5. Bố cục của luận văn
1.2.4. Nội dung công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu
1.2.4.1. Quản lý quá trình lập dự toán thuế
Quá trình lập dự toán thuế được thực hiện dựa trên kết quả thu thuế của những năm trước và tình hình phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai. Lập dự toán thu thuế là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý thu thuế. Dự toán thu thuế phải được xây dựng theo đúng chính sách hiện hành và dựa trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu thuế của những năm trước, dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Từ đó phân tích và tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu do thực hiện các văn bản pháp luật về thuế mới sửa đổi, bổ sung và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết quốc tế, dự báo mức đóng góp gia tăng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do đưa các dây chuyền sản xuất mới vào vận hành của các doanh nghiệp; đồng thời dự kiến số tăng thu do thực hiện các giải pháp chống thất thu, thu nợ đọng thuế từ các năm trước, các khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi, các khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,...
1.2.4.2. Quản lý quá trình chấp hành dự toán thuế a, Quản lý kê khai thuế xuất nhập khẩu
- Việc khai thuế XK, thuế NK được thực hiện theo mẫu Tờ khai Hải quan và các chứng từ kèm theo Tờ khai Hải quan theo quy định hiện hành [3], bao gồm:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hóa đơn thương mại (invoice); + Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O);
+ Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với lô hàng nhiều chủng loại (Packing list); + Giấy phép XK hoặc giấy phép NK (nếu có)…
- Đối với người nộp thuế cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc khai thuế XK, thuế NK như sau:
+ Thực hiện kê khai các tiêu chí trên tờ khai, các yếu tố làm căn cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế VAT theo đúng quy định, hướng dẫn của cán bộ thuế đảm bảo chính xác, đầy đủ trung thực.
+ Có trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trong tờ khai; số tiền đã khai theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên một giấy nộp tiền cho toàn bộ số thuế của tờ khai Hải quan.
- Đối với cơ quan Hải quan, cán bộ cục Hải quan có trách nhiệm và nghĩa vụ hướng dẫn cho người nộp thuế thực hiện các thủ tục Hải quan, cung cấp thông tin, công khai các thủ tục Hải quan theo đúng trình tự quy định của Luật thuế XNK của nhà nước.
- Trong quy trình quản lý thu thuế XNK, việc quản lý khai thuế XK, thuế NK là quy trình đầu tiên quan trọng, là bước tiền đề cho các quy trình sau trong quá trình quản lý thu thuế XNK. Quản lý khai thuế XK, thuế NK tại cơ quan Hải quan được thực hiện theo quy trình sau:
+ Tiếp nhận khai báo của người nộp thuế: Người nộp thuế sau khi thực hiện điền đầy đủ thông tin trong bộ hồ sơ khai theo đúng quy định sẽ mang nộp trực tiếp tại cơ quan Hải quan.Cơ quan hải quan thực hiện phân công nhiệm vụ cho công chức kiểm tra khai báo thuế của người nộp thuế; kiểm tra điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định. Đối với người nộp thuế thực hiện nộp thuế qua hệ thống tự động QLRR sẽ được hệ thống ghi nhận và phân luồng hồ xanh, vàng, đỏ và thực hiện theo quy định.
Đối với hồ sơ được phân vào luồng xanh: Công chức Hải quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ dựa trên những thông tin trong hồ sơ đánh giá sơ bộ tính hợp lệ của bộ hồ sơ, trình lãnh đạo duyệt miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, ký thông quan hàng hoá ngay. Những hồ sơ được phân vào luồng này sẽ không phải thực hiện kiểm tra thuế, nhưng nếu trong quá trình thông quan hàng hóa cán bộ cục Hải quan phát hiện bất kỳ vi phạm pháp luật Hải quan thì ngay lập tức sẽ thực hiện kiểm tra thuế và kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng.
Đối với hồ sơ được phân vào luồng vàng: Công chức hải quan thực hiện kiểm tra chi tiết những thông tin người nộp thuế đã khai trong hồ sơ bao gồm: giá tính thuế, thuế...
Đối với hồ sơ được phân vào luồng đỏ: Công chức hải quan thực hiện kiểm tra chi tiết thông tin người nộp thuế đã khai trong hồ sơ bao gồm: giá tính thuế, thuế, kiểm tra thực tế hàng hóa.
