Các tướng lĩnh tài ba người anh hùng chiến bạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội đinh tiên hoàng ở ninh bình (Trang 47 - 55)

Trong hệ thống truyền thuyết về Đinh Tiên Hoàng có một số lượng tác phẩm khá lớn kể về các vị tướng lĩnh dưới quyền vua Đinh, mặc dù theo lịch sử, họ là những tướng bại trận thậm chí có người phải nhận lấy cái chết rất xót xa.

Những anh hùng chiến bại, lịch sử chỉ thoáng qua một đôi dòng về họ, bởi lịch sử thông thường là lịch sử của “bên thắng cuộc”. Lịch sử Trung Hoa đã chứng kiến rất nhiều những vị tướng vẻ vang, oanh liệt một thời nhưng lại chịu những cái chết bi tráng khiến người đời rung động mãi không thôi: Nhạc Phi anh dũng chống quân Kim với 126 trận toàn thắng, bảo vệ quốc gia đã trở nên nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa nhưng đáng tiếc vị danh tướng này không chết trận trên chiến trường mà lại chết thảm trong lao ngục của triều đình; Trương Thế Kiệt, một vị tướng giỏi của triều đình Nam Tống cũng bị chết chìm mất tích trong một trận bão; Văn Thiên Trường, anh hùng dân tộc của Trung Hoa thời Nam Tống, ông đã chết trên đường bị giải áp đến Yên Kinh vì không chịu khuất phục Hốt Tất Liệt...Trong các cuộc chiến tranh, nhất là nội chiến, bên thất bại không hẳn là thiếu tài năng hay đức độ. Nhưng bên thất bại không có người ghi lại lịch sử cho họ, hoặc có ghi lại cũng bị bên thắng cuộc vùi dập, thậm chí phải trả giá cho một dòng lịch sử trung thành bằng tính mạng của cả một thế hệ. Lịch sử Trung Hoa đã xuất hiện những con người tôn trọng sự thật lịch sử như Thái Sử Bá và ba người em là Trọng, Thúc, Quý nhưng để bảo vệ sự thật lịch sử ấy chỉ còn duy nhất người em út được sống. Nhưng những trường hợp như anh em Thái Sử Bá thời Chiến Quốc kia biết được mấy người?Còn thông thường, lịch sử là tiếng nói quyền uy, lại thêm nhưng chiến công vang dội chống ngoại xâm có thể làm nên những vầng hào quang chói lòa khiến cho những khiếm khuyết mang tính “đối nội” bị mờ nhòe, khuất lấp và thời gian vô tình chồng lấn. Tất cả đã khiến cho những anh hùng một thủa mãi mãi chìm trong lớp lớp phù sa quá vãng.

Các tướng lĩnh của Đinh Tiên Hoàng cũng vậy, họ là những người có tài, có lòng tận trung sống chết với vua Đinh nhưng dường như lịch sử cũng quên lãng họ

hoặc cũng có những đánh giá khác nhau về họ. Trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng đã có những đánh giá rất khác nhau của các sử gia về các vị tướng được coi là tứ trụ của vua Đinh. Lê Văn Hưu nói: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được.Có người hỏi: Đại Hành với Lý Thái Tổ ai hơn? Thưa rằng: Kể về mặt trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với người tống thì Lý Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành có công lao gian khổ hơn. Nhưng về mặt tỏ rõ ân uy, lòng người suy tôn, hưởng nước lâu dài, để phúc cho con cháu thì Lê Đại Hành không bằng Lý Thái Tổ lo tính lâu dài hơn. Thế thì Lý Thái Tổ hơn ư ? Đáp: Hơn thì không biết, chỉ thấy đức của họ Lý dày hơn họ Lê, vì thế nên nói theo họ Lý.” [21, 66]. Như vậy, Lê Văn Hưu đã có cái nhìn chưa thật xác đáng về các tướng nhà Đinh, có phần đề cao Lê Hoàn và xếp các tướng nhà Đinh vào hàng loạn tặc. Đáp lại nhận xét trên, sử thần Ngô Sĩ Liên cũng đã nói: “Tam cương là đạo thường của muôn đời, không thể một ngày rối loạn. Khi Đại Hành giữ chức nhiếp chính, Vệ Vương tuy còn nhỏ nhưng vẫn là vua, thế mà Đại Hành tự xưng là Phó Vương, rắp tâm làm điều bất lợi. Đạo làm tôi không được rắp tâm, rắp tâm thì ắt phải giết. Đó là phép của sách Xuân Thu, người người đều được nêu lên mà thi hành. Nguyễn Bặc, Đinh Điền sao có thể nhẫn tâm điềm nhiên mà nhìn? Rồi lui về dấy quân hỏi tội, mưu giữ xã tắc, thế là bầy tôi trung nghĩa đấy. Việc không xong mà chết, thế là bề tôi tử tiết đấy. Lời bàn của Văn Hưu lại đánh đồng với hàng loạn tặc, khiến cho đạo nhân luân không được sáng tỏ với đời sau, gây mầm mống tiếm đoạt, để cho những kẻ có quyền lực tranh nhau bắt chước, quét sạch cương thường, vì thế không thể không biện bác.” [21, 66]. Ngược lại, Ngô Sĩ Liên lại cho rằng việc làm của các tướng ấy là “tử tiết”, đáng được coi trọng.

