5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
Trước thực trạng có nhiều DN đang lợi dụng chính sách hoàn thuế để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế, Chi cục thuế huyện Phú Lương luôn tăng cường công tác quản lý thuế liên quan đến hoàn thuế.
Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, Chi cục Thuế thực hiện kiểm tra sau khi có có dấu hiệu nghi vấn như: DN có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn so với quy mô doanh số kinh doanh, so với số thuế đề nghị hoàn; Cơ sở kinh doanh sản xuất, thương mại mới thành lập trong thời gian 24 tháng trở lại; DN kinh doanh thương mại không có cơ sở vật chất (nhà máy, xưởng sản xuất, kho hàng, phương tiện vận tải, hệ thống các cửa hàng,…); Lập DN ở địa phương này nhưng kinh doanh mua, bán sản phẩm, hàng hóa (nhất là hàng hóa nông sản) sản xuất ở địa phương khác có dấu hiệu bất thường; doanh nghiệp mới thành lập, tổ chức, cá nhân thu gom hàng hóa là nông lâm thủy sản không chịu thuế GTGT đầu vào; DN thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu từ tài khoản vãng lai; DN bên mua và bên bán có quan hệ vợ chồng, anh em, quan hệ liên kết có dấu hiệu bất thường.
Chi cục thuế Phú Lương thực hiện kiểm tra 100% sau hoàn thuế đối với các hồ sơ đã thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với DN có rủi ro về thuế. Tổ chức kiểm tra trước khi hoàn thuế GTGT đối với các DN có rủi ro cao về thuế.
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2011, thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế được thực hiện theo Quy trình hoàn thuế ban hành theo Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 1/7/2011 do Tổng cục thuế ban hành.
Trong 3 năm 2014, 2015 và 2016, Chi cục Thuế huyện Phú Lương thực hiện hoàn thuế cho tất cả 123 hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT, với tổng số thuế đề nghị hoàn là 2.900 triệu đồng. Số thuế GTGT được hoàn là 2.850 triệu đồng. Số thuế GTGT đề nghị hoàn nhưng không được giải quyết hoàn thuế là 50 đồng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.14.Kết quả công tác hoàn thuế gia đoạn 2014-2016
TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Tổng số hồ sơ đề nghị hoàn 32 35 56 2 Tổng số hồ sơ hoàn 32 20 56 3 Số tiền thuế đã hoàn (trđ) 611 1.812 477
- Hoàn thuế GTGT 415 1.642 0
- Hoàn thuế TNCN 196 170 447
4 Số tiền thuế thu hồi hoàn (trđ) 0 50 0% 5 Tỷ lệ giải quyết hồ sơ hoàn thuế 100% 100% 100% 6 Tỷ lệ thu hồi tiền hoàn thuế 0% 3% 0%
Nguồn: Chi cục Thuế Huyện Phú Lương
Qua phân tích tại Bảng 3.14 ta thấy giai đoạn 2014 - 2016 công tác thực hiện hoàn thuế của Chi cục thuế huyện Phú Lương đã kịp thời tháo gỡ các khó khăn về tài chính cho người nộp thuế, thể hiện qua tỷ lệ giải quyết hồ sơ hoàn thuế qua các năm đều đạt tỷ lệ 100%. Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế, Chi cục thuế đều giải quyết dứt điểm xong trong năm NNT đề nghị hoàn và sớm hơn thời gian quy định.
Số lượng hồ sơ hoàn thuế tăng qua các năm nhưng số tiền hoàn thuế lại giảm. Năm 2016 tăng so với năm 2015 là 21 bộ, nhưng số tiền thuế đề nghị hoàn lại giảm 1.335 triệu đồng. Điều này chứng tỏ tình trạng DN lợi dụng chính sách hoàn thuế để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế đã phần nào bị đẩy lùi.
Tuy nhiên, trong 3 năm, số tiền thuế bị thu hồi hoàn không cao, chỉ riêng năm 2015 tỷ lệ thu hồi tiền hoàn thuế là 3% trên tổng số tiền thuế được hoàn là 1.812 triệu đồng. Các hồ sơ hoàn thuế có số thuế không được hoàn chủ yếu là người nộp thuế khai sai như: kê khai khấu trừ và hoàn thuế số tiền thuế GTGT của tài sản cố định ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng; kê khai khấu trừ và hoàn thuế đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn trên hai mươi triệu đồng hoặc mua của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng, không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng...
Để xảy ra tình trạng trên là do mặc dù Chi cục thuế đã triển khai tương đối nhiều ứng dụng để quản lý thông tin người nộp thuế, tuy nhiên giữa các ứng dụng này lại chưa liên kết với nhau, chưa kết nối trực tuyến giữa các tỉnh thành phố trong cả nước để tạo thông tin đa chiều, nên các thông tin về doanh nghiệp bỏ trốn, hoá đơn không có giá trị sử dụng nếu không gửi xác minh đi các Chi cục, Cục thuế khác thì tại thời điểm người nộp thuế kê khai không thể phát hiện ngay - đây là điểm yếu
quan trọng của các cấp cơ quan quản lý thuế nói chung và Chi cục thuế huyện Phú Lương nói riêng, tạo sơ hở cho các DN có cơ hội trục lợi tiền thuế NSNN.
