Quản lý công tác chấp hành dự toán thuế xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lào cai (Trang 61 - 68)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Quản lý công tác chấp hành dự toán thuế xuất nhập khẩu

3.2.2.1. Quản lý thủ tục kê khai xuất nhập khẩu

- Tiếp nhận khai báo: Đối tượng nộp thuế sau khi thực hiện kê khai thuế theo đúng quy định sẽ mang nộp trực tiếp cho cục Hải quan. Tại đây cục Hải quan tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế, nếu thấy hợp lệ thì chấp nhận khai báo của người nộp thuế trên hệ thống máy tính của Hải quan. Trong trường hợp bộ hồ sơ chưa đầy đủ thông tin hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì cục Hải quan sẽ yêu cầu người nộp thuế bổ sung hoặc khai báo lại. Đối với hồ sơ hợp lệ sẽ được đưa vào hệ thống QLRR để phân luồng ở một trong ba mức: xanh, vàng, đỏ.

- Kiểm tra khai báo: Sau khi hồ sơ được phân luồng bởi hệ thống QLRR,công chức Hải quan ra chứng từ ghi số thuế phải thu và thời hạn nộp thuế lưu cùng bộ hồ sơ khai thuế.

Luồng xanh: Công chức Hải quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ dựa trên những thông tin trong hồ sơ đánh giá sơ bộ tính hợp lệ của bộ hồ sơ, trình lãnh đạo duyệt miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và chấp nhận thông quan hàng hoá trên cơ sở thông tin khai Hải quan của DN.

Luồng vàng: Công chức Hải quan thực kiểm tra chi tiết chứng từ giấy tờ thuộc hồ sơ Hải quan trước khi thông quan hàng hoá bao gồm: nội dung khai của người khai Hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ Hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ Hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý XK,NK, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật.

Luồng đỏ: Công chức Hải quan kiểm tra chi tiết chứng từ giấy tờ thuộc hồ sơ Hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá đồng thời kiểm tra nội dung khai của người

khai Hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ Hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ Hải quan. Đối với những bộ hồ sơ thuộc luồng đỏ, công chức Hải quan kiểm tra kỹ lưỡng hơn, kiểm tra bao gồm cả: phải kiểm tra thực tế hàng hoá về các nội dung tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá so sánh với số liệu thực tế người nộp thuế đã khai.

Tình hình nộp tờ khai thuế từ 2014- 2016 tại Cục hải quan tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng 3.2:

Nhìn chung tổng số tờ khai thuế XNK tăng khá đều qua các năm, chủ yếu là tờ khai thuế nhập khẩu chiếm từ 68% - 75% tổng số tờ khai thuế được nộp tại cục hải quan. Cụ thể, năm 2014, tổng số tờ khai thuế là 17.092 tờ khai, trong đó tờ khai thuế xuất khẩu là 4.246 tờ chiếm 24,8% tổng số tờ khai thuế, tờ khai thuế nhập khẩu là 12.846 tờ chiếm 75,2% tổng số tờ khai thuế.

Năm 2015, tổng số tờ khai thuế là 19.230 tờ tăng 2.138 tờ khai so với năm 2014, sự tăng này bao gồm cả tăng số tờ khai xuất khẩu và số tờ khai nhập khẩu. Số tờ khai nhập khẩu là 4.835 tờ khai tăng 589 tờ khai trong đó số tờ khai xuất khẩu là 4.835 chiếm 25,1% tổng số tờ khai thuế, số tờ khai nhập khẩu là 14.395 tờ khai chiếm 74,9% tổng số tờ khai thuế.

Năm 2016, tổng số thuế là 20.054 tăng 1496 tờ so với năm 2015, sự tăng này là do số tờ khai xuất khẩu đã tăng 1.496 tờ khai, đạt 6.331 tờ khai và chiếm 31,6% tổng số tờ khai thuế, trong khi đó số tờ khai nhập khẩu lại giảm 672 tờ khai, còn 13.723 tờ khai chiếm 68,4% tổng số tờ khai.

Bảng 3.2. Thực trạng nộp tờ khai thuế tại Cục hải quan tỉnh Lào Cai trong năm 2014- 2016

Năm 2014 2015 2016

Xuất khẩu Số tờ Tỷ lệ so với tổng 4.246 4.835 6.331

số tờ khai (%) 24,8 25,1 31,6

Nhập khẩu Số tờ 12.846 14.395 13.723

Tỷ lệ so với tổng

số tờ khai (%) 75,2 74,9 68,4

Tổng số tờ khai 17.092 19.230 20.054

Về phía các DN, 100% các DN đều đồng ý rằng thủ tục hành chính ở mức minh bạch, đặc biệt là đối với nộp tờ khai thuế có 207/207 DN được hỏi đánh giá ở mức hài lòng. Đối với các thủ tục hành chính khác, trên tổng số 207 DN được hỏi ý kiến: mua hóa đơn có 200/207 số DN đánh giá ở mức hài lòng, 07 DN đánh giá ở mức tương đối hài lòng; Nộp báo cáo tài chính 205/207 DN đánh giá là hài lòng. Có thể thấy thủ tục hành chính tại Cục Hải Quan tỉnh Lào Cai đều được các DN đánh giá cao.

