Tú bà Mã Giám Sinh Hoạn Thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 53 - 56)

8. Đóng góp của luận văn

2.1.3 Tú bà Mã Giám Sinh Hoạn Thư

Xung quanh Truyện Kiều là chuyện xã hội, xã hội Gia Tĩnh triều Minh hay xã hội Việt Nam thời Nguyễn Du cũng thế, Nguyễn Du đã tỏ ra rất chán ghét nó, đã tố cáo bao nhiêu tội ác của nó.

Bình về Tú Bà, trong câu ở chú 832:

“Tú Bà vắt nóc lên giường ngồi ngay”

Lê Văn Hòe nói cử chỉ ấy chỉ có thể là cử chỉ của bọn chủ nhà chứa, quen dùng lối ấy để kết nạp con em. Qua từ “vắt nóc” mà ông đã bình về sự tài tình của Nguyễn Du bằng việc không trực tiếp miêu tả tính tình tư cách Tú Bà nhưng lời lẽ Tú Bà đã gián tiếp cho ta biết tư cách tình tình của mụ.

“Tuồng vô nghĩa ở bất nhân”(848)

Tú Bà mắng Mã Giám Sinh là “đồ vô nghĩa”, tức con người không có nghĩa, không giữ nghĩa thủy chung với vợ, bạc bẽo, tồi tệ, ăn ở không ra gì. Tú Bà mắng nhiếc Mã Giám Sinh không tiếc lời. Tú Bà nói những lời lẽ thô tục sống sượng Lê Văn Hòe cho rằng tác giả đã thuật lại được đầy đủ và thanh nhã như vậy, kể cũng tài tình!

“Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe” (855) “Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao”(875)

Lê Văn Hòe bình hai câu thơ: Tú Bà tự xưng là “tao” và gọi Kiều bằng “mày”, Lê Văn Hòe cho rằng: hai chữ “mày, tao” tả được nỗi căm giận, bất bình của mụ Tú. Mụ Tú bảo Kiều: “con gái mới lớn mà đã động đĩ sớm thế ư?”, Lê Văn Hòe trách mụ rằng: “Sao không trách chồng mà mụ chỉ mắng Kiều?”.

Tú Bà cũng vô cùng khôn khéo với các mánh lới của mụ đối với Thúy Kiều, ví như Lê Văn Hòe nhận xét rằng: Tú Bà phải đợi Kiều tĩnh dưỡng ít lâu cho lành các vết roi vọt mới đến dậy nàng cách tiếp khách. Khi khuyên giải Kiều, Lê Văn Hòe nhắc lại cho độc giả nên nhớ rằng từ khi bắt đầu lựa

lời mơn trớn khuyên giải Kiều, Tú Bà chưa hề tự xưng là min, là ta, bay tao lúc nào... cốt làm cho Kiều nguôi giận, mà nói rất khéo léo:

“Thiệt người mà hại đến ta hay gì?”(890)

Nghĩa là gây nên tội báo oan gia làm chi? Để người ngoài thấy mà chính mình (ta) cũng bị hại, hai bên đều thiệt hại, như vậy thì liệu có hay gì? (ý nói Kiều không tự sát mà thiệt mụ Tú và hại đến Kiều). Tú Bà lý luận để Kiều bỏ ý định tự sát, kể đã khéo.

Bình về Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh, ngang nhiên làm nghề “mua bán người, ấy thế mà pháp luật cứ để yên cho làm. Tả về Mã, Tản Đà đã bình về Mã qua chữ “gã”:

“Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh (702) Vẫn là một đứa phong tình đã quen”(703)

Tản Đà nhận xét: “Chữ “gã” đây thật mới mà nghĩ ra không thể có đặt chữ gì hơn. Tác giả thật cũng đã tốn công” - chữ “đứa” cũng mới, đi theo với chữ gã, thật hay” [5, tr68]

Đến Lê Văn Hòe, ông bình cả về nhân cách con người Mã Giám Sinh: Tác giả dùng từ “gã” để gọi Mã Giám Sinh thì kể cũng xếch mé chẳng khác gì gọi thằng Tiến sĩ vậy…đã đáng khinh bỉ lắm! Ông giải thích thêm chữ “gã” là tiếng cổ, dùng để gọi người trai trẻ hay kẻ dưới, có hàm ý kinh bỉ ở trong. Mã Giám Sinh bị người ta khinh bỉ không phải vì tài học xoàng, mà vì đức hạnh kém. Hắn là một “đứa phong tình đã quen”. Lê Văn Hòe là người coi trọng nhân cách đạo đức nhân vật, chính vì thế mà ông đã phê phán Mã Giám Sinh rằng: Văn chương tài giỏi đến mấy, mà hành động trái lễ giáo, nhân cách hèn kém, thì cũng đáng bị người ta khinh.

