Lê Văn Hòe bình về văn tài và thi pháp của Nguyễn Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 60 - 63)

8. Đóng góp của luận văn

2.2.1. Lê Văn Hòe bình về văn tài và thi pháp của Nguyễn Du

Lê Văn Hòe khen thi pháp của Nguyễn Du qua chú 139:

“Người quốc sắc, kẻ thiên tài”

“Có người hỏi rằng người quốc sắc đây là ai và có ý cho là tác giả nói lờ mờ không gẫy gọn. Thật ra không phải thế, dù có Thúy Vân hay có trăm ngàn con gái cùng đi với Kiều thì nói người quốc sắc, người ta cũng biết ngay là nói Kiều...Tác giả nói rõ ràng khúc chiết lắm!”.

Chú 148: “Gương nga chênh chếch nhòm song”.

Lê Văn Hòe ngợi khen văn chương của Nguyễn Du: “Câu này vẽ ra một hình ảnh rất đúng và rất đẹp. Bấy giờ là đầu tháng 3. Mặt trăng đầu tháng là mặt trăng lưỡi liềm, coi như con mắt. Mặt trăng lưỡi liềm soi vào lỗ cửa sổ, coi như con mắt nhòm vào nhà. Cảnh tả như vậy kể đã sát và rất linh động”

Và nhận xét “Tác giả sắp hai hình ảnh trên liền nhau để làm cho văn thêm ý vị và màu sắc” tại chú 150: “Hải đường lả ngọn đông lần”.

Trong chú 188: “Gió đâu sịch bức mành mành” Lê Văn Hòe bình: “gió ở đâu thổi cái mành mành động đánh sịch một tiếng. Đến đây người ta cũng chưa rõ là Kiều nằm mơ. Đọc câu sau mới rõ. Bút pháp thật tài tình”.

Trong chú 230, Lê Văn Hòe khen Nguyễn Du: “Kim Trọng vội đi đến chỗ gặp Kiều ngày trước. Rõ rang là hành động của anh chàng si tình. Nhớ Kiều mà đến tìm ở nơi ấy thì cũng như người rơi kiếm xuống sông lại đi đánh dấu mạn thuyền. Tác giả dụng ý cực tả nỗi si tình của Kim Trọng rất khéo”

Trong chú 233: “Vi lô hiu hắt như mầu khẩy trêu” Lê Văn Hòe bình: “…Cây lau trước gió nghiêng ngả hiu hắt. Kim Trọng cảm thấy như nó khẩy – trêu chàng bị tẽn không gặp mặt người yêu. Không nói Kim Trọng bẽ bang thất vọng, chỉ nói vi lô hiu hắt mà làm nổi bật được ý thất vọng bẽ bàng của Kim Trọng. Bút pháp đã nhập diệu”.

Trong chú 239, Lê Văn Hòe bình: “…Tả chim Oanh mà tả luôn được tâm trạng Kim Trọng, như thế thật là tài tình”

Trong chú 276 Lê Văn Hòe khen “Bút pháp tác giả tinh tế đến nhường nào”.

Trong phần chú 322: “Thì trân thức thức sẵn bày”. Lê Văn Hòe cũng bình rằng: “…Kiều bầy sẵn hoa quả, sang nhà Kim Trọng định mời chàng sang. Rồi nàng ngồi ở nhà Kim Trọng suốt ngày, đến chiều mới về. Rồi tối lần mò sang với Kim Trọng. Hai lần tuyệt nhiên không thấy mời Kim Trọng sang ăn thì trân. Kiều mê trai quá nên lú đi? hay tác giả quên không nhớ đến chỗ thì trân đó?”.

Tàn Đà bình: “Kiều bầy sẵn những thức đó, ý để mời Kim Trọng sang chơi. Vì sau đấy Kiều sang bên chỗ Kim Trọng rồi ở luôn, chỗ thời trân này không lại nói đến nữa, cho nên có người lấy làm ngơ. Chẳng qua: một là vì cô Kiều quá mê; hai là tự tác giả sơ ý.”[5, tr39]

Trong chú 428: “Đó cũng là một ngón tài tình của nhà thơ mượn người này để nói người kia, lấy cái hư để tả cái thực”

Lê Văn Hòe cho rằng: “Đọc thơ lên ta cảm thấy một cái gì êm dịu man mát như gió ban mai và buồn buồn như ánh trăng tà về sang” khi đọc câu thơ:

“Nỗi riêng, riêng trạch tấc riêng một mình”

