Chú giải được dẫn từ Thơ cổ Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 29 - 31)

8. Đóng góp của luận văn

1.3.3 Chú giải được dẫn từ Thơ cổ Trung Quốc

Chú 39, 40:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

Lê Văn Hòe cho rằng: Hai câu thơ này dịch ý câu thơ Tầu cổ “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa”. Nghĩa là: Cỏ thơm biếc liền trời, cành lê điểm mấy bông hoa.

Chú: 44, “Chơi xuân” được Lê Văn Hòe chú là đi chơi ngoài cánh đồng cỏ. Ông chú giải như vậy vì cho rằng câu thơ trên được lấy ý từ câu thơ Tầu cổ: “Xuân du phương thảo địa” nghĩa là:Mùa xuân chơi cánh đồng cỏ thơm.

Hay như hai câu thơ trong phần chú 77:

“Sống làm vợ khắp người ta

Hại thay thác xuống làm ma không chồng”

Lê Văn Hòe chú giải: Hai câu thơ này thoát dịch câu thơ Tầu cổ: “Sinh vi vạn nhân thế/ Tử vi vô phu quỷ” có nghĩa là: Sống là vợ muôn người, chết làm ma không chồng.

Chú 371, Cả câu được dịch là ánh trăng giọi xuống đầu cành, gặp chỗ mau là thì thành từng mảng ánh trăng (tức mau, nhiều) phải chỗ thưa lá thì ánh sáng không thành mảng (tức thưa ít). Tác giả cho rằng Nguyễn Du lấy ý ở câu thơ Tầu cổ: “Nguyệt minh tài thượng liễu sao đầu” nghĩa là: ánh trăng mới soi qua trên ngọn cây liễu.

Tác giả chú phần 376, “Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần”, là được thoát ý từ câu “Nguyệt di hoa ảnh ngọc nhân lai” nghĩa là bóng trăng dời chuyển bóng hoa đi hình như có người đẹp như ngọc tới.

Câu thơ:

“Sông tương một giải nông sờ (313) Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia” (314)

Tác giả chú rằng: Hai câu thơ này thoát ý ở câu thơ của Tầu: “Quân tại Tương giang đầu/ Tiếp tại Tương giang vĩ/ Tương tư bất tương kiến/ Đồng ẩm Tương giang thủy”. Dịch là: Chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở cuối sông Tương, cùng nhớ nhau mà chẳng thấy nhau. Hai bên cùng uống nước sông tương. Ý nói: ở cách nhau có một chút mà hai người đều nhớ nhau, chờ đợi nhau, không thấy mặt nhau.

Chú 344: Lê Văn Hòe chú giải “Gió đáp mưa sa” là thoát ý trong câu thơ cổ: “Phong vũ thôi thi tứ” nghĩa là tứ thơ nhanh như gió mưa thúc đẩy. Câu này tả cái tài hoa của Thúy Kiều.

Trong câu thơ: Sông Tần một dải xanh xanh (1309), Lê Văn Hòe có chú rằng:...Lấy ý câu thơ cổ: Dao vọng tần xuyên, can trương đoạn tuyệt: dõi trông nước Tần mà gan ruột như đứt từng khúc. Có bản giảng sông Tần là sông Tần Hoài là con sông chảy ở miền Giang Tô quê hương Thúc Sinh, giảng thế nghe cũng có lý.

Tản Đà trong Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện thì không cho là như vậy. Ông cho rằng hai câu thơ trên được lấy ý từ hai bài thơ mà tiếp nhau ở chữ “liễu”. Hai bài thơ đó là Hoài thượng biệt hữu nhân (Trên sông Hoài biệt người bạn) của Trịnh Cốc và Tống Nguyên Nghị sứ An - tây (Tiễn Nguyên Nhị đi sứ nước An - tây) của Vương Duy. “Bài thơ sau này, người đời sau trong khi tống biệt, thường hay dùng để hát, gọi là Ba nhịp Dương quan.

Cũng bởi thế mà hai chữ Dương Quan mới có thể được đặt vào trong câu thơ này, nghĩa của nó nên nhận như hai chữ biệt ly mà thôi. Chớ cứ thực thời Dương quan là một cái cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm tây, tức là hết địa giới nước tầu về mạn Tây Bắc, với con sông Tần Hoài ở tỉnh Tô Giang là chỗ quê Thúc Sinh xa cách nhau lắm lắm…”[5, 117]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)