8. Đóng góp của luận văn
1.3.1 Chú giải được dẫn từ Kinh Thi
Chú 128, Lê Văn Hòe giải nghĩa từ “Phong nhã” là nói tắt, thơ Quốc phong, thơ Đại Nhã, Tiểu Nhã trong kinh thi. Phong nhã được dùng để chỉ việc văn chương thơ phú.
Chú 196 “Nhà huyên” tức Huyên đường chỉ người mẹ...Sở dĩ Huyên được dùng để trỏ người mẹ là do chứ Kinh Thi: “Yên đắc Huyên thảo ngôn thụ chi bội” nghĩa là:
“Sao được cỏ Huyên Trồng ở chái bắc”.
Bội là chái phía bắc, xưa theo phương hướng kiến trúc của Tầu là chái phía sau nhà, gọi là “bắc đường”. Phàm có việc tế tự, lễ bái, thì địa vị người mẹ là ở Bắc đường, nên Bắc đường chỉ chỗ người mẹ ở Bắc đường có thể trồng cỏ Huyên, nên gọi là Huyên đường…
Hay là từ “yêu đào” trong chú 430:
“Vẻ chi một đóa yêu đào”
Thì ông cho rằng: “Yêu đào” lấy chữ trong thơ “Đào yêu Kinh Thi” rồi trích dẫn cả bài, có chữ Hán và lời dịch…
Chú 219, ông cho rằng câu thơ lấy Chữ Kinh thi: “Nhất nhật bất kiến như lam thu hề” là một ngày không thấy nhau coi lâu bằng bà thu. Chữ Kinh thi nói: Một ngày bằng ba năm. Đây tác giải nói ngược lại: dồn ba năm mới dài bằng một ngày (nhớ người đẹp). Cách diễn tả của tác giải có lẽ tài tình hơn Kinh thi vì nêu ba năm lên trước đã làm nổi bật được ý chính là sự ngày giờ dài quá đối với người mê gái.
Hay như câu: “Lượng xuân dù quyết hẹp hòi”, chú 298, Lê Văn Hòe chú giải như sau: Xuân = mùa xuân; đây là tình yêu. Kinh Thi có câu “Hữu nữ hoài xuân cát sĩ dụ chi”…Do câu thơ cổ đó mà sau người ta dùng chữ “Xuân” để trỏ việc trai gái yêu nhau.
Tác giả bình Chú 835, “Tiểu tinh” nghĩa đen là sao nhỏ, nghĩa bóng là phận lẽ mọn. Sở dĩ có nghĩa bóng đó là vì “Tiểu tinh” lấy chữ “thơ Tiểu tinh”
trong Kinh thi. Thơ Tiểu Tinh gồm có hai chương, có dẫn chữ Hán, phiên âm và dịch nghĩa. Bài thơ mượn lời vợ lẽ mọn để tả cái tư tưởng an phận thủ thường, chịu cam số phận…