Hay nói về văn chương tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Lê Văn Hòe đã ca ngợi rằng: “Tác giả thật đã tốn nhiều công phu lựa chọn cho mỗi nhân vật một hành động phù hợp với tư cách và tính tình của nhân vật ấy, khiến người ta có thể chỉ xét việc mà biết người”

Trước Lê Văn Hòe, Tản Đà trong đã viết: “...Phàm các việc giảng giải trong bản đây cốt để tỏ cái hay khéo trong văn chương cho được rõ chỗ tinh thần của tác giả, mà nếu có những chỗ đáng hồ nghi về văn lý cũng xin chỉ rõ những chỗ hồ nghi ấy mong để độc giả cùng nhận coi”.[5, tr9]

Với lời Kiều sau khi thăm mộ Đạm Tiên:

Người mà đến thế thời thôi Đời Phồn hoa cũng là đời bỏ đi!

Trăm năm biết có duyên gì hay không?

Tản Đà khen: “Mấy câu đây thật tài tình! Dùng hai chữ “người” mà trên nói được ra Đạm Tiên, dưới nói được ra Kim Trọng, sự linh động ở hai chữ khiến là chữ “” và chữ “đâu”. [5, tr24]

Đến Lê Văn Hòe, ở tứ thơ này, ông không bày tỏ quan điểm khen chê mà chỉ chú giải từ ngữ trong câu: chú 154, “Người” trỏ Đạm Tiên, chú 156, “Người” đây trỏ Kim Trọng… Ta thấy, về chú thích nghĩa từ ngữ trong câu thơ trên của Lê Văn Hòe có cùng quan điểm với Tản Đà.

Câu:

“Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”(414)

Lê Văn Hòe bình: “Tiếng mau là tiếng nọ liên tiếp tiếng kia, không cách thưa nhau, tiếng gấp. Tiếng mai dồn dập đổ xuống như trời đổ mưa rào”. Ông cho rằng: “Thoạt đầu nghe như hơi gió mát thổi nhẹ, sau thì nghe giòn rã như trận mưa chiều. Tiếng gần nghe như tiếng suối dội ở vách núi xuống, tiếng xa nghe như tiếng hạc buông tự trên trời cao vót xuống”. Ông cũng khen cách dùng từ như thế làm cho “mấy câu thơ nghe hoạt bát, lưu loát và chuốt đẹp hơn mấy câu thơ Đường”.

Về câu:

“Quản huyền đâu đã dục người sinh ly”

Lê Văn Hòe tán thưởng chữ “đâu” dùng rất tài tình. Hai chữ đó được sự ngạc nhiên khó chịu về lễ đón dâu bất ngờ...trong câu

Hay câu:

“Thì vin cành quít cho cam sự đời “(729)

Lê Văn Hòe nhận xét rằng: “Ngoài cụ Nguyễn Du ít người dám có chữ như thế. Người ta đọc đến câu này, biết đó là chữ quít mà cứ nhận nghĩa ra chữ đào, ấy là tri kỷ của tác giả”.

Lê Văn Hòe khen về kỹ thuật miêu tả trong câu:

“Về kỹ thuật miêu tả, câu này rất khéo. Tác giả đã đem hai màu đen, trắng đóng với nhau, làm nổi bật bức phong cảnh mùa thu”.

Cho tới câu:

“Đã toan trốn nợ đoạn tràng được sao”(874)

Học giả họ Lê cho rằng: “Không nói lên người trong mộng, song ta đã đoán được rồi. Đó cũng là nhờ bút pháp tài tình của tác giả”.

Ở chú 2207-2208 có câu:

“Ấy ai hẹn ngọc thề vàng

Bây giờ Kim-mã, ngọc đường với ai?”

Lê Văn Hòe giải thích: “Kim mã ngọc đường” đây dùng để nói chung cái cảnh phú quý sang trọng của nhà quan. Kim Trọng tự hỏi ai hẹn ngọc thề vàng với ta? Mà bây giờ ta chia sẻ cuộc đời của vàng nhà ngọc với ai? Ý nói trước chàng thề thốt với Kiều, thế mà bây giờ chàng phú quý thì Kiều đi đâu không chung hưởng cảnh phú quý với chàng?

Hai cầu này Lê Văn Hòe nhận xét tác giả Nguyễn Du chơi chữ rất tài! Trên nói hẹn ngọc thề vàng, dưới nhắc kim mã ngọc đường, hai câu lấy đi lấy lại ý vàng ngọc, tuy mỗi câu vàng ngọc có một nghĩa riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)