Lê Văn Hòe phê bình chính tác giả Nguyễn Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 63 - 65)

8. Đóng góp của luận văn

2.2.2 Lê Văn Hòe phê bình chính tác giả Nguyễn Du

Một điểm đặc sắc trong các lời bình văn Kiều của Lê Văn Hòe là không chỉ nhận xét một chiều, “tô hồng” tác phẩm mà ông đi vào phân tích câu và từ để có những nhận xét xác đáng, có lời khen cũng có lời chê.

Ví dụ như:

Chày sương chưa nện cầu Lam” (390)

Lê Văn Hòe bình: “…Câu này đại ý nói hai bên chưa chính thức làm vợ chồng với nhau. Xét câu này, văn vừa cầu kỳ vừa kém bề thanh nhã, vì hai chữ chầynện nghe nặng và thô làm sao!”.

Có lẽ ý bình trong câu thơ này Lê Văn Hòe kế thừa lời bình của Tản Đà chăng? “Cứ điển tích của câu này như thế mà đây đại ý chỉ là nói chưa thực

lấy nhau. Vậy thời sáu chữ đây văn quá cầu kỳ mà một chữ “nện” nghe thấy rất nặng nề, những chỗ như đó tưởng người xem truyện cũng nên xét”.[5,tr45]

“Đoạn trường thơ phái đón mà trả nhau”(2146)

Lê Văn Hòe chê rằng: “Ý tứ trước sau mâu thuẫn nhau, lúng túng thế nào. Đoạn văn này vụng về đầy giả tạo!”

Hay như câu:

“Chung quanh lặng ngắt như tờ”(2160)

Dù câu thơ thể hiện sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên. Giữa con người và thiên nhiên trong Truyện Kiều có mối quan hệ hết sức mật thiết, phù hợp với vũ trụ quan của người xưa: “vạn vật nhất thể”. Trong Truyện Kiều thiên nhiên bao giờ cũng được nhìn qua lăng kính tâm trạng nhân vật. Phong cảnh vẽ ra không phải là cảnh giả mà là cảnh thực. Có thể nói thiên nhiên vẫn giữ bản thể của nó, chỉ có điều thần, hồn của nó có biến đổi tuỳ theo tâm trạng nhân vật. Tuy nhiên Lê Văn Hòe vẫn bình rằng “10 câu tả phong cảnh nhà Thúy Kiều sau 6 tháng Kim Trọng đi Liêu Dương trở lại, đoạn này tác giả sắp xếp chưa được khéo...”

Trong chú 231, “Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu”, Lê Văn Hòe bình: “Nước ngâm là nước lắng đọng một chỗ không chảy. Chú ý: Khi gặp Kiều thì nước chảy nao nao dưới cầu, bây giờ thì nước ngâm trong vắt. Có sự thay đổi trong cảnh vật theo thời gian, hay tác giả tả cảnh trước sau không ăn khớp?”

Chú 430-hình như tác giả đã vô tình hay cố ý hiểu lầm yêu đào ra làm

đóa hoa đào. …Nhưng dùng chữ đóa đào yêu thì cũng chưa được sát nghĩa. Chú 482:

“Buồn trông phong cảnh quê người”

Lê Văn Hòe cho rằng hai chữ “quê người” dùng chưa được ổn. Bởi vì Kim Trọng lên đường về nhà chàng, chưa đi thẳng Liêu Dương hộ tang. Chàng đi qua làng quê Kiều. Đối với làng Kiều, Kim Trọng không phải người xa lạ. Vậy tại sao lại bảo là “phong cảnh quê cảnh người”?

Hay ông cho rằng hai chữ “đầu cành” trong chú 483 “đầu cành quyên nhặt dùng chưa được chỉnh. Chim quốc không đỗ trên đầu cành cây, nó lủi ở trong bụi rậm mà kêu”. Như vậy, ta có thể thấy Lê Văn Hòe thật am hiểu về kiến thức ngoại văn chương, thẳng thắn chỉ ra điều vô lý, văn học không thể phi hiện thực mà thành!

Chú 2128 có câu:

“Nhẹ nhàng nợ trước đền bồi duyên sau”

“Nhẹ nhàng nợ trước” là nghiệp kiếp trước đã trút được: đền bồi duyên sau là do nhân duyên các việc nàng mà sau được hưởng thụ. Lê Văn Hòe cho rằng đoạn văn này bênh vực cho Kiều, nhưng lý lẽ viện dẫn khiên cưỡng, mơ hồ, nền văn lý cũng kém hoạt bát, kém sáng sủa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)