5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp, bao gồm: số liệu, tài liệu đã công bố như: các báo cáo tổng kết năm, các báo cáo, thông tư, quyết định, nghị định, kế hoạch, các tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo, sách chuyên khảo, báo cáo chuyên đề đã được công bố. Thu thập những số liệu đã được công bố của các cơ quan thống kê trung ương liên quan đến đề tài luận văn của Bộ Tài chính, Tổng Cục Hải quan,Tổng cục Thuế, Cục Thuế các Cục Thuế lân cận. Tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các báo cáo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Lào Cai…, các tạp chí Thuế, Internet,…
Nguồn số liệu còn được tổng hợp từ các tờ khai thuế xuất nhập khẩu hàng tháng, báo cáo tài chính và chứng từ nộp tiền, số liệu kiểm tra hàng năm, từ hệ thống dữ liệu thông tin cấp Cục. Hệ thống các văn bản pháp quy về thuế xuất nhập khẩu, văn bản hướng dẫn về thuế xuất nhập khẩu của Bộ Tài chính, Tổng Cục Hải quan.
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại tỉnh Lào Cai và các cán bộ làm việc tại cục Hải quan Lào Cai.Xác định cỡ mẫu thông qua công thức SLovin, cụ thể cỡ mẫu được tính như sau:
n =
N 1 + N(e)2 Trong đó:
n là số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)
N là tổng số các đơn vị của tổng thể chung e là sai số cho phép (%)
Tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2016 là 431 doanh nghiệp. Trong đề tài này, tác giả áp dụng mức sai số cho phép e là 5%. Số mẫu được chọn sẽ được tính như sau:
n =
431 1 +431(0.05)2
Số doanh nghiệp được chọn để phỏng vấn là: 207 doanh nghiệp
Tổng số cán bộ đang làm việc tại cục Hải quan Lào Cai là 209 cán bộ. Trong đề tài này, tác giả áp dụng mức sai số cho phép e là 5%. Số mẫu được chọn sẽ được tính như sau:
n =
209 1 +209(0.05)2 Số cán bộ được chọn để phỏng vấn là: 137 cán bộ