5. Bố cục của luận văn
4.1.1. Phương hướng tăng cường quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tạ
4.1. Phương hướng và mục tiêu tăng cường quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai
4.1.1. Phương hướng tăng cường quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai quan tỉnh Lào Cai
Trong những năm tới với phương hướng phát triển của nhà nước đề ra là tăng cường hội nhập với kinh tế quốc tế, vì vậy công tác quản lý thu thuế XK, thuế NK ở Cục Hải quan tỉnh Lào Cai cần ưu tiên một số hướng sau:
Một là, tiếp tục phát triển và hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao sự quản lý hoạt động XNK và dịch vụ phục vụ XNK hàng hoá qua cửa khẩu Lào Cai, bên cạnh đó đảm bảo phát huy lợi thế cạnh tranh của hàng hoá VN trong XK và NK, các mặt hàng là vật tư thiết yếu để phục vụ sản xuất trong nước theo các Hiệp định song phương và đa phương mà VN đã ký kết hoặc tham gia. Cụ thể là:
- Biểu thuế nên được tiết chế đơn giản, giảm bớt các mức thuế suất không thực sự phù hợp và đưa ra mức thuế suất ưu đãi hơn vì hiện tại có một số mức thuế suất còn cao. Mã hàng hoá rõ ràng, cụ thể hơn để thuận lợi trong việc áp mã và đưa ra trị giá tính thuế được chính xác hơn.
- Tiếp tục cải cách các bộ phận hành chính trong các khâu, nên đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK. Cải thiện môi trường kinh doanh đẩy mạnh sự lành mạnh, minh bạch trong thị trường để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai các chương trình công nghệ thông tin để thủ tục Hải quan điện tử thực sự đi vào hoạt động kinh doanh XK, NK của DN. Phấn đấu 100% các DN làm thủ tục tại cục Hải quan.
- Tổ chức tốt công tác quản lý, đẩy mạnh thu NSNN, hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN bằng cách áp dụng các giải pháp thực hiện đúng chính sách thuế, đẩy mạnh KTSTQ theo trọng điểm, tăng cường quản lý nhằm giảm nợ đọng thuế.
Hai là, tập trung xây dựng và thực hiện đầy đủ công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT phù hợp với nhu cầu của các ĐTNT và quy định quốc tế, theo nguyên tắc cơ quan Hải quan coi ĐTNT là đối tượng phục vụ. Công tác hỗ trợ ĐTNT phải được thực hiện theo quy trình, chuẩn mực đã ban hành, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, thời gian trong công tác tuyên truyền tới ĐTNT đảm bảo được 100% ĐTNT đều cập nhật đầy đủ thông tin về Luật thuế và những sự thay đổi trong quy định. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ, trao đổi thông tin với ĐTNT được thực hiện chủ yếu trên hệ thống mạng điện tử ngành Hải quan. Tăng dần tỷ lệ ĐTNT thực hiện hình thức khai báo Hải quan điện tử.
Ba là, hiện đại hóa công tác KTSTQ, thanh tra thuế. Công tác kiểm tra nên dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về ĐTNT và sử dụng những phần mềm phân tích thông tin, đánh giá rủi ro để xác định đúng đối tượng cần KTSTQ, tránh phiền hà cho ĐTNT chấp hành tốt pháp luật thuế, hướng tới mục tiêu của KTSTQ, thanh tra thuế là kiểm tra đúng đối tượng trên cơ sở lựa chọn đối tượng KTSTQ, thanh tra thuế chính xác theo phương pháp đánh giá rủi ro. Xử lý nghiêm các trường hợp đã phát hiện nhằm răn đe, ngăn ngừa các ĐTNT có mục đích gian lận trốn thuế.
Áp dụng công nghệ thông tin trong phân tích dữ liệu để nâng cao sự chính xác và phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu của quản lý thu thuế XK, thuế NK trong thời kỳ mới.
Bốn là, giảm tình trạng nợ đọng thuế, thất thu, tăng tính minh bạch, công bằng trong xã hội thông qua xây dựng và thực hiện các phương pháp, biện pháp theo dõi, đánh giá nợ thuế và thu nợ thuế phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về ĐTNT từ các nguồn thông tin trong và ngoài ngành Hải quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng được các yêu cầu quản lý thu thuế XK, thuế NK, phân tích, dự báo thu NSNN, công tác chỉ đạo điều hành.Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về ĐTNT phải đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý thu thuế và được cập nhật, xử lý, lưu trữ đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Năm là, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chuẩn bị cho chương trình cải cách hiện đại hóa, tiếp tục thực hiện đề án sát hạch cán bộ công chức giai đoạn 2 nhằm đánh giá chính xác thực trạng năng lực, trình độ CBCC, qua đó đẩy mạnh công tác tự đào tạo xây dựng quy hoạch đào tạo. Thể chế các quy định cụ thể trong chỉ đạo, điều hành nhằm tăng cường công tác kiểm tra của lãnh đạo các cấp. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch sử dụng và luân chuyển cán bộ để đáp ứng các quy định về luân chuyển và tạo được động lực phấn đấu cho CBCC hoàn thành nhiệm vụ.