Thúy Kiều Thúy Vân Kim Trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 40 - 49)

8. Đóng góp của luận văn

2.1.1. Thúy Kiều Thúy Vân Kim Trọng

Bình về chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, học giả Lê Văn Hòe ngợi ca vẻ đẹp của hai nàng trong độ tuổi xuân xanh:

“Người quốc sắc, kẻ thiên tài”

Ông bình rằng: có người hỏi rằng người quốc sắc đây là ai và có ý cho là tác giả nói lờ mờ không gẫy gọn. Thật ra không phải thế, dù có Thúy Vân hay có trăm ngàn con gái cùng đi với Kiều thì nói người quốc sắc, người ta biết ngay là nói Kiều, vì chỉ Kiều“sắc đành đòi một” mới có thể gọi là quốc sắc được.

Học giả họ Lê ít bình về Thúy Vân, chỉ điểm qua tính cách và vẻ đẹp của nàng qua những câu bình về Kiều “dù có Thúy Vân hay có trăm ngàn con gái cùng đi với Kiều thì nói người quốc sắc, người ta biết ngay là nói Kiều”, ý muốn nói nàng cũng đẹp, nhưng không phải “người quốc sắc” ở đây.

Qua các lời bình của Lê Văn Hòe ta thấy ông đã tỏ ra là nhà nho có quan điểm bảo thủ nên sự khen chê đạo đức nhân vật của ông thường mang đặc điểm này, nhất là khi ông bình về đoạn Thúy Kiều “xăm xăm băng lối” đi tìm Kim Trọng, hay như đoạn Thúy Kiều lần thứ hai phải vào lầu xanh... Ngoài ra, ông nêu ra những chỗ ông cho rằng tối nghĩa và chưa thấy văn lí trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Hay nói về Thúy Vân với chú 2340:

“Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì”

Lê Văn Hòe có ý chê về suy nghĩ “đơn giản” quá của Thúy Vân, nếu Kiều có toàn quyền định đoạt chuyện lấy chồng thì có lẽ đã không phải rơi vào tình cảnh như thế này! Chẳng lẽ người đàn bà tự nhiên lại ngỏ ý muốn lấy người đàn ông trước, dù người đàn ông ấy là tình nhân cũ. Lê Văn Hòe bình thêm, trong xã hội hiện thời, quyền hành ở trong tay người đàn ông, người đàn ông có quyền đi hỏi vợ, người đàn bà không có quyền đi hỏi chồng. Vậy lời Thúy Vân nói là thừa. Ông cho rằng không hiểu sao Nguyễn Du lại sơ ý đưa ra đoán đó, hay là cố ý tả tính tình ngây thơ chất phác của Thúy Vân?

Còn Tản Đà bình câu thơ này như sau: “Câu này ngẫm thật buồn cười, như cô Kiều lúc đó còn có thể nói là “Đào non”, thời tác giả thật cũng tài tình vậy” [5, tr209]. Tản Đà là có ý chế hai chữ “Đào non” mà Nguyễn Du dùng ở đây chưa thực hợp lý.

Bình về Kiều, ở chú 59, Lê Văn Hòe bình rằng: Kiều mới gần 15 tuổi; cách Thúy-Vân rồi mới đến Vương-Quan. Nghĩa là Vương-Quan tuổi mới độ 11, 12 là cùng. Vậy mà Vương-Quan lại hiểu truyện Đạm-Tiên kỹ càng, tỉ mỉ như thế. Còn Kiều thì không biết tí gì. Đó cũng là một điều khó tin, nhất là Kiều lại không phải người vô học. Nhà chép truyện sắp đặt chưa được khéo.

Hay như câu:

Với Vương Quan trước vẫn là đồng thân”

Tản Đà trong Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện không bình câu này. Ông chỉ chú thích nghĩa của câu là: “Đồng thân cũng tức là nghĩa bạn học”[5, tr21].

