Lê Văn Hòe nhận xét về các bản dịch Truyện Kiều ra Phápvăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 77 - 95)

8. Đóng góp của luận văn

3.2. Lê Văn Hòe nhận xét về các bản dịch Truyện Kiều ra Phápvăn

Công phu của Truyện Kiều chú giải chính là kiến thức Pháp-văn của Lê Văn Hòe, ông không chỉ nêu ra bản nguyên gốc, dịch chữ mà còn nhận xét về những bản dịch Truyện Kiều ra Pháp văn. Đây cũng là một nét đặc sắc khu biệt trong Truyện Kiều chú giải mà các bản chú ra đời trước như Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện của Tản Đà không hề có phần này. Qua thống kê, trong bản “Truyện Kiều chú giải” học giả họ Lê có 44 lần trao đổi về các bản dịch Truyện Kiều ra Pháp - văn.

Ví dụ ở câu:

“Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài”

Lê Văn Hòe chỉ ra rằng có bản dịch Pháp- văn giảng là dây sầu hay tơ sầu đứt nối. Ông cho là chưa được ổn. Vì tuôn không đi được với sợi hay tơ, chỉ có thể đi với chữ trỏ chất lỏng. Theo ông thì sầu đây nghĩa là khóc Từ Nguyên, Từ Hải của Tàu đểu giảng là bị đè nghĩa là kêu thảm tức khóc. Sầu tuôn đứt nối là khóc tuôn ra những nức nở dài, vắn, đứt, nối. Nói khóc là người ta nghĩa đến nước mắt nên có thể dùng chữ tuôn. Cả câu này nghĩa là Kiều khóc nức nở đứt nối, nước mắt tuôn rơi vắn dài. Cũng có người nói: cả câu này chỉ hàm một ý tuy rằng câu chia làm 2 vế dóng nhau: ý ấy như thế này: Kiều buồn sầu tuôn rơi nước mắt vắn dài đứt nối. Giải như thế nghe cũng thông.

Hay ở chú 212- “Hiên tà bóng gác nghiêng nghiêng”

Lê Văn Hòe bước đầu chú: Hiên đây là mái hiên, chớ không phải là hè nhà. Sau đó, ông nêu ra mấy bản dịch Pháp văn dịch Hiên tà bóng gác là mặt trời xế tà, thật sai hoàn toàn. Nguyễn Văn Vĩnh dịch là le couchant; Crayssac dịch là jour obilique. Bóng gác nghiêng nghiêng : là bóng trăng bị (mái hiên) che khuất đi chênh chếch. Crayssac giảng lầm bóng nghiêng nghiêng là bóng nghiêng nghiêng của bao lơn dưới ánh mặt trời tà.

Lê Văn Hòe chú về “Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng”- Bản pháp văn của Nguyễn Văn Vĩnh dịch câu mặt mơ tưởng mặt... như thế này: Son visage reflétait sa pensée constamment portée vers l’autre visage ; et son cœur mélancoliquement pensait à l'autre cœur”

Bản Pháp văn của M.R. (nhà xuất bản Alexandre de Rhodes) dịch thế này "Son visage rêve au visage aimé, son coeur souprie après l'autre coeur." Dịch như vậy đều không sát tinh thần câu văn. Dịch như Crayssac thì mới đúng được một nửa: "Et Kim rêve toujours à la grâce indicible. De celle dont le coeur lui semble inaccessible."

Ông cho rằng, Crayssac đã hiểu sai và dịch sai mấy chữ "lòng ngao ngán lòng".

Chú 475- “Còn non, còn nước, còn dài”

Hai tiếng còn dài trong câu này, Crayssac hiểu là ái tình còn dài. M.R (Nhà xuất bản Alexandre de Rhodes) hiểu là cuộc đi vắng còn dài. Nguyễn Văn Vĩnh hiểu là đời sống còn dài (tant que la vie dure encore)

Theo Lê Văn Hòe, thì cả ba nhà đều hiểu sai tinh thần của câu văn. Không có gì cho ta nói được rằng còn dài là ái tình còn dài hay đời sống còn dài. Hiểu còn dài là Kim Trọng đi vắng còn dài thì lại càng vô nghĩa.