Lịch sử đôi lúc không công bằng là vậy, nhưng may thay, trong tâm thức dân gian, những trận chiến hôm qua như vẫn còn đây. Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú, Phạm Hạp dường như đã trở thành những cái tên vô cùng quen thuộc với nhân dân Ninh Bình. Trong quá trình điền dã, chúng tôi cũng được nghe kể rất nhiều những câu chuyện truyền thuyết về các vị tướng này. Đền thờ họ tại huyện các địa

phương như Gia Viễn, Yên Khánh, Yên Mô, thành phố Ninh Bình đến nay vẫn hương hoả thịnh vượng.

Theo khảo sát của chúng tôi, có 23 bản kể nói về các tướng lĩnh dưới quyền Đinh Tiên Hoàng. Cụ thể xin xem bảng 3, phụ lục 1.

Bênh cạnh đó, trong quá trình điền dã chúng tôi cũng sưu tầm được một số bản kể của nhân dân địa phương các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khánh của tỉnh Ninh Bình về các tướng lĩnh là trụ cột của Đinh Bộ Lĩnh như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú. Cụ thể (xem bảng 4, phụ lục 1).

Từ hai bảng thống kê trên đây, chúng ta có thể khẳng định truyền thuyết về các vị tướng lĩnh thủ túc của nhà Đinh khá đồ sộ. Đây chính là một phần bù đắp cho lịch sử. Lịch sử oanh liệt của Đinh Tiên Hoàng và các tướng lĩnh của ông đã lùi xa, nhưng truyền thuyết về họ vẫn còn sống mãi chưa bao giờ phai mờ trong tâm thức nhân dân. Không ngẫu nhiên, sức sống của nhóm nhân vật truyền thuyết này lại lâu bền đến vậy.Mặc dù họ là những tướng bại trận nhưng ở họ lòng tận trung, tài quân sự không hề thiếu. Để linh thiêng hóa những nhân vật này, truyền thuyết đã xây dựng lên một hình ảnh các anh hùng vừa là người vừa là thần. Hầu hết, các vị tướng đều có xuất thân đặc biệt khác người bình thường có thể kể đến như: Quan Ải Đại Vương là tinh rồng từ trên trời giáng xuống; Đô Công, Chất Công, Đinh Công là do ông Chưởng chiêm bao thấy một người mặc hoàng bào, tay cầm 3 quả trứng đưa cho ông và đọc bốn câu thơ chúc mừng, một trăm ngày sau bà Chưởng có thai đến ngày mồng 10 tháng 10 năm Giáp Thìn, bà sinh ra một bọc được ba người con giai, hình dung khác thường lại có mùi thơm ngào ngạt trong buồng cữ mãimột tháng sau mới hết; Trình An Tề là do Long Thần bộ chúa An Tể đại tướng quân giáng trần đầu thai; Phúc Công do thần tiên giáng trần đầu thai...Không những các vị tướng ấy có xuất thân đặc biệt mà họ còn là những vị tướng tài năng đặc biệt: Nguyễn Bồ, Nguyễn Bặc có nhãn quan tuyệt thế; Quan Ải Đại Vương thông minh dĩnh dị; Đô Công, Chất Công, Đinh Công nổi tiếng thông minh dĩnh ngộ, thiên văn địa lí, chư tử bách gia thảy đều thông tỏ...

Sự xuất thân khác người bình thường và tài năng đặc biệt là tác giả dân gian muốn khẳng định họ đều là những người có tài và do trời sai xuống để thực hiện sứ mệnh cùng vua Đinh Tiên Hoàng.