Đến Lê Văn Hòe ông đã bình: Vương Quan tuổi độ 11, 12, Kim Trọng là bạn học với chàng, chắc cũng chỉ vào trạc tuổi đó. Nếu bảo rằng Kim Trọng hơn tuổi Vương Quan và Thúy Kiều tức 16, 17 tuổi thì không đúng. Ông cho rằng: Kim Trọng “văn chương nết đất thông minh tính trời” có lẽ nào 16, 17

tuổi mà còn học cùng với anh 11, 12 tuổi. Vậy “Kim Trọng chỉ bằng trạc tuổi em Kiều, thế mà đã biết mê Kiều, thì kể cũng hư sớm quá”.

Quả thật, nếu Kim Trọng bằng tuổi em của Kiều mà đã biết “mê” Kiều thì kể ra không lô-gíc với nội dung tác phẩm. Thúy Kiều mới có mười lăm tuổi ấy vậy mà khi thấy Kim Trọng nàng đã “nghé theo” trong câu thơ:

“Khách đà lên ngựa người còn nghé theo” (144)

Khi Thúy Kiều về nhà đêm còn mộng tưởng “Người đâu gặp gỡ làm chi”. Có thể Nguyễn Du đã cảm nhận được mong muốn của độc giả, ông đã vẽ ra một hướng đi mới cho nội dung Truyện Kiều, ấy là sự tiến bộ được luyến ái tự do, muốn giải phóng phụ nữ.

Lê Văn Hòe chỉ ra những câu “ngộ nghĩnh đến buồn cười” mà Nguyễn Du cho Thúy Kiều nói:

“Rằng: trong buổi mới lạ lùng, Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang”(302)

Câu nói có sự mâu thuẫn, vì mới gặp nhau thì sao phải nể lòng? Ở đây, Lê Văn Hòe đã bình: Lý lẽ của Kiều chả vững chút nào. Đã là người lạ, thì can chi phải nể lòng?

Lê Văn Hòe cho rằng: Nguyễn Du không chịu nhìn nhận cái quyền nam nữ kết hôn là quyền riêng của bố mẹ. Khi Thúy Kiều bị bán mình sắp đi khỏi nhà, dặn lại Thúy Vân phải lấy Kim Trọng thay cho mình, thì ông bà Viên ngoại nghe theo răm rắp như một việc cố nhiên và đương nhiên. Đó là tư tưởng lãng mạn cách mạng của tác giả, chứ xã hội đời Minh hay xã hội Việt Nam thời Nguyễn Du không có thể nào như thế được.

Tác giả Nguyễn Du đã cố ý đặt Kim Trọng trong lòng Thúy Kiều ngang với cha mẹ nàng, có khi còn có phần cao hơn. Ta có thể thấy, mười lăm năm lưu lạc, có sáu lần Thúy Kiều nhớ cha mẹ thì nàng cũng nhớ chàng Kim. Có lần nói đến Kim Trọng trước rồi mới nói đến cha mẹ sau. Đó là lần đi đường từ Bắc Kinh xuống Lâm Tri:

“Dặm khuya ngất tạnh mù khơi Thấy trăng mà thẹn những lời non sông

Rừng thu từng biếc chen hồng Nghe chim như giục tấm lòng thần hôn”

Một lần nữa ở lầu Ngưng Bích:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc biển bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Kim Trọng và Thúy Kiều đã thề nguyền, ước hẹn “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” nên Nguyễn Du cho nàng nhớ Kim Trọng hơn nhớ cha mẹ là hợp với cảm xúc của người phụ nữ lắm.

“Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa”(379)

Chú 379, Lê Văn Hòe bình: “Nói thế mà không biết thẹn! Thật là trâu không tìm cọc mà cọc đi tìm trâu. Có thể nói rằng Kiều mê say Kim Trọng hơn là Kim Trọng mê Kiều. Và cái trơ tráo, táo bạo của Kiều còn hơn cái trơ tráo, táo bạo của anh chàng mê gái” [8]

Tình yêu nam nữ bị coi cấm kỵ trong đời sống xã hội ở thời phong kiến. Tuy nhiên, tình yêu trong Truyện Kiều đã vượt ra ngoài mọi quy tắc của lễ giáo phong kiến. Đại thi hào Nguyễn Du đã diễn tả tình yêu đó như trạng thái tâm sinh lý tự nhiên của con người, điều đó đi ngược lại nhưng giáo điều đã tồn tại hàng nghìn năm. Các quy tắc trong thời phong kiến ngày xưa như “nam nữ thụ thụ bất thân”, “trâu đi tìm cọc” chứ không có chuyện “cọc đi tìm trâu”, hay “môn đăng hộ đối”... đều bị tình yêu trong Truyện Kiều phá vỡ.

Có thể thấy qua cách chú-bình của học giả Lê Văn Hòe, ông tỏ ra là nhà nho có cái nhìn khắt khe về tình yêu nam nữ, nên khi bình về hành động của Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” sang nhà Kim Trọng, ông đã bình rằng: “Táo bạo đến thế thì thôi”. Nguyễn Du đã để Thuý Kiều chủ động, táo bạo trong việc tìm đến với người yêu, để bước chân cô Kiều vượt ra ngoài mọi khuôn phép của lễ giáo. Có thể nhận thấy ban đầu khi xin - trao cành kim thoa với Kim Trọng, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận trong bài viết “Tình yêu- Một phương diện hiện đại trong kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du” đã phải dùng từ: “choáng vì việc Kiều đã câu chàng Kim, có thể nói là đặt bẫy chàng Kim, bằng cành kim thoa và chàng Kim đã sập bẫy một cách…thi vị”. [19]

Nhưng ở một cách nhìn khác, ta thấy dường như Kim Trọng cũng thấy bất ngờ khi Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đến tìm chàng. Có lẽ Kiều dự cảm thấy sự mong manh của mối tình này nên mới tìm đến Kim Trọng để thề nguyền đính ước. Như vậy có thể thấy suy nghĩ và hành động của Thúy Kiều cũng chịu áp lực từ quy tắc lễ giáo phong kiến thời bấy giờ. Nói như Lê Văn Hòe rằng Kiều “trơ tráo, táo bạo” như vậy liệu có quá khắt khe với nàng không?

Có nhiều lần trong Truyện Kiều chú giải, học giả họ Lê bình về Kiều, nhưng có ý chê trách Kiều. Sao lại tính ngay đến việc “bán mình”? Nhà cửa vườn đất nhà Kiều còn có thể bán được. Kiều còn có thể cho người sang nhờ Kim Trọng được. Vì đã định bán mình thì sao không bán mình quách cho Kim Trọng? Lê Văn Hòe tỏ vẻ ngạc nhiên bởi lẽ, ông cho rằng Vương ông thì không kể. Vương bà vẫn ở nhà, sao Kiều không đem việc bán mình chuộc cha bàn với mẹ, mà tự. 534- “Sự lòng ngỏ với băng nhân”?

Và đến lúc này sao Kiều không thú thật với cha mẹ cuộc tình duyên của mình với Kim Trọng. Cả đến khi báo tin cho người làm mối, Vương bà đâu mà để Kiều tự làm cái việc khó nói ấy? Không có lý gì trong nhà gặp cơn hoạn nạn như vậy, Kiều quyết định một việc liều lĩnh và quan trọng như vậy, mà Vương bà lại không được hỏi ý kiến, lại không hay biết. Đoạn này Lê Văn

Hòe cho rằng Nguyễn Du vô tình đã “gạt” mẹ Kiều ra một bên không thèm “đếm xỉa” tới. Và ông nhận xét việc sắp đặt tình tiết câu chuyện như vậy cũng “chưa khỏi vụng về”.