Lê Văn Hòe bình về còn người Mã với câu:

“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”(541)

Hẳn đã đủ về tính tình con người hắn, như Lê Văn Hòe bình về độ ấy, người ta coi chướng mắt. Đây tác giả Nguyễn Du tả tư cách vô lễ, trơ tráo của

Mã, người ta biết Mã ở bộ diện và ở tư cách rồi. Cái lối “ngồi tót” là cách ngồi của bọn con buôn, của “phường buôn thịt”, của "quân buôn người”.

Cái cử chỉ "sỗ sàng” là cử chỉ của những kẻ thiếu nhân cách vừa thiếu lễ độ, lịch sự vừa thiếu tự trọng. Hắn coi thường phẩm giá con người. Kẻ chỉ biết “kiếm ăn miền nguyệt hoa” mới có lối “ngồi tót" và cử chỉ “sỗ sàng" ấy! Đây tác giả tả có tư cách vô lễ, trơ tráo của Mã, người ta biết Mã ở bộ diện và ở tư cách rồi. Không cần nhiều câu thơ thêm nữa, bộ mặt của Mã lộ rõ rồi!

Lê Văn Hòe bình: Người đã hơn bốn mươi rồi, mà chỉ có hai vẻ đặc sắc là “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”, tức chỉ khác người cái mẽ làm dáng, thì người ấy thuộc hạng nào, người ta có thể đoán được. Đó là một “tay chơ” đã sắp về già.

Nói đến Hoạn Thư thì vì ghen tuông mà thành mụ đàn bà nham hiểm, độc ác. Lê Văn Hòe có ý khen Hoạn Thư quả là người nham hiểm ít thấy, từ kế hoạch đánh ghen tài tình chu đáo, đến việc giam lỏng Kiều ở Quan âm các...

Khi bắt quả tang chồng đang tình tự với Kiều ở Quan âm các, Hoạn Thư vẫn “cười cười nói nói ngọt ngào”(1657), như vậy nàng là người gan góc, sắt đá và thâm hiểm đến bậc nào. Đợi trong một tiếng đồng hồ, nghe hết mọi chuyện mới Thúy Kiều nói với Thúc Sinh, rồi mới bước vào, mà vẫn giữ được vẻ bình tĩnh. Lê Văn Hòe bình rằng: “Điều đó chẳng những khiến Kiều phát sợ, mà còn khiến người đọc truyện cũng phải giật mình”, hay “đàn bà như thế ngàn thu mới có một người”.

Người đâu sâu sắc nước đời” (1673) như Hoạn Thư? Cách cư xử của Hoạn Thư thâm hiểm, khó lường, đến Lê Văn Hòe còn thốt lên rằng “người ở đâu mà nước đời sâu sắc đến thế?”. Kiều nghĩ thầm Hoạn Thư giam lỏng nàng ở Quan âm các lâu ngày, tất thế nào cũng có ngày Hoạn Thư hạ thủ nàng. Mục đích của Hoạn Thư không phải là cho Kiều đi tu mà cốt giam hãm Kiều đợi ngày thi hành độc kế. Sự bình tĩnh thản nhiên của Hoạn Thư tố cáo

cho Kiều biết Hoạn Thư đang ấp ủ một âm mưu gì ghê gớm lắm. Không thế lại nàng đã ghen ầm ỹ khi bắt được quả tang Thúc Sinh tự tình với Kiều.

Ông cũng bình rằng: Hoạn Thư biết Kiều là một người thông minh có tài nên nàng ấp ủ âm mưu gì thì âm mưu đó tất phải cao lắm, khó lười lắm mới bẫy nổi Kiều. Kiều có lẽ đã nghĩ như vậy và mới nghĩ ngợi như vậy là nàng đã mắc mưu Hoạn Thư rồi.

Là người khôn ngoan, nàng không muốn công khai đuổi Kiều ra khỏi Quan âm các, nàng lập mưu để Kiều phải tự trốn. Như vậy vừa nhổ được cái gai trước mắt, vừa khỏi mang tiếng là hẹp lương. Và như vậy Kiều đã mắc mưu Hoạn Thư mà cõ lẽ chung thân nàng vẫn không ngờ là mình mắc mưu.

Kể ra thì dù sao thì Hoạn Thư cũng chỉ là một người vợ cả đánh ghen với vợ lẽ...Chỉ vì Thúc Sinh đêm ngày giữ mực giấu quanh, khiến nàng phẫn uất rồi đánh ghen. Tản Đà thì nhìn Hoạn Thư dưới câu “Cho người thăm ván bán thuyền biết tay”, ông cho rằng: “... một đoạn lời của Hoạn Thư đây, xem với một đoạn lời của Kiều ở trên, chính tương hợp nhau; ngang trái thời chỉ bởi Thúc Sinh ở giữa…”[5, tr121] Cũng là thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến này, Hoạn Thư kể ra cũng là một người đáng thương!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)