Cơ cấu bộ máy quản lý tại Chi cục thuế huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý tại Chi cục thuế huyện Phú Lương

Sơ đồ 3.1.Mô hình phân cấp quản lý

Nguồn: Chi cục Thuế Huyện Phú Lương

Tính đến cuối năm 2016, Chi Cục Thuế Huyện Phú Lương có 33 cán bộ công chức, trong đó có 05 cán bộ hợp đồng 68, 01 đồng chí Chi cục trưởng, 03 đồng chí Phó Chi cục trưởng, cán bộ Chi cục thuế được chia làm 06 Đội thuế bao gồm:

Đội 1: Đội Kiểm tra và quản lý nợ, cưỡng chế thuế, có 6 cán bộ; Đội 2: Đội Kê khai - kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ - dự toán, có 5 cán bộ; Đội 3: Đội Hành chính, quản trị, tài vụ, nhân sự, ấn chỉ, có 8 cán bộ; Đội 4: Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, có 2 cán bộ;

Đội 5: Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ, thu khác và thuế TNCN, có 2 cán bộ; Đội 6: Đội thuế liên xã, phường, có 6 cán bộ.

Chi Cục trưởng Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Đội Kiểm tra và quản lý nợ, cưỡng chế thuế Đội QL thu lệ phí trước bạ, thu khác và thuế TNCN Đội Hành chính, quản trị, tài vụ, nhân sự, ấn chỉ Đội Kê khai kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ dự toán Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Đội thuế liên xã, phường

Đối tượng nộp thuế

3.3.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Vị trí, chức năng:

Chi cục Thuế Phú Lương là tổ chức trực thuộc Cục Thuế Thái Nguyên, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế Phú Lương có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế

Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật;

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế;

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước;

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế;

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật;

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan;

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế;

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế;

- Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế;

- Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành (Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế).

* Nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế:

- Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

- Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuếvà xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế. Đồng thời, hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế.

- Đội Kiểm tra thuế - Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. Đồng thời, giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

- Đội Trước bạ, thuế thu nhập cá nhân và thu khác: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác.

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.

- Đội thuế liên xã, phường: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên,... (Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ các Đội thuộc Chi cục Thuế; Quyết định 2477/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế sửa đổi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục thuế; quy định chức năng, nhiệm vụ của Đội thuộc Chi cục Thuế)

3.3.3. Tình hình phân bố cán bộ công chức tại Chi cục thuế huyện Phú Lương

Lao động luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong mọi tổ chức và trong các quá trình sản xuất. Là một đơn vị hành chính có nhiệm vụ trong việc quản lý nguồn thu chủ yếu trên địa bàn, Chi cục thuế huyện Phú Lương đã và đang xây dựng đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) ngày càng có trình độ cao, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.

Bảng 3.4.Trình độ quản lý của toàn bộ chi cục thuế huyện Phú Lương

ĐVT: người TT Diễn giải Số lượng Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận Tin học Th.s ĐH CĐ TC CC TC Cơ bản Văn phòng 1 Chi cục trưởng 1 1 1 1 2 Chi cục phó 3 1 2 3 3

3 Đội kiểm tra quản lý nợ và

cưỡng chế thuế 6 1 5 3 6

4 Đội kê khai kế toán thuế,

tin học nghiệp vụ dự toán 5 5 2 5

5 Đội Hành chính quản trị

tài vụ ấn chỉ 8 3 2 3 1 3 5

6 Đội tuyên truyền hỗ trợ

đối tượng nộp thuế 2 2 2

7 Đội trước bạ và thu khác 2 2 1 2

8 Đội thuế liên xã, phường 6 2 4 5 1

Tổng cộng 33 2 22 2 7 0 11 8 25

Tại Chi cục Thuế huyện Phú Lương, Chi cục trưởng có trình độ chuyên môn Đại Học kinh tế, trình độ trung cấp chính trị. 01 đồng chí Phó chi cục trưởng trình độ Thạc sỹ và Trung cấp lý luận chính trị, 02 đồng chí Phó chi cục trưởng đang học Thạc sỹ có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