Nguyễn Bặc, Đinh Điền là hai vị tướng được nhân dân nhắc tới nhiều nhất và lập đền thờ nhiều nhất. Đây là hai vị tướng gắn với Đinh Tiên Hoàng từ thời chăn trâu cắt cỏ. Ngay từ thủa tập trận cờ lau, Đinh Bộ Lĩnh luôn luôn chọn Đinh Điền làm tướng tiên phong, khi trưởng thành, mọi việc trong quân doanh Đinh Bộ Lĩnh đều bàn bạc với Đinh Điền thân tình như ruột thịt. Khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế đã sắc phong Đinh Điền là quan Ngoại giáp, trông coi trấn ải biên thùy phía Nam Đại Cồ Việt. Nghe tin Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế lập tức ngài cùng Nguyễn Bặc đem quân về bao vây kinh đô Hoa Lư để giữ ngôi báu nhà Đinh cho Đinh Toàn. Đinh Điền bị chém gần lìa cổ, trước khi chết ngài vẫn lên ngựa về Kỳ Vĩ và ngậm ngùi trăn trở về việc chưa cứu được nhà Đinh. Hiện nay, đền thờ Đinh Điền ở rất nhiều huyện trong tỉnh Ninh Bình như ở: làng Đại Hữu, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn; đền Hiềm ở Phúc Thành, thành phố Ninh Bình; Chùa Tháp của huyện Gia Viễn…Cùng song hành với Đinh Điền và Vua Đinh là Nguyễn Bặc- mộtvị tướng được nhân dân thờ rất nhiều. Thủa nhỏ, ngài kết nghĩa huynh đệ với Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ. Nguyễn Bặc đã cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lập nhiều công trạng. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua phong cho ngài làm Đinh Quốc công, trông coi việc nội chính. Ngài cùng Đinh Điền chống lại Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn bắt đưa về kinh đô và bị giết hại. Trong quá trình điền dã về xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình ngày 15 tháng 4 năm 2018, chúng tôi nghe bác Hảo và bác Tùng kể lại: Nguyễn Bặc chết đã được nhân dân bí mật mang xác về chôn cất. Sau khi Nguyễn Bặc mất, họ Nguyễn ở Gia Phương chạy vào Thanh Hóa. Đến thế kỉ 18, họ cử người về tìm mộ Nguyễn Bặc và mộ phát tích họ Nguyễn rồi cử người trông coi. Lễ giỗ của ngài được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm rất nhiều người đã về tham dự lễ. Lăng mộ của ngài được an táng tại xã Gia Phương, Gia Viễn, đền thờ Thái Thủy tổ cũng nằm ngay trên xã Gia Phương cách lăng mộ của ngài khoảng 2km. Và ở đây cũng chỉ có duy nhất đền thờ Nguyễn Bặc được thờ riêng còn những vị tướng khác thì phối thờ trong đền vua Đinh.

Lưu Cơ cũng là một trong tứ trụ triều đình của Đinh Tiên Hoàng, cùng làng cùng tuổi với vua Đinh. Vua Đinh tin dùng từ khi chăn trâu lập trận cờ lau. Lớn lên cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, được Đinh Tiên Hoàng phong chức Đô hộ phủ sỹ sư. Ngày 15 tháng 4 năm 2018, chúng tôi tìm đến Bến Vải, xã Liên Sơn, huyện Gia Viễn nơi thờ ngài Lưu Cơ. Ngôi đền nằm tọa lạc dưới chân đê mặt quay ra hướng dòng sông Hoàng Long như để nhớ lại một thời oanh liệt mà ngài cùng các tướng lĩnh khác và vua Đinh đã trải qua. Tại đây, chúng tôi đã gặp bác Điệp là người trông coi đền, bác kể cho chúng tôi biết: “Lưu Cơ khi đi đánh trận qua Bến Vải, thôn Uy Viễn, xã Liên Sơn, Gia Viễn đã dừng ngựa lại thắp hương lên kêu trời khi ta chết dân chúng phải phụng sự ta ở đây”. Vì vậy mà nhân dân đã đặt đền thờ ở đây. Bác còn cho biết trong cuộc cải cách văn hóa đền đã bị phá bỏ đến năm 1999 bác Đinh Văn Tằng (đã mất) xây dựng lại một gian nhỏ để thờ cúng. Nhưng theo thời gian đền đã xuống cấp, năm 2006, bác Điệp cúng tiến chắp vá lại. Do đền nằm thấp dưới chân đê ngoài, cạnh sông Hoàng Long nên đền bị nún và nứt rất nhiều gần như bị hỏng hoàn toàn năm 2017 bác Điệp lại huy động anh em và nhân dân trong làng quyên góp và xây mới hoàn toàn. Hiện nay, đền đã được xây mới khang trang mặc dù còn chưa hoàn thiện hoàn toàn. Bác cũng cho biết đền rất thiêng, nhân dân trong làng thường đến để xin ngài sức khỏe, cầu tự, cầu may mắn…Nhân dân truyền miệng nhau nhà nào có người ốm nặng đến đền xin đài nếu xin ba đài không được chắc chắn sẽ không thể qua khỏi hoặc ai lấy trộm cái gì của đền sẽ rước họa vào thân. Tuy nhiên, trong quá trình điền dã, chúng tôi thấy rằng một số người dân sống gần đền cũng không biết đền đó thờ ngài Lưu Cơ, khi điều tra lí do chúng tôi mới biết vì từ trước đến giờ nhân dân ta khi khấn kiêng không gọi tên húy mà chỉ gọi theo sắc phong được vua ban nên họ chỉ biết đền đó thờ Đức Đại Vương mà thôi. Theo lời giới thiệu của nhân dân trong làng, chúng tôi tìm đến đền thờ Trịnh Tú cũng tại xã Liên Sơn, huyện Gia Viễn, theo lời kể của nhân dân địa phương Trịnh Tú là bạn thời trẻ của Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và khi lớn lên cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Còn theo dòng lịch sử có ghi lại Trịnh Tú hai lần đi sứ sang Trung Quốc và không nhắc tới việc Đinh Tiên Hoàng phong chức cho ông, thần tích dân gian gọi ông là quan Thượng thư Trịnh Tú. Qua cuộc trò truyện nhân dân ở

