Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Nhận xét chung

3.1.3.1. Những thuận lợi và cơ hội để phát triển

Với cơ chế chính sách và chủ trương phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ khi thực hiện Luật doanh nghiệp, khu vực dân doanh phát triển với tốc độ khá nhanh. Ngoài việc tạo ra các sản phẩm, mặt hàng mới đã thu hút thêm lực lượng lao động góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo và thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại và dịch vụ ở huyện bình quân hàng năm đều có mức tăng trưởng khá, đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện, đã đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong huyện và đã có một số mặt hàng được tiêu thụ trong phạm vi cả nước và tham gia xuất khẩu.

Sự phát triển của Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại và dịch vụ làm thay đổi bộ mặt đô thị, đã thúc đẩy tiến trình đô thị hóa nông thôn trên cơ sở hình thành những ngành sản xuất mới góp phần nâng cao dân trí trong nhân dân.

Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của huyện những năm qua có tốc độ tăng trưởng khá lớn. Trong cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng các ngành Công nghiệp - Xây dựng và thương mại - Dịch vụ đã tăng dần qua các năm. Diện tích đất nông nghiệp đang nhường chỗ cho các cụm công nghiệp, tiểu thu công nghiệp của huyện như: cụm

công nghiệp Yên Ninh, cụm công nghiệp Yên Lạc và Tiểu thủ công nghiệp trong huyện. Đây là cơ hội để người lao động có việc làm tăng thu nhập trong tương lai. Huyện Phú Lương đã và đang hình thành và phát triển bước đi vững chắc cả về tốc độ và quy mô tăng dần qua các năm. Đời sống của nhân dân trong huyện những năm qua được cải thiện đáng kể, các trang thiết bị cho sinh hoạt và sản xuất trong các hộ gia đình tăng khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

3.1.3.2. Những khó khăn, cơ hội, thách thức

Cơ cấu kinh tế của huyện, tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp vẫn còn ở mức cao. Ngoài một số doanh nghiệp lớn đã chú ý đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ khai thác mở thị trường bên cạnh đó số doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp còn lại có công nghệ sản xuất còn lạc hậu, quy mô nhỏ, đầu tư chắp vá thiếu chiều sâu. Sản phẩm sản xuất ra còn chưa có uy tín, sức cạnh tranh không cao. Khả năng tài chính còn ít, số vốn đi vay hoặc chiếm dụng vốn còn lớn trình độ quản lý và hạch toán còn hạn chế.

Các tiềm năng và lợi thế kinh tế - xã hội - tự nhiên đặc biệt là các tiềm năng về đất đai chưa khai thác một cách triệt để, hợp lý và có hiệu quả đã gây ra sự lãng phí đối với quỹ đất đai và tình hình sử dụng đất của huyện. Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa cao, chưa đồng bộ. Vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển với nhịp độ cao, tỷ lệ lao động nông nghiệp thiếu việc làm cao. Những lợi thế và thách thức trên là cơ sở để nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn mới như giải pháp sử dụng khai thác sử dụng quỹ đất đai, tài nguyên một cách khoa học hợp lý, tiết kiệm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau chuyển đổi đất nông nghiệp là giải pháp quan trọng, là cơ sở đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế toàn diện của huyện.

3.2. Khái quát chung về các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại huyện Phú lương, tỉnh Thái Nguyên

Chính sách khuyến khích và những ưu đãi trong đầu tư thời gian gần đây của Nhà nước, của Tỉnh đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều DNVVN với các loại hình khác nhau như công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN, Hợp tác xã. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện phát triển mạnh mẽ trong các năm qua.

Bảng 3.2. Số lượng DNVVN đóng trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2014-2016 (phân theo loại hình doanh nghiệp)

ĐVT: Doanh nghiệp

TT Loại hình DN Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (2016/2014)

(+/-) (%)

1 Công ty TNHH 68 80 104 36 152,9

2 Công ty cổ phần 24 27 30 6 125,0

3 Doanh nghiệp tư nhân 40 39 32 -8 80,0

4 Hợp tác xã 8 6 4 -4 50,0

Cộng 140 152 170 30 121,4

(Nguồn: Đội Kê khai – Kế toán thuế & Tin học Chi cục Thuế huyện Phú Lương)

Công ty TNHH 61% Công ty Cổ phần 18% DNTN 19% Hợp tác xã 2%

Số lượng DNNVV đóng trên địa bàn huyện Phú Lương năm 2016

Biểu đồ 3.1. Số lượng DNNVV đóng trên địa bàn huyện Phú Lương năm 2016

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy 2 loại hình DN là công ty TNHH, công ty cổ phần đều tăng qua các năm. Năm 2016 so với năm 2014, loại hình công ty TNHH tăng 52,9%, công ty cổ phần tăng 25%. Riêng loại hình DNTN và Hợp tác xã lại giảm đi rõ rệt, cụ thể năm 2016 so với năm 2014, DNTN giảm từ 40 doanh nghiệp xuống còn 32 doanh nghiệp, Hợp tác xã giảm từ 8 Hợp tác xã xuống còn 4 Hợp tác xã.

Xét về mặt cơ cấu, loại hình công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 61%, công ty cổ phần chiếm 18%, DNTN là 32 đơn vị chiếm 19%, hợp tác xã là 4 đơn vị chỉ chiếm 2% (Biểu 3.1). Qua các năm các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng về quy mô, ngành nghề, đòi hỏi ngành thuế phải cải cách để đáp ứng tốt yêu cầu quản lý. Điều này cho thấy sự thông thoáng trong luật DN đã khuyến khích nhiều cá nhân đầu tư đã mở công ty, doanh nghiệp để phát triển sản xuất. Đây vừa là cơ hội đem lại nguồn thu lớn, đồng thời cũng là thách thức đối với Chi cục Thuế nếu không có sự quản lý thuế chặt chẽ.

