Những điều kiêng kị trong lễ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội đinh tiên hoàng ở ninh bình (Trang 73 - 75)

Xuất phát từ quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, trong tâm thức của người nhân Việt bị rất nhiều điều kiêng kị quy định và điều chỉnh trong mọi hoạt

động hàng ngày. Không biết những điều kiêng kị đó bắt nguồn từ đâu nhưng nó đã tồn tại rất lâu đời từ thế hệ này sang thế hệ khác truyền lại cho nhau, lâu dần những điều kiêng kị ấy trở thành phong tục, tập quán của cả cộng đồng.

Kiêng kị là sự dè chừng, cảnh giác của con người đối với những sự việc của cuộc sống, với quan niệm để tránh những tai họa từ một sức mạnh siêu nhiên nào đó mà con người phàm trần không nhìn thấy. Kiêng sẽ giúp cuộc sống của họ được ổn định, an toàn hơn nhờ sự cảnh báo của thế lực siêu nhiên ấy. Kị là tránh né, dè chừng nhưng ở mức độ cao hơn kiêng. Kị còn được hiểu là cấm kị, nghiêm cấm con người không được phép vi phạm nếu cố tình vi phạm sẽ phải chịu những tai họa nặng nề.

Trong các lễ hội truyền thống, với tư tưởng tôn sùng thần thánh, nhân dân ta có niềm tin cao cả vào sự linh thiêng. Những câu chuyện dân gian truyền từ đời này sang đời khác về các vị thần thánh mang đậm chất thiêng, và cũng từ đó nhân dân ta đặt ra những điều kiêng kị không được làm trong lễ hội.

Lễ hội Trường Yên về Đinh Tiên Hoàng cũng đặt ra những điều kiêng kị trong hoạt động của lễ hội và những người tham gia. Điều kiêng kị thấy rõ nhất trong lễ hội Trường Yên là toàn bộ lòng lợn mà trước đây vua Đinh rất thích ăn tuyệt đối không được dùng để dâng lên vua Đinh Tiên Hoàng trong lễ tiến phẩm. Nó bắt nguồn từ cái chết của vua Đinh do Đỗ Thích sát hại bằng việc tẩm thuốc độc vào lòng lợn. Vì vậy, nhân dân không dám dâng lòng lợn trong ngày lễ. Nhân dân thực hiện điều kiêng kỵ này như muốn quên cái đi cái chết đau xót của Đinh, cũng là thể hiện lòng thành kính với Đinh Tiên Hoàng đế.

Trong khi cúng tế cấm nói to, huyên náo và đặc biệt khi kêu khấn không được nói phạm đến húy thần nếu không sẽ mắc tội và có thể sẽ bị ngài phạt. Trước đây, hoa được chọn dâng lên vua kiêng không được tưới ối khí mà chỉ tưới nước tinh khiết, trồng trực tiếp trong đền còn gạo nhân dân dùng để thổi xôi kiêng không được để chuột ăn phải là gạo sạch, thơm.

Tuy nhiên, theo thời gian với cuộc sống hiện đại một số điều kiêng kị như trước đây không còn phù hợp nữa như việc trồng hoa hay chọn gạo cũng đã bỏ. Mỗi người dân đến với lễ hội đã tự ý thức những điều kiêng kị ấy bởi nó đã tồn tại từ rất lâu đời

nên họ sẽ chú ý tránh không phạm phải những điều ấy để gặp nhiều sức khỏe và may mắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội đinh tiên hoàng ở ninh bình (Trang 73 - 75)