Ông cho rằng Thúy Kiều qua ngòi bút Nguyễn Du là “một cô gái nhu nhược và mê tín”. Tư tưởng bị động đó đưa Kiều đến chỗ trụy lạc hoàn toàn. Kiều cũng biết thế là xấu hổ, là lạ lùng, là mặt dạn mày dầy, là sống cũng như chết song nàng vẫn cứ phải làm. Chỉ vì nàng yếu bóng vía, không dám phản kháng lại. Nàng nhu nhược mà không chống lại nổi số mệnh của mình, một lần nữa Lê Văn Hòe khẳng định ở chú 894 rằng: “Trước kia Kiều tin chắc ở lời báo mộng của Đạm Tiên về số Đoạn Trường, nay Kiều lại tin chắc ở lời Đạm Tiên về nơi Đoạn Trường. Chính cái lòng tin đó đã tạo nên Thúy Kiều của Đoạn Trường Tân Thanh. Chính cái lòng tin đó đã xây dựng nên Truyện Kiều”.

Lê Văn Hòe cho rằng “giả sử có một phút, một giây nào Thúy Kiều ngờ vực không tin lời Đạm Tiên, giả sử Thúy Kiều có một phút một giây nào cưỡng lại số mệnh thì chắc chắn là câu chuyện Đoạn Trường Tân Thanh sẽ xoay ra một chiều khác, lịch sử cô Kiều sẽ có những bước ngoặt bất ngờ...” Có lẽ nói như ông là rất có lý!

Ông giải thích thêm nếu Kiều không tin lời Đạm Tiên, không nghe lời khuyên giải của Tú Bà, cứ nhất quyết tự sát, thì sau này làm chi còn có mười lăm năm giang hồ lưu lạc, làm chi còn có câu chuyện hò hẹn trên sông Tiền Đường?

Không biết có đúng là do số Trời không? Nhưng chắc chắn một phần lớn, hoặc hầu hết, hoặc tất cả cuộc đời Kiều là do tinh thần “khiếp nhược” của Kiều, do thái độ bị động của Kiều, do tấm lòng mê tín của Kiều tạo tác nên.

Kiều tin chắc ở thuyết “nghiệp báo” của nhà Phật, nên cho rằng kiếp này chưa trả hết nợ, thì nợ ấy sẽ chồng chất lên để kiếp sau trả, chớ quyết không bao giờ trốn nợ được. Nên khi vừa được Đạm Tiên “sang tai” cho lúc trước, lúc này Kiều đã tin chắc như là việc thừa, không thể nào thay đổi, xoay chuyển ra thế khác. Chỉ có một chỗ đó, Lê Văn Hòe bình rằng, chi tiết này

cho người ta thấy cái tính nhẹ dạ, cả tin của Kiều nó thế nào rồi. Ông có ý chê trách Kiều, ông bình rằng: “Trách chi sau này nàng chả bị Sở Khanh, Bạc Bà lừa dối”.

Trong lời bình của Lê Văn Hòe khi bình về Kim Trọng ông vẫn tỏ rõ quan điểm bảo thủ của một nhà nho. Chú 245,“Túi đàn cặp sách đề huề dọn sang” Lê Văn Hòe bình: “ Kim Trọng dọn nhà sang ở thuê căn nhà bỏ không ở mé sau nhà Thúy Kiều. Chỗ này khiến người ta ngạc nhiên. Kim Trọng còn cha mà tự do hành động như vậy được ư?”[8] Quả thật là trái với lễ giáo phong kiến.

Hay trong câu thơ:

“Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ” (397)

Ở đây Kim Trọng tự nhận là Chung Kỳ và tôn Kiều là Bá Nha. Chung Tử Kỳ và Bá Nha là tri âm, một người có tài nghe đàn, một người đàn giỏi có tiếng. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha dứt đứt dây đàn, đập đàn đi, nói rằng: “Trong thiên hạ không còn ai là tri âm nữa”. Chàng Kim nói câu ấy hình như có ý “tâng bốc mình và tâng bốc tình nhân, cốt để kéo dài cuộc hội diện và cũng để tỏ rằng hai bên là tri âm của nhau” [8].

