Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.10. Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

huyện Phú Lương theo phiếu điều tra

Mục tiêu của việc điều tra nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá định lượng thực trạng quản lý thuế trên các nội dung sau: những vấn đề pháp lý của quản lý thuế; thủ tục hành chính về thuế, dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế; quan hệ cơ quan thuế với người nộp thuế; công tác quản trị chiến lược trong quản lý thuế.

Để tiến hành điều tra, tác giả sử dụng phương pháp lập phiếu điều tra để tiến hành điều tra trên hai đối tượng là người nộp thuế (DNNVV) và công chức quản lý thuế. Mẫu phiếu điều tra được trình bày trong phần Phụ lục 1 Phụ lục 2 của luận án.

* Kết quả điều tra DNNVV

Có tổng cộng 63 phiếu điều tra. Dưới đây sẽ trình bày và phân tích các kết quả điều tra theo các tiêu chí điều tra.

- Thông tin chung về doanh nghiệp

+ Về địa chỉ thường trú của doanh nghiệp: Có 30 doanh nghiệp được phỏng vấn có trụ sở chính tại Thị trấn Đu (chiếm 55,6%), còn lại là các doanh nghiệp tại các xã: Cổ Lũng, Phấn Mễ, Động Đạt, thị trấn Giang Tiên.

+ Về loại hình doanh nghiệp: Có 42,3% doanh nghiệp được điều tra là công ty trách nhiệm hữu hạn, 37,7% doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, 18,4% doanh nghiệp là công ty cổ phần, và 1,58% là Hợp tác xã.

+ Về công việc người được phỏng vấn: có 68,7% đối tượng được phỏng vấn là kế toán của doanh nghiệp, 31,3% là cán bộ quản lý và 0% là đối tượng khác.

+ Về tình hình nộp thuế của doanh nghiệp: Trong tổng số 298/300 câu trả lời, tổng hợp về tình hình khai và nộp thuế của doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.21. Tình hình khai và nộp thuế của doanh nghiệp

ĐVT: số doanh nghiệp

Số DN nộp các loại thuế Hình thức khai thuế Hình thức thanh toán GTGT TNDN TNCN Tài nguyên Thuế

khác Tại

CQT Điện tử Bưu điện Kết hợp Chuyển khoản Tiền mặt Kết hợp Khác

63 50 10 3 20 0 63 0 0 63 0 0 0

- Những vấn đề pháp lý của quản lý thuế

Bảng 3.22. Tổng hợp một số câu hỏi đối với doanh nghiệp về vấn đề pháp lý của quản lý thuế

ĐVT: %

Câu hỏi

Trả lời

Công tác kiểm tra, thanh tra có gây phiền nhiễu không

Có trường hợp nào phải trả thuế không hợp lý, không đúng luật không Có tình trạng chi phí phát sinh ngoài quy định không?

Có sự khác biệt giữa việc hiểu và áp dụng Luật thuế ở Tổng cục và các Cục thuế, Chi cục thuế không % số người trả lời có 22,7 11,1 0 3,2 % số người trả lời không 75,7 85,7 88,9 95,2 % số người không có câu trả lời 1,6 3,2 11,1 1,6 Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề pháp lý của quản lý thuế được tác giả trình bày ở bảng 3.21. Công tác kiểm tra, thanh tra được 22,7% người được hỏi cho rằng có gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp. Giữa việc hiểu và áp dụng Luật thuế ở Tổng cục Thuế và các Cục thuế, Chi cục thuế có nhiều tương đồng nhưng vẫn có 3,2% doanh nghiệp được hỏi cho rằng có sự khác biệt. Tình trạng chi phí phát sinh ngoài quy định có 11,1% không có câu trả lời còn lại 95,2% doanh nghiệp được hỏi cho rằng không có phát sinh các khoản chi phí ngoài quy định.

- Thủ tục hành chính về thuế

+ Đối với câu hỏi thủ tục hành chính về thuế minh bạch ở mức độ nào, kết quả trả lời của doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.23. Sự minh bạch về thủ tục hành chính về thuế

Chỉ tiêu

Trả lời Tần suất Tỷ lệ %

Không có câu trả lời 0 0

Minh bạch 60 95,2

Khá minh bạch 3 4,8

Kém minh bạch 0 0

Rất không minh bạch 0 0

Tổng 63 100

Qua bảng ta nhận thấy có đến 95,2% số doanh nghiệp cho rằng thủ tục hành chính minh bạch, không có doanh nghiệp nào cho rằng thủ tục hành chính kém minh bạch và rất không minh bạch.

+ Trong số 63 ý kiến trả lời về mức độ hài lòng đối với một số thủ tục hành chính, tỷ lệ % số doanh nghiệp nhận xét về mức độ hài lòng như sau:

Bảng 3.24. Mức độ hài lòng của DN đối với một số thủ tục hành chính

Mức độ Thủ tục

Hài lòng Tương đối hài lòng Không hài lòng

Mua/đặt in hóa đơn 80% 20% 0%

Nộp tờ khai 98,4% 1,6% 0%

Nộp thuế 88% 12% 0%

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Như vậy mức độ không hài lòng của doanh nghiệp với một số thủ tục hành chính đạt kết quả tốt. Mức độ tương đối hài lòng với thủ tục hành chính cũng ở mức khả quan (Thủ tục mua hóa đơn có 20% số doanh nghiệp được phỏng vấn trả lời tương đối hài lòng, thủ tục nộp tờ khai là 1,6%, thủ tục nộp thuế 12%).

+ Doanh nghiệp được phỏng vấn đánh giá về mức độ phức tạp của thủ tục hành chính theo thứ tự lần lượt từ nhiều đến ít như sau: thủ tục hoàn thuế, thủ tục miễn giảm thuế, thủ tục đăng ký mã số thuế, thủ tục quyết toán thuế, thủ tục khai thuế.

- Dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế

Trong số các loại hình dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thì hình thức được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất là tư vấn trực tiếp, tiếp theo là tư vấn qua điện thoại, truy cập internet, tư vấn bằng văn bản. Trong số 63 doanh nghiệp trả lời thì không có doanh nghiệp nào có sử dụng dịch vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

* Kết quả điều tra công chức quản lý thuế

Có tổng cộng 20 phiếu điều tra, trong đó có 15% số người được hỏi hiện đang là cán bộ quản lý, 85% đối tượng được phỏng vấn công tác tại các Đội thuộc Chi cục Thuế Phú Lương.

Dưới đây sẽ trình bày và phân tích các kết quả điều tra theo các tiêu chí đề ra:

- Những vấn đề pháp lý của quản lý thuế

Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế được đánh giá đôi khi chưa hợp lý, chủ yếu là quy định đối với người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và tổ chức tín dụng, người bảo lãnh nộp tiền thuế. Các quy định về biện pháp cưỡng chế thuế được 23% số người được hỏi cho rằng chưa đầy đủ hợp lý. Tính hợp lý của các nội

dung quản lý thuế được người phỏng vấn sắp xếp theo trình tự giảm dần như sau: đăng ký thuế, khai thuế, thu thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, kiểm tra thanh tra thuế, quyết toán thuế, quản lý nợ thu nợ. Trong một số luật như Luật thuế TNDN vẫn chưa đảm bảo công bằng với mọi đối tượng nộp thuế.

- Quan hệ giữa cơ quan thuế với người nộp thuế

Có 25,9% số người trả lời cho rằng người nộp thuế không có cơ hội được góp ý về những thay đổi trong chính sách và thủ tục quản lý thuế. Với những người cho rằng có cơ hội thì đa số họ thừa nhận cơ hội là rất ít và chủ yếu là qua diễn đàn đối thoại với NNT. Có 34,4% số người phỏng vấn cho rằng các hình thức hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế hiện nay chưa đầy đủ và phong phú cần bổ sung thêm các hình thức mới hoặc chuyên sâu hơn đối với các hình thức đã có.

- Đội ngũ cán bộ quản lý thuế

Có 38,9% người được hỏi cho rằng trình độ công chức quản lý thuế hiện nay đáp ứng được yêu cầu công tác ở mức độ trung bình trở xuống. 58,6% người được hỏi chưa có cơ hội học tập kinh nghiệm quản lý thuế của các địa phương tiên tiến. Trên 40% người phỏng vấn cho rằng mức lương và thưởng như hiện nay của cán bộ thuế không thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của gia đình và bản thân.

- Quản trị chiến lược trong quản lý thuế

Công tác xây dựng tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ về thuế được đa số người phỏng vấn cho rằng mới đang được xây dựng, chưa thể công bố công khai các tiêu chuẩn này cho công chúng được biết. Các kế hoạch hoạt động hàng năm đã được xây dựng và công bố công khai nhưng mới chỉ công khai một phần rất nhỏ về báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm (chủ yếu là về nguồn thu từ thuế). Cơ quan thuế chưa đề ra sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, kết quả chiến lược.

* Những kết luận rút ra qua điều tra

Từ phân tích những thông tin điều tra mà doanh nghiệp và công chức quản lý thuế cung cấp ta có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, pháp luật thuế đôi khi chưa được tuân thủ nghiêm minh thể hiện ở một số tình trạng như doanh nghiệp nhiều khi phải trả thuế không hợp lý. Việc hiểu và áp dụng Luật thuế đôi khi chưa thống nhất giữa Tổng cục Thuế và các Cục thuế, Chi cục thuế. Người nộp thuế chưa có nhiều cơ hội góp ý về những thay đổi trong chính sách và thủ tục quản lý thuế. Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế, về biện pháp cưỡng chế thuế được đánh giá còn một số bất hợp lý. Luật thuế nói chung đã được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên trong một số luật như Luật thuế TNDN vẫn chưa đảm bảo công bằng với mọi đối tượng nộp thuế.

Thứ hai, thủ tục hành chính về thuế vẫn chưa thực sự đơn giản, rõ ràng làm hài lòng người nộp thuế. Người nộp thuế có rất ít cơ hội được góp ý về những thay đổi trong chính sách và thủ tục quản lý thuế.

Thứ ba, dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế cần đa dạng hơn, bổ sung thêm các hình thức mới hoặc chuyên sâu hơn đối với các hình thức đã có và sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ được nhiều đTNT hơn. Nhu cầu cần đến dịch vụ thuế của đại lý thuế là có nên cần tạo điều kiện về hành lang pháp lý và công tác đào tạo bồi dưỡng để các đại lý thuế ngày càng lớn mạnh đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Thứ tư, trình độ công chức quản lý thuế tỏ ra chưa đáp ứng tốt yêu cầu của công tác. Cán bộ thuế cũng cần được tạo điều kiện hơn nữa để được đào tạo tiếp xúc với những vấn đề thuế phức tạp của quốc tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý thuế của các nước tiên tiến. Ngoài ra, chế độ lương và thưởng đối với công chức quản lý thuế cũng cần được quan tâm hơn để giúp họ yên tâm công tác.

Thứ năm, cơ quan thuế chưa thực thi công tác quản trị chiến lược trong quản lý thuế. Phương thức quản trị chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, vẫn theo tư duy cũ. Công chúng ít có cơ hội tiếp cận với những báo cáo hoạt động của ngành thuế để đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan này, từ đó chưa thực sự là người giám sát các cơ quan quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)