+ Kiểm tra khai thuế của người nộp thuế: Việc kiểm tra khai báo thuế của người nộp thuế chỉ thực hiện đối với những hồ sơ được hệ thống QLRR phân vào luồng vàng và luồng đỏ. Về cơ bản, việc kiểm tra hai luồng hồ sơ này là như nhau, đối với hồ sơ ở luồng vàng chỉ thực hiện kiểm tra khai báo về thuế, nhưng đối với hồ sơ được ở luồng đỏ sau khi thực hiện kiểm tra khai báo về thuế, cán bộ hải quan sẽ tiếp tục kiểm tra thực tế hàng hóa, căn cứ vào thực tế kiểm tra hàng hóa để xác định chính xác số thuế phải nộp. Quy trình cụ thể trong việc thực hiện kiểm tra khai báo về thuế của hồ sơ ở luồng vàng và luồng đỏ như sau:
Bước1: Kiểm tra khai báo về thuế
Được thực hiện với cả hồ sơ luồng vàng và luồng đỏ. Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài chính Quy định về việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hoá XK, NK và các căn cứ khác có liên quan.[3]
Bước 2: Xác định số tiền thuế phải nộp
Thực hiện tiếp với hồ sơ ở luồng xanh. Sau khi thực hiện kiểm tra về khai báo thuế, giám định hàng hóa, xác minh thông tin người nộp thuế bổ sung thêm về hàng hóa (nếu có) công chức hải quan sẽ thực hiện xác định các yếu tố tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp của mặt hàng và lô hàng làm thủ tục thông quan.
Trong trường hợp số tiền thuế phải nộp mà công chức hải quan thực hiện tính có sự chênh lệch so với số thuế mà người nộp thuế khai thì sẽ thực hiện tính lại số tiền thuế phải nộp của mặt hàng bị ấn định thuế.
Bước3: Quyết định việc ấn định thuế:
Sau quá trình thực hiện kiểm tra hồ sơ của người nộp thuế phát hiện thông tin khai không đầy đủ và đảm bảo được tính chính xác, các tài liệu cung cấp không hợp pháp để khai báo thuế, cơ quan Hải quan thực hiện dừng việc khai báo. Đối với trường hợp khai báo không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, cơ quan Hải quan căn cứ hàng hoá thực tế XK, NK; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế, tài liệu có liên quan để ấn định số thuế phải nộp.
Nếu người nộp thuế không bằng lòng với ấn định thuế của cơ quan hải quan thì người nộp thuế có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Hiện nay, cục Hải quan sử dụng quy trình quản lý rủi ro (QLRR) để phân loại hồ sơ dựa trên các tiêu chí đo lường mức độ rủi ro của hàng hóa XNK thành ba luồng: xanh, vàng và đỏ. Mục đích của việc phân thành 3 luồng là: Thứ nhất, giúp việc quản lý được thuận lợi, chặt chẽ, công bằng giảm thiểu tình trạng gian lận trong quy trình phân loại. Thứ hai, rút ngắn được thời gian thực hiện quy trình phân loại, đảm bảo thực hiện nhanh chóng, giảm thiểu các thủ tục Hải quan không cần thiết. Trong quá trình làm thủ tục Hải quan cho lô hàng XK, NK, căn cứ vào tình hình thực tế của lô hàng và thông tin mới thu nhận được, lãnh đạo Cục Hải quan, lãnh đạo cục Hải quan quyết định thay đổi tiêu chí đo lường, mức độ kiểm tra do hệ thống QLRR xác định và chịu trách nhiệm về việc quyết định thay đổi.
b, Quản lý quá trình nộp tiền thuế, truy thu thuế và thu hồi nợ đọng xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Quản lý quá trình nộp thuế, truy thu thuế và thu hồi nợ đọng xuất khẩu, thuế nhập khẩu là việc vô cùng quan trọng. Mục tiêu của việc quản lý quá trình nộp thuế, truy thu thuế và thu hồi nợ đọng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là kịp thời phát hiện và xử lý các ĐTNT cố tình chây ỳ, nợ thuế và chiếm đoạt tiền thuế
cũng như các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, tránh gây tổn thất cho NSNN.