Biểu đồ 3.1. Mức độ hài lòng của DN với các thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Theo điều tra của tác giả - năm 2017)

Trên thực tế, mặc dù đã được cơ quan Hải quan phân luồng hồ sơ khai thuế để phân biệt mức độ kiểm tra hồ sơ Hải quan và kiểm tra hàng hoá, nhưng vẫn còn nhiều DN lợi dụng sự phân luồng hồ sơ khai thuế để gian lận, trốn thuế. Chính vì thế, thông qua công tác thu thập và quản lý thông tin rủi ro, Cục Hải quan tỉnh Lào Cai đã thực hiện việc chuyển luồng từ luồng xanh sang luồng vàng, từ luồng vàng sang luồng đỏ, từ luồng xanh sang luồng đỏ. Kết quả việc chuyển luồng đã phát hiện một số bộ tờ khai có sai phạm.

3.2.2.2. Quản lý nộp, truy thu và thu hồi nợ đọng thuế xuất nhập khẩu

Trong những năm qua Cục Hải quan Lào Cai đã luôn nỗ lực trong công tác quản lý nộp thuế, truy thu và thu hồi nợ đọng thuế XNK. Kết quả của công tác quản lý nộp thuế được thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3: Tình hình thu thuế XNK tại Cục Hải quan Lào Cai từ năm 2014 - 2015 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015- 2014 So sánh 2016-2015 Tăng giảm (±) Tỷ lệ (%) Tăng giảm (±) Tỷ lệ (%) Tổng số thuế (Tỷ đồng) 1.727 1.397 1.141 330 80,9 256 81,7 Tổng số thuế xuất khẩu (Tỷ đồng) 284 245 424 39 86,3 179 173,1 Tổng số thuế nhập khẩu (Tỷ đồng) 1.443 1.152 717 291 79,8 435 62,2

(Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan Lào Cai)

Trong tổng số thuế thu XNK, chủ yếu nguồn thu đến từ hoạt động nhập khẩu của các DN. Cụ thể theo bảng 3.3, năm 2014, tổng số thuế xuất khẩu là 284 tỷ đồng, tổng số thuế nhập khẩu là 1.443 tỷ đồng. Năm 2015, cả hai loại thuế này đều giảm, tổng số thuế nhập khẩu giảm 39 tỷ đồng còn 245 tỷ đồng bằng 86,3% so với năm 2014, tổng số thuế xuất khẩu là 1.152 tỷ đồng giảm 291 tỷ đồng so với năm 2014. Tới năm 2016, tổng số thuế xuất khẩu đã tăng trở lại lên mức 424 tỷ đồng bằng 173,1% so với năm 2015 , tuy vậy tổng số thuế XNK vẫn giảm nguyên nhân là tổng thuế nhập khẩu tại Cục vẫn tiếp tục giảm 435 tỷ đồng xuống còn 717 tỷ đồng.

Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh là do, trong năm 2015 là năm dấu ấn của các hiệp định tự do. Hàng loạt các hiệp định mà Việt Nam đã thực hiện ký kết có hiệu lực, như: hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (RCEP); FTA với Liên minh châu Âu; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); FTA Việt Nam - Hàn Quốc; tiếp tục cắt giảm thuế quan theo cam kết tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… Khi các hiệp định này chính thức có hiệu lực, các mức thuế xuất, nhập khẩu được giảm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hóa sang các thị trường khác.

Trong những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Lào Cai đã xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc, đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp quyết liệt ngay từ đầu năm, tích cực làm việc với các DN để vận động kêu gọi DN đến làm thủ tục Hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, thường xuyên đánh giá tiến độ thu và đưa ra các giải pháp kịp thời hiệu quả, tích cực sắp xếp các quy trình thủ tục Hải quan hợp lý, giải quyết thủ tục Hải quan nhanh chóng và tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về Hải quan, công khai quy trình nghiệp vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là việc duy trì cổng thông tin điện tử, tăng cường áp dụng quản lý rủi ro khai báo từ xa, đẩy mạnh thực hiện KTSTQ, thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, thực hiện tuyên ngôn “phục vụ khách hàng” góp phần giảm thiểu thời gian làm thủ tục thông quan hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tham gia các hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Công tác quản lý thu hồi nợ đọng thuế xuất nhập khẩu: Tình hình nợ thuế luôn là một vấn đề không chỉ đối với Cục Hải quan tỉnh Lào Cai mà đối với cả các Cục Hải quan khác. Trong những năm qua Cục Hải quan tỉnh Lào Cai luôn áp dụng các biện pháp mạnh tay để giảm tình hình nợ đọng thuế. Tình hình nợ đọng thuế tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4: Tình hình nợ đọng thuế tại cục hải quan tỉnh Lào Cai Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015- 2014 So sánh 2016-2015 Tăng giảm (±) Tỷ lệ (%) Tăng giảm (±) Tỷ lệ (%) Số hồ sơ nợ thuế (hồ sơ) 45 43 39 2 95,6 4 90,7 Số tiền nợ thuế (tỷ đồng) 11.871 12.008 11.296 137 101,2 712 94,1 Số hồ sơ đã giải quyết (hồ sơ) 6 2 4 4 33,3 2 200,0