Chàng “tôn kính” nàng Kiều khi “Vội vàng, Sinh đã tay nâng ngang mày”. Ngày xưa nàng Mạnh Quang là người vợ hiền, mỗi khi bưng mâm cơm lên cho chồng, thường bưng ngang mày (ngang lông mày), ở đây Kim Trọng bắt chước nàng Mạnh Quang tôn kính Kiều như thế. Lê Văn Hòe bình luận rằng: kể ra cũng khéo vẽ!

Hoặc khi nói về “Sóng tình dường đã xiêu xiêu”(426). Ông cho rằng: sóng tình làm cho con tâm đạo lý, đạo tâm của Kim Trọng đã hơi nghiêng, xiêu xiêu sắp ngã, muốn không đứng vững được nữa, ý nói “Trọng không giữ được vẻ đứng đắn với Kiều nữa”.

Câu này dường như giải thích và bổ túc ý cho câu trên. Lê Văn Hòe nhận định Nguyễn Du đã lấy mắt người ngoài cuộc mà xem, cách tỏ lòng âu yếm của Kim Trọng đối với Kiều, đã có vẻ (chiều) lả lơi, suồng sã quá thân mật, thiếu đứng đắn!

Lê Văn Hòe có ý chê hai nhân vật khi bình câu:

“Bóng tàu vừa lạt vẻ ngần”(447)

Ông khẳng đình rằng: Thì ra Kiều và Kim Trọng thức thâu đêm suốt sáng trò chuyện với nhau. Say mê nhau đến thế là cùng! Hay khi “chén hà sánh giọng quỳnh tương”(387), Lê Văn Hòe bình: “Vừa mới uống rượu say "tàng tàng" với nhau ban chiều, đêm lại uống rượu nữa. Sự đó đối với Kim Trọng có lẽ không chi lạ, nhưng đối với nàng Kiều thì cái đức chè rượu của nàng khiến chúng ta kinh sợ”[8].

Nói về Kim Trọng, Lê Văn Hòe không quên nói về sự “ghen” của chàng Kim. Khi Kim Trọng phải đi Liễu Dương hộ tang, Kiều phải đợi chờ “ba đông” (ba năm) mới có thể lấy nhau. Sợ Thúy Kiều yêu người khác, nên Kim Trọng phải dặn nàng giữ gìn vàng ngọc, giữ mình cho thận trọng, trong sạch. Kim Trọng dặn Kiều “giữ tiết” đợi chàng. “Gìn vàng giữ ngọc”-chàng đã tỏ ý ghen, sợ Kiều yêu người khác.

Tóm lại, hai chữ “tam tòng”- ấy là điều mà Nho giáo xưa yêu cầu phụ nữ phải thực hiện. Quyền được lựa chọn cách sống, cách ứng xử hay làm chủ bản thân người phụ nữ làm sao có?.

Thực tiễn đã cho thấy tình yêu có thể bền vững được, điểm mấu chốt chính là vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ, chính là bình đăng trong giá trị nhận thức của mỗi người về vai trò và trách nhiệm của chính mình trong cuộc hôn nhân của bản thân. Bình đẳng luôn song hành với quyền được tự do lựa chọn. Có thể thấy hành vi tự do qua thăm người yêu trọn ngày rồi gần trọn đêm khi người đàn ông chưa dám đường đột thăm mình của nàng Kiều, dù nàng đã vi phạm bao nhiêu công thức giáo điều, bao nhiêu khuôn mẫu đạo đức ngày xưa thì chúng ta vẫn thấy đó là hình ảnh một cô Thúy Kiều với sự

thông minh, tinh tế đã làm phong phú hơn giá trị bản thân chứ không hệ hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)