Lê Văn Hòe góp ý cho văn chương Nguyễn Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 65 - 67)

8. Đóng góp của luận văn

2.2.3 Lê Văn Hòe góp ý cho văn chương Nguyễn Du

Câu:

“Cách tường phải buổi êm trời”(255)

Lê Văn Hòe cho rằng: “Phải buổi êm trời: Chữ “phải” ở đây nghe chưa được ổn. Ông sửa thành “gặp” hay “vừa” hay “vào” thì có lẽ hay hơn. Có lẽ đó là tam sao thất bản chăng? Hay là thời xưa người ta quen dùng chữ “phải” theo nghĩa chữ “gặp”?

Hay như câu:

“Đài sen nối sáp, song đào thêm hương”.(381)

Lê Văn Hòe cho rằng “song đào” có lẽ là chép sai, vì vô nghĩa. Ông sửa thành “Lư đào” tức là cái lư hương làm theo hình quả đào thì phải hơn.

Hay ở chú 431:

“Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh”

Lê Văn Hòe cho rằng ý nghĩa cả câu: Tôi đẹp đẽ quý báu gì, đâu dám ngăn anh yêu tôi. Ông cho rằng hai câu hai chữ “chi” nghe không được nhẹ nhàng. Giá như đổi chữ chi ở câu này ra làm chữ đâu thì hay hơn.

Ở câu thơ này Tản Đà không chú cũng không bình luận gì. Ông cho rằng “chú nhiều làm nát truyện Kiều” nên ông chỉ chú những từ thật cần thiết. Tuy nhiên, để thế hệ bạn đọc ngày này có thể đọc hiểu được cặn kẽ Truyện Kiều thì phải chú tỉ mỉ như Lê Văn Hòe.

Chú 601 có câu:

“Tinh kỳ giục giã đã mong độ về”

Lê Văn Hòe bình rằng: câu trên và câu trên, mỗi câu có một chữ “đã”,

đọc nghe nặng nề làm sao. Giá đổi chữ “đã” ở câu trên ra chữ “vừa” thì vừa làm câu văn nhẹ nhàng, vừa làm mạnh thêm nghĩa chữ “đã” ở câu này:

Việc nhà vừa tạm thong dong Tinh kỳ giục dã...đã mong độ về

Hay khi bình về mấy chữ “ngập ngừng” trong chú 685:

“ Ngập ngừng, thẹn lục e hồng”

Ông cho rằng “ngập ngừng” trạng từ này ở đây dùng chưa được chỉnh vì không đúng nghĩa. “Ngập ngừng” là muốn nói, hay định nói mà e thẹn không nói ngay ra được. Đây Kiều có nói gì đâu mà ngập ngừng?

Giá dùng chữ “ngượng ngùng” hoặc “ngại ngùng” thì phải hơn. Hai trạng từ ấy chỉ tả cái vẻ thẹn lộ ra nét mặt.

Ở chú 826, Lê Văn Hòe bình:

“Đêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên tiêu Muôn nghìn người thấy cũng yêu” Ông cho rằng nên viết thành:

“Đêm đêm nguyên tiêu, ngày ngày Hàn thực”

Hoặc: “Ngày ngày Hàn thực, đêm đêm nguyên tiêu”

Lấy đêm ví với đêm (tiêu là đêm) lấy ngày ví với ngày (Tết Hàn thực ăn về ban ngày) mới sát nghĩa. Không ai nói “đêm Hàn thực, ngày Nguyên tiêu”. Tết Hàn thực không ăn ban đêm: Nguyên tiêu là đêm trăng (rằm) đầu năm, sao gọi “đêm” là ngày”?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)