Nếu quả câu này gồm có ba ý theo ba chữ còn, thì chỉ có thể hiểu được còn dài là lời thề còn dài. Vì khi nói non nước người ta liên tưởng tới lời thề (chỉ non nước)...

Chú 476- “Còn về, còn nhớ đến người hôm nay!”

Bản Kiều Nguyễn Văn Vĩnh dịch Pháp- văn ra: Tant que je rentrerai chez moi: hễ tôi còn về nhà tôi (lời Kiều) có lẽ không đúng. Kiều có đâu xa mà nói hễ còn về nhà? Người đi xa là Kim Trọng.

Còn nhớ đến ngày hôm nay: Các bản dịch Pháp- văn của Crayssac, Nguyễn Văn Vĩnh, M.R đều hiểu là Kiều còn nhớ đến Kim Trọng.

Ông cho rằng nếu hiểu như vậy có lẽ không đúng với tinh thần nguyên văn.

Đây là một cuộc đối thoại. Kim Trọng nói xong thì Kiều đáp lại, lời Kim Trọng gồm mấy ý chính sau:

1- Lời thề còn đó, người xa mà lòng chẳng xa

2- Còn lâu mới lấy được nhau (buồn)

3- Khuyên Kiều nên giữ vàng giữ ngọc. Kiều đã đáp lại mấy ý:

1- Dù lâu cũng quyết chờ đợi (quản bao tháng đợi năm chờ) 2- Thề xin gìn vàng giữ ngọc

Đến đây Kiều nói: Kim Trọng còn về và còn nhớ đến nàng (người hôm nay) là để đối lại ý Kim Trọng : xa mặt chẳng xa lòng...

Chú 477- “Dùng dằng chưa nỡ rời tay”

Lời nói trên là Kiều, thì dùng dằng chưa nỡ rời tay cũng là Kiều chưa nỡ rời tay Kim Trọng. Không phải là cả hai người “chưa nỡ rời tay” như các bản dịch Pháp- văn đã hiểu (Nguyễn Văn Vĩnh- Crayssac- M.R). Nhưng rồi cuối cùng phải rời tay ra để Kim Trọng đi (vì vầng đông đá đứng ngay nóc nhà, trời đã sáng sợ người ngoài bắt gặp...)

Chú 478- “Ngại ngùng một bước một xa”

Hai tiếng một bước cho ta biết rõ vẻ ngại ngùng là vẻ ngại ngùng của kể đi, tức là Kim Trọng. Bản dịch Pháp-văn của M.R (Nhà xuất bản Alexandre de Rhodes) hiểu là cả Kiều và Kim Trọng hai người cùng bước đi cùng ngại ngùng thì Lê Văn Hòe cho rằng: “e không đúng”!.

Chú 479- “Một lời trân trọng, châu sa mấy hàng”

Đầu tiên, ông chỉ ra bản Pháp- văn của M.R cho “lời trân trọng” là lời nói quý giá và cho cả hai người cùng nói lời trân trọng. Bản Pháp- văn của Nguyễn Văn Vĩnh dịch “lời trân trọng” là lời quý giá, long trọng (précieuse et grave, solennelle) và cho Kiều nói lời trân trọng (Elle lui dit un dernier mot d'adieu solennel et versa d’abondantes larmes)

Lời trân trọng là lời người đi chào dặn người ở lại, chớ không phải là “tiếng người ở lại dặn dò người đi”.

Chú 481- “Mối sầu sẻ nửa, bước đường chia hai”

“Bước đường chia hai”: Một bước đường đi của Kim Trọng chia lìa cặp tình nhân mỗi người một ngả

Lê Văn Hòe cho rằng dịch như Nguyễn Văn Vĩnh: le premier pas sur la route rompait brutalement quelque chose chưa được sát nghĩa. Và dịch như M.R: leur route se divise en deux thì sai. Bước đường tự nó không chia làm hai mà “bước đường” chia hai người làm hai ngả.

Chú 531- “Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên”

Duyên đây là cuộc tình duyên của nàng với Kim Trọng mà nàng không thể tiếc được.

