiều chú giải

chúng ta hiểu Lê Văn Hòe hơn, thấy được ở Lê Văn Hòe một học giả công phu, tận tâm, tỉ mỉ, sâu sắc và bản lĩnh.

Việc hạ bút “phê” Kiều hoặc chỉ ra những chỗ chưa hợp lý của Lê Văn Hòe trong Truyện Kiều chú giải đã cho thấy ông là một nhà biên khảo với những lời bình có tâm và có tầm hiểu biết đến nhường nào. Việc làm của ông giúp giới Kiều học có những nhận thức sâu sắc về nhiều mặt khi tiếp cận tác phẩm của Tiên Điền.

CHƯƠNG 3.

HỆ THỐNG CÁC NHẬN XÉT BÌNH LUẬN VỀ CÁC BẢN KIỀU

QUỐC NGỮ KHÁC VÀ CÁC BẢN DỊCH “TRUYỆN KIỀU”SANG

TIẾNG PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)