Bảng 3.5.Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

tại Chi cục Thuế huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên năm 2016

STT Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Phân theo trình độ chuyên môn

1 Thạc sỹ 2 6

2 Đại học 22 67

3 Cao Đẳng 2 6

4 Trung cấp 7 21

Phân theo trình độ lý luận chính trị

1 Cao cấp lý luận 0 0

2 Trung cấp lý luận 11 33

3 Sơ cấp lý luận 22 67

Nguồn: Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Ấn chỉ Chi cục thuế huyện Phú Lương

Trong những năm qua, Chi cục thuế huyện Phú Lương đã tạo điều kiện, sắp xếp công việc cho các cán bộ đi đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành. Số lượng cán bộ có trình độ Thạc sỹ là 02 người, chiểm tỷ lệ 6%, trình độ Đại học là 22 người chiếm tỷ lệ 67%. Số cán bộ có trình độ Trung cấp là 11 người chiếm 33%. Về trình độ tin học: Tin học cơ bản: 8/33 người chiếm tỷ lệ 24%, Tin học ứng dụng quản lý thuế: 25/33 người chiếm tỷ lệ 76%.

Để phù hợp với chương trình cải cách hệ thống thuế và QLT theo mô hình chức năng, chủ trương của ngành thuế là trẻ hóa đội ngũ CBCC. Trong các năm từ 1014 đến năm 2016 các cán bộ công chức nghỉ hưu theo chế độ được tuyển dụng, bổ sung bằng các cán bộ công chức trẻ, có trình độ đại học. Đây là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới. Hàng năm đội ngũ CBCC được luân phiên, luân chuyển sắp xếp theo yêu cầu nhiệm vụ. Đa số đều chấp hành tốt sự phân công của lãnh đạo và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, một số cán bộ trẻ bước đầu đã phát huy được năng lực đào tạo.

Có thể nói, Chi cục Thuế huyện Phú Lương luôn xác định mục tiêu xây dựng, cũng cố lực lượng CBCC của đơn vị có chất lượng, có trình độ chuyên môn và luôn

hướng tới hiệu quả công việc. Đơn vị xem đó là yếu tố cơ bản để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tính đến cuối năm 2016, Chi cục thuế huyện Phú Lương đã áp dụng hiệu quả các phần mềm tin học hoá cho toàn bộ Chi cục thuế Huyện Phú Lương. Kỹ năng quản lý thuế đến năm 2016 tỷ lệ cán bộ được đào tạo về kỹ năng sử dụng phầm mềm hỗ trợ là 33/33 người chiếm tỷ lệ 100%. Tổng số cán bộ có kỹ năng xử lý tờ khai là 85,5% và kỹ năng kiểm tra thuế là 75,8%. Số cán bộ có khả năng phân tích được thông tin về ĐTNT thông qua phân tích tờ khai thuế, báo cáo tài chính và các thông tin khác về giao dịch của ĐTNT là 18/33 chỉ chiếm 54,5% còn rất hạn chế. Khả năng sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng và khai thác, sử dụng các phần mềm ứng dụng quản lý thuế đối với lượng cán bộ công chức từ 40 tuổi trở lên còn hạn chế, bất cập. Đây là trở ngại lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, nhất là ở cấp Chi cục.

3.3.4. Trang thiết bị quản lý thu thuế của Chi Cục Thuế

Tính đến 31/12/2016, toàn Chi cục Thuế Phú Lương đã có 01 máy tính chủ và 33 máy tính, với số cán bộ sử dụng máy tính cho công việc hàng ngày đạt tỷ lệ 100%, bình quân mỗi đội thuế thuộc Chi cục Thuế được trang bị 2 máy in lazer A3 hoặc A4.

Bảng 3.6.Trang thiết bị quản lý thu thuế của Chi cục thuế Phú Lương năm 2016

ĐVT: Chiếc

STT Tiêu chí Máy

PC

Máy xách tay

Máy in, photo, máy chiếu

1 Lãnh đạo Chi cục Thuế 4 1 4

2 Tuyên truyền - Hỗ trợ thuế 2 0 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)