Lê Văn Hòe nêu ra bản dịch Pháp- văn của Nguyễn Văn Vĩnh hiểu “duyên” là cuộc nhân duyên nàng sẽ gặp gỡ trong cuộc bán mình sau này, sai tinh thần câu văn.

Bản Nguyễn Văn Vĩnh dịch câu đó như thế này:

“N'ayant pas marchandé sa vie, elle ne pouvait marchander son amour” (Không mặc cả tấm thân nàng, thì nàng không thể mặc cả tình duyên của nàng)

Dịch như thế, kể thoát, thì rất thoát, nhưng bỏ mất cái ý Kiều tiếc cuộc tình duyên gắn bó với Kim Trọng.

546: “Ngẩng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dầy”

Các bản của Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, của Nguyễn Văn Vĩnh, và của Tàn Đà đều chép là ngừng hoa...

Bản của Nguyễn Văn Vĩnh giảng là “vừa nhìn vừa ngập ngừng”

Người ta không rõ các bản ấy đã căn cứ vào đâu mà giảng như thế. Vì ít nghe, hoặc chưa từng nghe thấy “ngừng” là trông, là nhìn.

“Của chung” là chung cho “duyên này”, tức là cuộc tình duyên giữa Kim Trọng và Thúy Văn, do Kiều vun vén. Có thể hiểu như Crayssac rằng “của chung” là của chung Thúy Vân và Kim Trọng. Bản dịch Pháp- văn của Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng “của chung của Thúy Kiều và Thúy Vân” ông cho là sai. Vì Kiều đã bỏ cuộc, nhường cả cho Thúy Vân nàng còn dự gì vào duyên ấy của ấy nữa, mà bảo là chung với Thúy Vân?

Chú 650- “Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”

Các bản Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh,... đều cho “bồ liễu” là cây bồ, cây liễu, Crayssac và Nguyễn Văn Vĩnh dịch bò liễu là “jonc et saule, frêle” đều sai.

Bản Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim chứa nghĩa câu này “Dẫu cái thân hèn yếu này có nát đi nữa, cũng còn mong báo đền cái nghĩa giao kết với người tri kỉ”. Giảng như thế, hình như không đúng với tinh thần câu văn.

Bản dịch Pháp- văn của Nguyễn Văn Vĩnh cũng hiểu nghĩa sai như bản của Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim. Bản của Crayssac thì thêm vào những ý không có ở trong câu văn (tôi theo đuổi mãi mãi dù gió, bão).

Chú 684- “Bốn bề xuân khóa một nàng ở trong”

Lê Văn Hòe giải thích từ “Khóa xuân” là cái khóa của tình yêu, hoặc cái khóa do tình yêu mà có. Chữ “xuân” ở đây mà hiểu là mùa xuân, là “mùa xuân khóa” như Crayssac và Nguyễn Văn Vĩnh thì e không đúng.

Bản Pháp- văn của Nguyễn Văn Vĩnh dịch:

Tout autour c'était le printemps, montant la garde autour de cette jeune femme enfermée dans ce logis infâme.

Chú 729- “Thì vịn cành quít cho cam sự đời”

Bản của Nguyễn Văn Vĩnh thì đỏi chữ “quít” ra làm chữ “tít” (cao tít) và dịch “vịn cành tít” để cho câu văn khỏi mất nghĩa.

Bản dịch Pháp-văn của Crayssac cũng theo bản của Nguyễn Văn Vĩnh và dịch Vịn cành tít là “abaisser la branche ou plus haute”

Bản của Bùi Kỉ, Trần Trọng Kim thì dẫn hai câu thơ của họ Tô (người già chơi như con trẻ không bẻ cành mai mà bẻ cành quít)

Bản dịch Pháp- văn của Nguyễn Văn Vĩnh Vĩnh theo bản của Bùi- Trần. Chú 742- “Đêm xuân một giấc mơ màng”

Lê Văn Hòe cho rằng: “Đêm xuân” ở chỗ này mà hiểu là đêm mùa xuân như các bản dịch Pháp-văn của Nguyễn Văn Vĩnh và Crayssac thì sai (nuit de printemps)

Vì bấy giờ là mùa thu. “Đêm xuân” đây có nghĩa là đêm xuân tình, đêm ân ái, hoặc là đêm đã xảy ra sự trai gái.

