Giải thích ngữ pháp của câu thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 31 - 33)

8. Đóng góp của luận văn

1.4. Giải thích ngữ pháp của câu thơ

Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lô- gíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Việc giải thích ngữ pháp của câu thơ như Lê Văn Hòe đã làm, không chỉ giúp người đọc thưởng thức nghệ thuật mà còn để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của Nguyễn Du. Có thể nói, sự tồn tại của Truyện Kiều đi song song với sự tồn tại của ngôn ngữ.

Chính vì lý do đấy mà Lê Văn Hòe đã chỉ ra ngữ pháp trong Truyện Kiều, có thể điểm qua các ví dụ như:

Lê Văn Hòe chú rằng: chủ từ (tức chủ ngữ) của động từ rằng ở trên và ở đây đều lần, chủ từ của rằng trên là Kim Trọng, ở dưới là Kiều. Nếu không có sự phân tích này, chắc sẽ có nhiều người nhầm giữa chủ từ của câu “rằng: hay thì thực là hay” và câu “rằng: quen mất nết đi rồi”, vì tưởng là chỉ một người. Nhưng Lê Văn Hòe đã chỉ ra câu trên chủ từ là Kim Trọng, dưới chỉ Kiều.

Hay như câu:

“Khéo vô duyên bấy là mình với ta”(68)

Ông cho rằng: “Khéo” đây là trạng từ (adverbe) có nghĩa là thật quả;

“mình” là tiếng xưng hô dùng để trỏ người thứ hai bằng hàng với mình có hàm ý thân mật.

“Thang mây rón bước ngọn tường”(275)

Nếu để nguyên câu này, hiếm có người hiểu hành động “rón bước” này là ai đang “rón bước”, vì cả 3 câu liền kề trên và dưới đều không nói là ai. Lê Văn Hòe chú rằng: Chủ từ là Kim Trọng, Kim Trọng nói, Kim Trọng chạy về nhà, Kim Trọng trèo thang, Kim Trọng nhìn thấy Kiều và tự hỏi. Như vậy bút pháp tác giả quả thật tài tình!

Hay ông chú chủ từ của những động từ: đắn đo cân, ép, thử trong hai câu này, là chữ khách đặt cách một câu, ở dưới ở câu thơ:

“Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ (550) Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng, khách mới tùy cơ dặt dìu”

Ngoài chỉ rõ cấu trúc ngữ pháp, Lê Văn Hòe còn có những phát hiện trong câu thơ khi thiếu/ bị ẩn đi những thành phần câu. Điển hình là việc thiếu mất động từ khi ông chú: Nàng ở đây thì rõ là Kiều, nhưng hình như câu thiếu mất Động từ trong câu:

“Một mình nàng ngọn đèn khuya”(602)

Và một số ví dụ khác ở dưới đây:

Ở chú thứ 785- Chủ từ câu này là “Vương ông”, tức “Ông” ở câu đi liền sau.

Chú 799- Chủ từ câu này tuy lần không rõ, song theo văn lý, người ta cũng biết rằng “trông vời gạt lệ” là Vương Ông Vương Bà trông vời gạt lệ. Khách tức Mã Giám Sinh cùng Kiều đã ngồi xe đi như bay rồi. Chỉ còn trơ lại chủ đứng trông theo dấu xe đi mỗi lúc một xa

Chú 800- Chủ từ câu này cũng là chủ từ câu trên, tức cha mẹ Kiều. Hay như chú 1244- “Phó về”, danh từ quen dùng trong việc quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)