Số tiền thu hồi (triệu đồng)

469,4 482,3 924,3 12,9 102,7 442,0 191,6

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lào Cai)

Qua các năm tình hình nợ đọng thuế có xu hướng giảm nhưng không nhiều. Số hồ sơ nợ thuế đã giảm qua các năm, cụ thể, số hồ sơ nợ thuế đã có dấu hiệu giảm, số hồ sơ nợ thuế trong năm 2015 đã giảm 4 hồ sơ so với năm 2014 và bằng 95,6%. Sang tới năm 2016 số hồ sơ đã giảm 2 hồ sơ và bằn 90,7% so với năm 2015.

Số tiền nợ đọng thuế trong năm 2014 là 11.871 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên là 12.008 tỷ đồng và bằng 101,2% so với năm 2014 nguyên nhân là do trong năm 2015 có nhiều doanh nghiệp giải thể không rõ lý do trong khi số nợ đọng thuế từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để. Năm 2016, số nợ đọng thuế bằng 94,1% so với năm 2015, đã giảm 712 tỷ đồng so với cùng kỳ. Số tiền thu hồi qua các năm tăng đáng kể, năm 2014 số tiền thu hồi là 462.9 triệu đồng, năm 2015 là 482.3 triệu đồng bằng 102,7% so với năm 2014. Năm 2016 đã tăng 442 triệu đồng so với năm 2015 và bằng 191,6% so với năm 2015. Kết quả này đạt được cho thấy hiệu quả của việc đôn đốc thu hồi nợ thuế của Cục hải quan cũng như việc công tác giám sát theo dõi nợ thuế.

Tuy vậy, tình hình nợ đọng thuế vẫn cho thấy hạn chế là số hồ sơ được giải quyết còn thấp, mặc dù đã có cải thiện trong năm 2016 nhưng chưa nhiều. Trong năm 2014 số hồ sơ đã được giải quyết chỉ đạt 13,3 % trên tổng số hồ sơ nợ thuế. Năm 2015 số hồ sơ đã giảm nhưng hiệu quả giải quyết chỉ đạt 4,65% thấp hơn so với năm 2016 là 5,61%.

Tình hình nợ đọng thuế vẫn chưa có dấu hiệu giảm rõ rệt có thể là do nguyên nhân các hình thức thu thuế chưa thực sự phù hợp, theo số liệu điều tra các DN tại biểu đồ 3.2 có tới 188/207 DN bằng 91% sử dụng hình thức thanh toán thuế bằng hình thức tiền mặt chiếm, hình thức nộp thuế qua ngân hàng chỉ chiếm 9%, hình thức kết hợp chỉ có 4%. Phương thức thu truyền thống gây tốn thời gian của cả DN và cơ quan hải quan, dẫn tới tình trạng các DN chây ỳ, không tới cơ quan nộp thuế, cố tình nợ đọng thuế, việc thu hồi nợ đọng thuế cũng gặp nhiều hạn chế.

Biểu đồ 3.2: Hình thức thanh toán thuế của DN tại Cục hải quan Lào Cai

(Nguồn: Theo điều tra của tác giả - năm 2017)

Với tình trạng nợ đọng thuế như trên, ngay từ đầu năm 2016 Cục đã chỉ đạo các chi cục thành lập tổ đôn đốc đòi nợ thuế phân công công chức chuyên theo dõi đôn đốc nợ thuế đồng thời gắn trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo đơn vị trong việc để phát sinh nợ xấu. Số nợ thuế chủ yếu vẫn là số nợ thuế tồn đọng của các DN chây ỳ, phá sản trốn khỏi địa chỉ kinh doanh ở những năm trước. Cục đã tổng hợp

phân tích các khoản nợ thuế và đề ra các biện pháp để thu đòi nợ đọng như phối hợp với các cơ quan có liên quan để nắm tình hình hoạt động của DN nợ thuế, đề nghị cung cấp tài khoản để trích tiền gửi nộp thuế, mời các DN còn nợ đọng thuế lên làm việc, yêu cầu cam kết thực hiện nghĩa vụ nộp thuế...Qua kiểm tra xác minh đã xác định có nhiều DN còn hoạt động nhưng tài khoản tiền gửi ngân hàng còn ít thậm chí có trường hợp DN có nhiều tài khoản nhưng không đăng ký trong giấy chứng nhận kinh doanh nên rất khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc thu đòi nợ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lào cai (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)