Chú 771- “Trăm năm để một tấm lòng từ đây”

Các bản dịch Pháp văn của Crayssac và của Nguyễn Văn Vĩnh đều cho tấm lòng đó là “lòng hối hận” (remords)

Bản của M.R thì cho là tấm lòng “yêu mến cha mẹ) (coeur aimant)

Xét theo văn lý đoạn này, ông cho rằng hiểu như vậy có lẽ đều sai. Tấm lòng là tấm lòng do Kiều đề lại cho cha mẹ nàng. Tấm lòng ấy nếu là “lòng hối hận” thì chả hóa ra Kiều định oán trách cha mẹ, bắt cha mẹ suốt đời phải hối hận vì để nàng bán mình ư? Cho tấm lòng đó là lòng yêu mến cũng bất thông. Hiểu như vậy thì ra có gặp bước lỡ làng, Kiều mới để lòng myêu mến cho cha mẹ?

Chú 794- “Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao”

“Nhiệm trao” bản pháp-văn của Nguyễn Văn Vĩnh dịch là “échangés”, thiếu nghĩa chữ “nhiệm”. Bản dịch của Crayssac bỏ không dịch ý hai chữ “nhiệm trao”

Bản Pháp-văn của M.R dịch nhiệm tức là “kín đáo”.

Theo ý của ông thì “nhiệm” không có nghĩa là “sẵn”. “Nhiệm” là tiếng cổ, xưa thường hay đi với chữ ghin và có nghĩa gần như ghin (bây giờ là kín).

“Tứ vi” các bản Pháp-văn của Nguyễn Văn Vĩnh, M.R, Crayssac đều dịch là “tứ phía” hoặc “khắp các khía”. Tôi thấy hình như không đúng. “Vi” nghĩa là bao vây (động từ) hoặc vòng vây (danh từ) chớ không có nghĩa là “phương, hướng” hay “phía”.

Chú 831- “Lễ xong hương hỏa gia đường”

Bản pháp văn của Nguyễn Văn Vĩnh giảng “hương hỏa gia đường” là bàn thờ tổ tiên (culte des ancêtres) và cho rằng sau khi lậu thần mày trắng thờ trên hương án giữa nhà, Kiều còn phải lễ trước bàn thờ tổ tiên nhà họ Mã nữa (Après une autre cérémonie devant l’autel des ancêtres)

Ông cho rằng nếu hiểu như thế có lẽ sai.

Nếu chỉ căn cứ vào mấy chữ “hương hỏa gia đường” mà bảo rằng Kiều lễ trước ban thờ gia tiên thì e không đúng. Hương hỏa gia đường chỉ có nghĩa là nơi thờ cúng trong nhà, chớ không bắt buộc phải có nghĩa là ban thờ tiên tổ.

Chú 841- “Dám xin gửi lại một lời cho minh”

Câu này các bản Pháp-văn của Nguyễn Văn Vĩnh, Crayssac và M.R đều giảng nghĩa là Kiều nài Tú Bà đáp lại một lời cho nàng rõ.

Bản Nguyễn Văn Vĩnh dịch:

Je me permets de vous demander un mot d'éclaircissement.

Hiểu như bản Pháp-văn trên có lẽ không đúng với tinh thần câu văn Nếu Kiều định nài Tú Bà đáp lại cho nàng minh bạch thì tất nàng không dám dùng chữ “gửi”.

Chú 849- “Buồn mình trước đã tần mần thử chơi!”

Buồn có nghĩa ngứa ngáy, cảm thấy một cảm giác là lạ như: buồn như chấu cắn, có lông buồn, buồn nhoi nhói, đừng sờ mà buồn.

Bản Pháp-văn của M.R dịch là buồn chán cho mình, hiểu buồn mình là “buồn thay cho mình”

Bản Pháp- văn của Crayssac hiểu “buồn mình” là nghe trong mình buồn bã.

Bản Pháp- văn của Nguyễn Văn Vĩnh dịch là “tentation, par ennui, par désoeuvrement” hiểu buồn mình là “mình thèm muốn”

Lê Văn Hòe thấy hình như ba nhà hiểu sai tinh thần câu văn.