Bảng 3.3. Số lượng DNVVN đóng trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2014-2016 (phân theo ngành nghề kinh doanh)

ĐVT: Doanh nghiệp

TT Loại hình DN Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (2016/2014)

(+/-) (%) 1 Sản xuất 23 27 30 7 130,4 2 Thương mại 50 53 54 4 108,0 3 Dịch vụ 32 35 39 7 140,6 4 Khác 35 37 47 12 117,1 Cộng 140 152 170 30 121,4

(Nguồn: Đội Kê khai – Kế toán thuế & Tin học Chi cục Thuế huyện Phú Lương)

Sản xuất 18% Thương mại 32% Dịch vụ 23% Khác 28%

Biểu đồ 3.2. Số lượng DNNVV phân theo ngành nghề kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Lương năm 2016

Qua số liệu phân tích ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.2: Số lượng DNNVV do Chi cục Thuế huyện Phú Lương được phân cấp quản lý tăng đều qua các năm, tương ứng với sự gia tăng của các DN theo từng nhóm ngành nghề, trong đó tăng mạnh ở ngành nghề khác, bao gồm các ngành như vận tải, xây dựng…cho thấy DNNVV tại huyện Phú Lương đã bắt đầu đa dạng hóa kinh doanh, tập trung khai thác những ngành nghề trước đây còn yếu kém, nhỏ lẽ.

Ngoài ra, biểu đồ 3.2 chỉ rõ DNVVN ở huyện Phú Lương đa phần hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ. Đây là loại hình kinh doanh đơn giản, thu được lợi nhuận nhanh. Các DNVVN ít tập trung vào lĩnh vực sản xuất mà có chăng chỉ là những mặt hàng sản xuất thủ công hay sản xuất đơn giản theo truyền thống gia đình, ít có DN sản xuất có quy mô đầu tư lớn, có tài sản cố định nhiều, có tính cạnh tranh với các tỉnh thành phố lớn trong nước và nước ngoài.

Hầu hết, các DNNVV trên địa bàn huyện có số vốn đầu tư thấp nhưng hoạt động lại phức tạp, đa ngành nghề và số doanh nghiệp chuyển từ hộ cá thể lên Công ty chiếm tỷ lệ khá lớn. Bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh nghiêm chỉnh, chấp hành nghiêm chính sách pháp luật của nhà nước thì vẫn còn không ít các doanh nghiệp kinh doanh không trung thực, tính tuân thủ pháp luật về thuế không cao, lợi dụng danh nghĩa DN để trốn thuế, thành lập doanh nghiệp chỉ để vay vốn. Do vậy, đội ngũ lao động có tay nghề của các doanh nghiệp không đồng đều. Mặt khác, công tác kế toán và ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước chưa được các Chủ doanh nghiệp thực sự coi trọng. Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của các doanh nghiệp còn yếu kém nên việc cập nhật thông tin, nắm bắt các quy định của pháp luật hiện hành còn chưa kịp thời.

Từ tình hình thực tiễn về sự phát triển của các DNNVV trong huyện thời gian vừa qua và xu hướng phát triển của nó. Điều này cho thấy nguồn thu từ sản xuất kinh doanh ở khu vực này có vị trí quan trọng cần được tăng cường quản lý và khai thác nhằm tăng cường nguồn thu cho ngân sách huyện. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng để đảm bảo tất cả các đơn vị SXKD đều phải tuân thủ pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình quản lý thuế đối với các họat động SXKD ở các DNNVV là điều hết sức cần thiết, không chỉ trên phương diện đảm bảo số thu cho ngân sách huyện và còn có ý nghĩa trên phương diện quản lý.

3.3. Khái quát về Chi cục thuế huyện Phú Lương

3.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý tại Chi cục thuế huyện Phú Lương

Sơ đồ 3.1.Mô hình phân cấp quản lý

Nguồn: Chi cục Thuế Huyện Phú Lương

Tính đến cuối năm 2016, Chi Cục Thuế Huyện Phú Lương có 33 cán bộ công chức, trong đó có 05 cán bộ hợp đồng 68, 01 đồng chí Chi cục trưởng, 03 đồng chí Phó Chi cục trưởng, cán bộ Chi cục thuế được chia làm 06 Đội thuế bao gồm:

Đội 1: Đội Kiểm tra và quản lý nợ, cưỡng chế thuế, có 6 cán bộ; Đội 2: Đội Kê khai - kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ - dự toán, có 5 cán bộ; Đội 3: Đội Hành chính, quản trị, tài vụ, nhân sự, ấn chỉ, có 8 cán bộ; Đội 4: Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, có 2 cán bộ;

Đội 5: Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ, thu khác và thuế TNCN, có 2 cán bộ; Đội 6: Đội thuế liên xã, phường, có 6 cán bộ.

Chi Cục trưởng Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Đội Kiểm tra và quản lý nợ, cưỡng chế thuế Đội QL thu lệ phí trước bạ, thu khác và thuế TNCN Đội Hành chính, quản trị, tài vụ, nhân sự, ấn chỉ Đội Kê khai kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ dự toán Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Đội thuế liên xã, phường

Đối tượng nộp thuế

3.3.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Vị trí, chức năng:

Chi cục Thuế Phú Lương là tổ chức trực thuộc Cục Thuế Thái Nguyên, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế Phú Lương có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế

Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật;

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế;

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước;

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế;

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật;

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan;

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)