8. Đóng góp của luận văn
3.1. Lê Văn Hòe nhận xét về các bản Truyện Kiều quốc ngữ khác
Cho đến thời điểm xuất hiện Truyện Kiều chú giải, đã có nhiều bản
Truyện Kiều quốc ngữ khác nhau xuất bản. Chúng ta biết, các bản Truyện Kiều chữ Nôm còn lại đến nay cũng có những dị bản dung sai ở mức độ nhỏ. Vì thế, các bản quốc ngữ cũng có sai lệch nhất định, tuy độ sai lệch không quá lớn . Cách xử lý tính dị bản đó của Lê Văn Hòe thường là căn cứ vào văn lý, tức là ý nghĩa toàn câu thơ, nghĩa ngữ cảnh để bàn về nghĩa của chữ hay từ qua đó đề nghị một phương án chọn mà ông cho là phù hợp hơn cả. Cách xử lý đó có tính hai mặt. Một mặt chú ý đến ngữ nghĩa và văn cảnh là điều có thể thuyết phục, nhưng mặt trái là thiếu tôn trọng nguyên bản chữ Nôm. Tất nhiên, đi sâu tìm hiểu vấn đề này chưa phải là nhiệm vụ của luận văn, vì như đã nói, ngay các bản Truyện Kiều chữ Nôm cũng có dị bản và trong giới Hán Nôm, cách đọc chữ Nôm trong một số trường hợp cũng khác nhau. Chúng tôi chỉ chú ý đến quan tâm về văn lý độc đáo của Lê Văn Hòe, những ý kiến có sức gợi mở để hiểu sâu về Truyện Kiều.
Truyện Kiều chú giải là một công trình chú giải đồ sộ, điều ấy còn được chứng minh qua hệ thống 17 nhận xét bình luận của Lê Văn Hòe về các bản Kiều quốc ngữ khác:
Trong chú 220 có câu:
“Mây Tần tỏa kín song the”
Lê Văn Hòe bình mấy chữ “Mây Tần, mây nước Tần”: ông đồng ý với Tản Đà là mây Tần đây chỉ là lời văn đặt cho lịch sự và cho kêu thôi, chớ không nhất định phải có nghĩa là mây nước Tần. Nhận xét như Lê Văn Hòe cũng hợp lý với nội dung câu thơ.
“Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”
Ở chú 412 này, theo Lê Văn Hòe, các bản quốc ngữ đều chép “nước suối” nhưng theo ông có lẽ theo các bản chữ Nôm chép sai chữ tiếng ra chữ nước chăng nhưng ông cho là không hợp lý, phải chép là “tiếng suối” mới hợp lý.
Hay ở chú 438, Lê Văn Hòe chỉ ra thiếu sót ở những bản Kiều trước như của Bùi Kỉ- Trần Trọng Kim, hay của Tản Đà ở câu:
“Mây mưa đánh đổ đá vàng”.
Theo ông “đá vàng” là thời thề thốt, hứa hẹn chắc chắn với nhau như lời ghi tạc vào vàng đá. Và nếu ra Bản của Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim giảng “đá vàng” là lòng trinh tiết của người đàn bà “e là không đúng”; hay như bản của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là “cuộc đá vàng” thì tối nghĩa. Đồng thời ông chỉ ra duy chỉ có bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh dịch là “serment sacré” là đúng nghĩa.
Chú 479:
“Một lời trân trọng, châu sa mấy hàng”
Bản của Bùi Kỉ, Trần Trọng Kim chưa “lời trân trọng” là “tiếng dặn dò người đi xa phải giữ gìn thân thể cho được mạnh khỏe”, có ý cho Kiều nói lời trận trọng là. Hiểu như vậy có lẽ đều sai.
Lời trân trọng là lời người đi chào dặn người ở lại, chớ không phải là “tiếng người ở lại dặn dò người đi”.
Hay như câu:
Chú 489 “Hoa trôi giạt thắm, liễu xơ xác vàng”
Ông cho rằng Nguyễn Du mượn hoa và liễu để tả hình dáng Kiều. Lê Văn Hòe cũng nhận xét về bản của Tản Đà, Tản Đà cho câu này tả cảnh mùa thu “có lẽ không đúng”, vì “bấy giờ còn là cuối mùa hạ, còn có quốc kêu (đầu cành quyên nhặt)”.
Hoặc câu:
“Già giang một lão một trai
Một giây vô lại buộc hai thâm tình” (496)
Bản Tản Đà viết “vô lại” làm “vô loại” và giảng là “không ra nghĩa lý gì cũng như bất lương”, Lê Văn Hòe nhận xét như vậy “e là không đúng”. Theo ông, “vô loại” không có nghĩa là bất lương, mà có nghĩa là không phân biệt được loại tài giỏi, loài ngu dốt, giàu sang với nghèo hèn, coi ai cũng như ai.
Chú 545-546:
“Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngẩng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dầy”
Lê Văn Hòe bình: Mấy chữ “dợn gió, e sương” ở đây rất hay, rất có ý vị, vì câu trên vừa nói “lệ hoa”. Thành ra câu này không nói đến hoa mà người ta cũng biết là hoa.
Bản của Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim chép là “dín gió” và giảng “dín” là tiếng cổ, nghĩa cũng như là e lệ.
Nghe cũng hay, nhưng hơi cầu kì, vì chữ “din” rất ít dung trong ca dao tục ngữ cũng ít thấy chữ ấy.
Có bản chép là “xem hoa, nhìn hoa”
Các bản của Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, của Nguyễn Văn Vĩnh, và của Tàn Đà đều chép là ngừng hoa...