đây, chúng tôi được biết cách đây không lâu có một dòng họ Trịnh về đền để nhận họ nhưng một số người dân ở đây lại cho rằng đền đó không thờ Trịnh Tú mà thờ Nam Việt Vương Đinh Liễn (con trai cả vua Đinh),họ dựa vào tên đền là Quan Thái Bảo để nhận xét. Thực tế như thế nào thì đến nay vẫn chưa có lời giải xác đáng.

Cả bốn vị tướng đều là những trung thần nghĩa sĩ, truyền thuyết đã khắc ghi công lao của họ với nhà Đinh hơn nữa nhờ truyền thuyết mà các vị tướng này còn sống mãi với thời gian qua các đền thờ được nhân dân chăm sóc cẩn thận. Mặc dù, chúng tôi vẫn có sự phân biệt giữa các vị tướng trong nhân dân, thể hiện ngay ở cách thờ cúng của nhân dân ở mỗi địa phương. Nguyễn Bặc, Đinh Điền là hai vị tướng được dân gian tôn thờ hơn bởi nhân dân cho rằng họ sống chết với nhà Đinh trung thành tuyệt đối nên nơi thờ cúng cũng trang nghiêm hơn, còn với Lưu Cơ và Trịnh Tú thì thờ hai chủ nên dân gian vẫn có cái nhìn phiến diện hơn.

Bản thân Đinh Liễn, người con sát cánh kề vai cùng Đinh Tiên Hoàng cả trong thời kì nếm mật nằm gai cũng như lúc đạt đến đỉnh cao danh vọng và cho đến tận cuối cùng trong cái chết với cha – cũng có thể tính là một tướng lĩnh tài ba của Đinh Tiên Hoàng. Là con cả vua Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn từ lúc tuổi nhỏ đã tỏ rõ khí phách,theo cha dẹp loạn mười hai sứ quân, là trang dũng tướng tài ba thao lược. Vua phong cho Đinh Liễn là Nam Việt Vương. Trong các bộ sử, Đinh Liễn không những xuất hiện trong các sự kiện trọng đại của nhà Đinh mà còn xuất hiện trong một câu chuyện đầy chất truyền kỳ. Đại Việt sử ký toàn thư phần Ngoại kỷ chép rằng: Bấy giờ người động Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh cậy núi khe hiểm cố, không chịu giữ chức phận làm tôi. Hai vương [Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập] muốn cất quân đi đánh; Bộ Lĩnh sợ, sai con là Liễn vào triều làm con tin để ngăn chặn việc xuất quân. Liễn đến, hai vương trách tội [Bộ Lĩnh] không đến chầu, rồi bắt giữ Liễn đem theo đi đánh. Hơn một tháng, không đánh nổi, bèn treo Liễn lên ngọn sào, sai người bảo Bộ Lĩnh, nếu không chịu hàng thì giết Liễn. Bộ Lĩnh tức giận nói: “Đại trượng phu chỉ mong lập được công danh, há lại bắt chước thói đàn bà xót con hay sao?”. Liền sai hơn mười tay nỏ nhắm Liễn mà bắn. Hai vương kinh sợ, nói: “Ta treo con nó lên là muốn

để nó đoái tiếc con mà ra hàng cho chóng. Nó tàn nhẫn như thế, còn treo con nó làm gì”. Bèn không giết Liễn mà đem quân về.

Việt sử lược cũng chép rằng: Lúc bấy giờ có người ở động Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh nương tựa nơi khe núi hiểm trở, kiên cố mà ở, không chịu tu sửa cho đúng cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội đinh tiên hoàng ở ninh bình (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)