Bài học kinh nghiệm đối với Chi cục thuế huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Chi cục thuế huyện Phú Lương

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương nhằm đẩy mạnh công tác quản lý thuế cần lưư ý và rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Thứ nhất, Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế theo quy chế đã ban hành và cần nhân rộng mô hình tổ chức các "tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế"; Tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho ngân sách; đồng thời lên án các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân trong công tác chống trôn lậu thuế. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động hỗ trợ người nộp thuế, làm tốt công tác tuyên truyền và hướng dẫn chế độ thuế này để mọi đối tượng, mọi người đều hiểu và thực hiện đúng. Triển khai các biện pháp phát triển đại lý thuế, xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho toàn hệ thống, đảm bảo theo một lộ trình, kế hoạch xuyên suốt, có kết hợp với các cơ quan báo chí trọng tâm, trọng điểm.

- Thứ hai, kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho toàn bộ cán bộ công chức trong Chi cục làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.

- Thứ ba, phải từng bước hiện đại hoá trang thiết bị công cụ quản lý thuế, trong đó trang bị hệ thống máy vi tính là quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung.

- Thứ tư, đổi mới cơ chế kiểm tra thuế: Áp dụng kiểm tra thuế theo phương thức phân tích rủi ro về thuế.

- Thứ năm, kiểm soát, công khai thủ tục hành chính góp phần cải thiện môi trường kinh doanh.

- Thứ sáu, phối hợp có hiệu quả với các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số đơn vị đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích. Tăng cường kiểm tra tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế. Tập trung rà soát, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước để có biện pháp thu hồi kịp thời. Kiên quyết xử lý doanh nghiệp không nộp, chậm nộp hồ sơ khai thuế. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, thực hiện tốt công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra trước khi quyết định hoàn thuế, đảm bảo số liệu chính xác, khớp đúng và được thẩm định chặt chẽ. Chú trọng việc kiểm soát phân loại doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế và chuyển bộ phận chức năng để kiểm tra trước khi hoàn thuế.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)