Bản của Bùi Kỷ giảng “ngường” là “nhìn, ngắm”
Bản của Tản Đà giảng là “vừa đi vừa nhìn”
Người ta không rõ các bản ấy đã căn cứ vào đâu mà giảng như thế. Vì ít nghe, hoặc chưa từng nghe thấy “ngừng” là trông, là nhìn.
Chú 582- “Cỗi xuân tuổi hạc càng cao”
Lê Văn Hòe bình: Bản của Tản Đà chéo là “chồi xuân” thì sai. “Cỗi” tức là gốc, rễ ví với cha mẹ là phải. Còn “chồi” tức là cành, nhánh.
(Ta thường nói đâm chồi nẩy chánh hay đâm chồi nẩy hoa, nẩy lộc...) ví còn cháu với chồi thì đúng hơn ví cha mẹ.
Chú 650- “Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”
Các bản Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh,... đều cho “bồ liễu” là cây bồ, cây liễu là sai.
Bản Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim chứa nghĩa câu này “Dẫu cái thân hèn yếu này có nát đi nữa, cũng còn mong báo đền cái nghĩa giao kết với người tri kỉ”. Giảng như thế, hình như không đúng với tinh thần câu văn.
Chú 683- “Rước nàng, về đến trú phường”
Lê Văn Hòe chỉ ra: Bản của Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim cho là “trú phường (phiên âm chữ Hán)” không đúng lắm. “Phường” viết là phố xá. Đây là rước về phòng trọ thì mới “bốn bề khóa xuân” được.
Chú 729- “Thì vịn cành quít cho cam sự đời”
Bản của Bùi Khánh Diễn thì dẫn câu thơ vịnh quít của Lương Văn Đế (vịn cành quít, bẻ cành nhỏ, quả ngon ngọt như nước ngọc quỳnh).
Bản của Hồ Đắc Hàm thì cho chữ “quít” là “cụp xuống” nghĩa là “vịn cho cành đào ngả quít xuống”
Bản của Tàn Đà trong suốt một trang biện luận, kết thúc rằng: Theo thế văn chỉ có đặt “thời vịn cành đào” là xuôi nghĩa
Bản của Bùi Kỉ, Trần Trọng Kim thì dẫn hai câu thơ của họ Tô (người già chơi như con trẻ không bẻ cành mai mà bẻ cành quít)
Chú 794- “Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao”
Bản của Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim giảng “nhiệm” là “sẵn”
Bản của Tản Đà bác hết thảy các lời giải thích cho là “không nghe ra sao” và đề khuyết nghị không giải nghĩa.
Lê Văn Hòe bình “nhiệm” không có nghĩa là “sẵn”. “Nhiệm” là tiếng cổ, xưa thường hay đi với chữ ghin và có nghĩa gần như ghin (bây giờ là kín).
Chú 901: “ Sợ khi ong bướm đãi đằng”
Đãi đằng, Tản Đà giảng là “bảo nhau túm đông lại”. Bùi Kỉ, Trần Trọng Kim giảng là “lôi thôi”...
Theo ý Lê Văn Hòe: đãi đằng có nghĩa là tiếp đãi. Đằng chỉ là tiếng đệm đi với tiếng đãi, đằng không có nghĩa gì riêng biệt cả, người ta đệm thêm cho dễ nói mà thôi.
Chú 938- “Bóng nga thấp thoáng dưới mành”
“Bóng nga”: Bản chú thích của Bùi Khánh Diễn là “bóng cung giăng” và cho là bóng của Kiều; Bản của Hồ Đắc Hàm cho là “bóng nàng Kiều” và giảng nga là tố nga...
Hiểu như các nhà trên, Lê Văn Hòe cho rằng: thấy hình như không đúng.... Vào lúc chập tối, Kiều ở bên trong bức mành, thì Sở Khanh nhìn thế nào được mặt nàng?
Chú 1048- “Tiếc thay trong giá trắng ngần”
Bản Bùi Khánh Diễn và Bản Hồ Đắc Hàm cho rằng “trắng ngần” là trắng như bạc, và “trong trắng” là trong như giá, tuyết.
Bản Bùi Kỉ, Trần Trọng Kim viện câu phương ngôn: trong như giá trắng như ngần và giảng “ngần” là con cá con trắng như bột. “Trong như giá” không thấy giảng.
Bản Tàn Đà thì chép lại các lời chú trên và nói chưa biết nghĩa nào phải. Chú 1222- “Nặng lòng e ấp, tính bài phân chia”
Lê Văn Hòe chỉ ra rằng: Bản của Bùi Kỉ, Trần Trọng Kim chú là e lệ sợ hãi thiếu nghĩa.
Bản Hồ Đắc Hàm chú là “lóng đóng lôi thôi “ và giảng đây nói nếu Thúc Ông cứ lóng đóng để cho Thúc Sinh say mê Thúy Kiều, thời nặng nề trong lòng lắm cho nên tính bắt phải lìa nhau ra”
Nghe cũng chưa thông. Theo ý Lê Văn Hòe thì, nặng lòng ê ấp có nghĩa là Thúc Ông trong lòng lo nghĩ thấy ngại ngùng khó nói.
Chú 1382- “Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô”
Lê Văn Hòe chỉ ra: Bản Tản Đà chú “giếng vàng” là “lá ngô đồng vàng rụng xuống giếng” hình như không sát nghĩa. Mới rụng có một vài lá ngô thôi, thì giếng đã thành giếng sắc vàng thế nào được?