Quá trình quản lý nộp tiền thuế được thực hiện theo quy trình sau:
- Dựa trên thông tin đã được lưu giữ, tiến hành theo dõi quá trình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của DN;
- Thực hiện tiếp nhận, xác minh chứng từ nộp thuế của DN và tiến hành xóa nợ thuế cho DN trên hệ thống mạng quản lý nợ thuế.
- Thực hiện tính phạt chậm nộp thuế nếu DN nộp trễ hạn so với thời hạn đã qui định trong các văn bản luật.
- Đối vối những DN cố tình chây ỳ, kéo dài thời hạn nộp thuế so với thời hạn được qui định trong luật thì tiến hành cưỡng chế thuế của DN.
Quản lý thu, nộp tiền thuế là khâu sau của quy trình thủ tục Hải quan, nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ việc tổ chức thu, nộp thuế đúng thời hạn, đủ số tiền, hạn chế nợ đọng thể hiện hiệu quả quản lý thu thuế XK, thuế NK của cơ quan Hải quan, đảm bảo mục tiêu thu tiền cho NSNN.
Ngoài ra, cơ quan Hải quan cần tập trung quản lý chặt chẽ các ĐTNT để đôn đốc họ nộp thuế; tránh tình trạng nợ đọng, gian lận thuế trong hoạt động kinh doanh XNK; phát hiện các trường hợp vi phạm để áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh, tạo môi trường bình đẳng giữa các DN.
Trong những năm qua, vấn đề nợ đọng thuế luôn thu hút sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành. Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 77/2008/TT-BTC ngày 15/9/2008 hướng dẫn thi hành một số biện pháp xử lý nợ đọng thuế.[6] Tổng cục Hải quan đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý nợ đọng thuế.
1.2.4.3. Kế toán và quyết toán thuế
Công tác kế toán được thực hiện sau khi hoàn tất quá trình chấp hành dự toán thuế với mục đích theo dõi thu nộp tiền thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế: Sau khi kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của việc khai báo thuế của người khai thuế, cơ quan Hải quan tiến hành nhập số liệu vào mạng theo dõi nợ và xuất ra
một “chứng từ ghi số thuế phải thu”. Dữ liệu này sẽ được dùng làm căn cứ để cơ quan Hải quan theo dõi, xác định trong quá trình thanh kiểm tra người khai thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.[2]
Chính sách miễn, giảm nhằm thực hiện các mục tiêu ưu đãi thuế của Nhà nước đối với một số đối tượng và đảm bảo thực hiện đúng các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế. Miễn thuế là hình thức ưu đãi thuế mà Chính phủ cho phép cơ sở kinh doanh có hoạt động nằm trong quy định miễn thuế không phải trả thuế cho hoạt động này. Quản lý thực thi chế độ miễn, giảm, hoàn thuế xuất nhập khẩu là việc quan trọng cần thực hiện theo đúng quy trình tại nghị định số 134/20116/NĐ- CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định cụ thể về đối tượng chịu thuế; áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. [11]
* Quản lý thực thi chế độ miễn thuế, giảm thuế
- Về đối tượng được xét miễn thuế
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được xét miễn thuế:
+ Hàng hóa nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho quốc phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học được xét miễn thuế.
+ Hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại được xét miễn thuế trong định mức.
- Về đối tượng được xét giảm thuế
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp sau được xét giảm thuế: đó là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Cơ quan Hải quan căn cứ vào số lượng hàng hóa bị mất mát và tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa đã được giám định, chứng nhận để xét giảm thuế.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế:
Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế là ba mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn đó, cơ quan quản lý thuế ra quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế.
Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn ra quyết định miễn thuế, giảm thuế là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.[11]
* Công tác hoàn thuế
- Các trường hợp trong diện hoàn thuế
Theo quy định của nhà nước, các trường hợp dưới đây được thực hiện công tác hoàn thuế là:
+ Tổ chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng;
+ Tổ chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Cá nhân thuộc diện được hoàn thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc diện được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
+ Tổ chức, cá nhân nộp các loại thuế khác có số tiền thuế đã nộp vào NSNN lớn hơn số tiền thuế.
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc
tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế
+ Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan quản lý thuế.
+ Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ hoàn thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
+ Trường hợp hồ sơ hoàn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.