Trong câu này Tú Bà muốn nói: Mã Giám Sinh ngứa ngáy mình mẩy nên tần mần thử chơi. Những tiếng “mình, tần mần thử chơi” cho biết mụ Tú muốn nói đến xác thịt và công việc của xác thịt. Như vậy, “buồn” cũng là cảm giác của xác thịt chứ không phải là trạng thái tinh thần, như hai ông Nguyễn Văn Vĩnh và Crayssac muốn hiểu. Còn ông M.R hiểu “mình” là ngôi thứ nhất, tức mụ Tú tự xưng và dịch “buồn mình” là pauvre de moi thì càng sai lầm.

Chú 884- “Cũng là lỡ một lầm hai”

Câu này bản Pháp-văn của Nguyễn Văn Vĩnh dịch là: Tu as commis une maladresse ou une erreur

Và bản dịch của Crayssac, Lê Văn Hòe cho rằng có lẽ cả hai nhà đều hiểu sai tinh thần câu văn. Tú Bà thấy Kiều tỉnh lại liền lựa lời khuyên giải vuốt ve cho êm chuyện. Vậy không lẽ lại trách mắng nàng làm cho nàng uất ức tức giận thêm.

Chú 885- “Đá vàng sao nỡ ép nài mưa mây”

Ông nhận xét: Bản Pháp- văn của Nguyễn Văn Vĩnh dịch là: pierre et or, fidélité conjugale thì e không đúng. Bản của M.R dịch là: verlu de pierre, et d’or” thì có lẽ đúng hơn.

Chú 887- “Người còn thì của hãy còn”

Mấy bản Pháp-văn của Nguyễn Văn Vĩnh, M.R, Crayssac đều hiểu là: Người Kiều còn thì của cải nàng còn”. Và ông cho rằng hiểu như vậy có lẽ không đúng với tinh thần câu văn. Kiều có thắc mắc gì về của cải bao giờ đâu?

Mấy bản Pháp-văn đều cho “người” là tiếng trỏ Kiều, “ta” là tiếng Tú Bà tự xưng, e không đúng.

Tú Bà không bao giờ tự hạ đến gọi Kiều là “Người”. Dù Tú Bà có đanh đá, kiêu ngạo đến đâu, thì trong trường hợp này cũng không bao giờ dám tự xưng là “ta” (nghĩa gần như tao) với Kiều.

Chú 901: “ Sợ khi ong bướm đãi đằng”

Nguyễn Văn Vĩnh dịch nghĩa: courtiser avec instance, đeo đẳng tròng ghẹo...

Theo ý của Lê Văn Hòe đãi đằng có nghĩa là tiếp đãi. Đằng chỉ là tiếng đệm đi với tiếng đãi, đằng không có nghĩa gì riêng biệt cả, người ta đệm thêm cho dễ nói mà thôi.

Chú 903- “Mụ rằng: con hãy thong dong”

Bản Pháp- văn của Nguyễn Văn Vĩnh dịch “thong dong” là prendre patience, nghĩa là kiên tâm, kiên gan; bản của M.R dịch là “failes à voire gré” nghĩa là tùy ý con; Bản của Crayssac dịch là “prends patience” đại khái cũng hiểu như bản Nguyễn Văn Vĩnh.

Dịch như vậy, Lê Văn Hòe thấy hình như không sát nghĩa hai chữ “Thung dung” và không hợp với ý Tú Bà muốn nói.

Chú 910- “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”

Ở chung: Bản Pháp- văn của Nguyễn Văn Vĩnh dịch câu này ra làm: La silhouette des montagnes lointaines et le disque de la lune toute proche, se montraient sur le même plan.

Cả bản của Nguyễn Văn Vĩnh và bản của Crayssac đều hiểu “ở chung” là trăng gần với non xa ở chung nhau, lẫn lộn với nhau.

Hiểu như vậy, ông khen: “kể cũng rất mới, rất nên thơ, nên họa”, nhưng vẫn chê “hình như không sát với tinh thần câu văn”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê (Trang 77 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)