3.4.3. Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt
Quản lý nợ thuế là một quá trình: Xây dựng chương trình, mục tiêu, chính sách, lập chỉ tiêu thu nợ hàng năm, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về quản lý nợ thuế, xây dựng các chính sách về quản lý nợ thuế, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế, cơ sở vật chất kỹ thuật và một cơ cấu tổ chức thích hợp, duy trì một hệ thống thông tin để đảm bảo quản lý đầy đủ về đối tượng nợ thuế, thực hiện các thủ tục và quy trình quản lý để phân loại đôn đốc và phạt chậm nộp tiền thuế; xem xét, giải quyết văn bản đề nghị xóa nợ, gia hạn nợ thuế, đề xuất các biện pháp và giải phá quản lý thu nợ trên địa bàn quản lý.
Nội dung quản lý nợ của Chi cục thuế Phú Lương có thể khái quát qua sơ đồ:
Sơ đồ 3.3. Nội dung quản lý nợ của Chi cục thuế Phú Lương
Đối với toàn ngành thuế nói chung và Chi cục thuế huyện Phú Lương nói riêng, để góp phần hoàn thành kế hoạch thu Ngân sách nhà nước hàng năm, không thể không đề cập tới vai trò của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, tình trạng nợ thuế càng tăng cao và trách nhiệm của công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế càng nặng nề.
Căn cứ quy trình quản lý nợ thuế, thời gian qua, Đội Kiểm tra quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế - Chi cục thuế huyện Phú Lương đã triển khai các bước công việc như: thu thập thông tin, xác định đối tượng nợ, số tiền thuế nợ để lập chỉ tiêu thu nợ, phân loại nợ thuế và tổ chức thực hiện đôn đốc thu nợ, cưỡng chế nợ. Riêng công tác phân loại nợ, phân tích nợ luôn được chú trọng, thực hiện thường xuyên để
Lập chỉ tiêu thu hồi nợ
Xây dựng và thực hiện các quy trình, quy chế quản lý
Chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy trình, quy chế
đưa ra các biện pháp phù hợp từ đôn đốc bằng điện thoại, phát hành thông báo nợ, yêu cầu cam kết trả nợ đến việc xác minh tài khoản ngân hàng, thông báo áp dụng cưỡng chế và chuẩn bị hồ sơ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Chi cục thuế huyện Phú Lương tiến hành đối chiếu, phân loại chính xác tất cả các khoản nợ thuế, gồm nợ không còn đối tượng để thu (người nợ thuế mất tích, bỏ trốn, chết), DN nợ thuế giải thể, phá sản và nợ có khả năng thu hồi. Đối với các khoản nợ không có khả năng thu, tạm thời chưa có khả năng thu hồi, Chi cục thuế kiến nghị Tổng cục thuế, Bộ Tài chính, Chính phủ khoanh nợ, xóa nợ, giãn nợ.
Trên thực tế, tổng số tiền nợ thuế trên sổ theo dõi nợ thuế trên địa bàn Chi cục quản lý đã có dấu hiệu cảnh báo tình trạng về nợ đọng thuế gia tăng, tập trung chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Bảng 3.15. Tình hình nợ thuế của DNNVV tại Chi cục thuế huyện Phú Lương giai đoạn 2014-2016 ĐVT: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (2016/2014) (+/-) (%) 1 Số DNNVV nợ thuế 52 74 86 34 165% 2 Tổng nợ 4.057 4.536 5.598 1.541 138% Trong đó: 2.1 Nợ có khả năng thu 2.732 3.126 4.087 1.355 150% 2.2 Nợ khó thu 1.325 1.410 1.511 186 114% 3 Tỷ lệ có khả năng thu/Tổng nợ 67,3% 68,9% 73,0% 4
Tỷ lệ nợ có khó
thu/Tổng nợ 32,7% 31,1% 27,0%
5
Tỷ lệ nợ trên tổng số
thu NS 6,1% 6,5% 6,4%
(Nguồn: Đội Kiểm tra thuế - Chi cục thuế huyện Phú Lương)
Qua số liệu bản 3.15 cho thấy, tính đến 31/12/2014 mới chỉ có 52 DNNVV nợ thuế với số tiền nợ thuế 4.057 triệu đồng, chiếm 6,1% tổng số thu NSNN thì đến 31/12/2016 số DNNVV nợ thuế đã lên 86 DN với số tiền nợ thuế là 5.598 triệu đồng, chiếm 6,4% tổng số thu NSNN.
Từ bảng 3.15, ta thấy số nợ thuế của DNNVV có xu hướng tăng dần nhưng tỷ lệ nợ có khả năng thu so với tổng nợ lại giảm dần. Tính đến ngày 31/12/2016 tổng số thuế nợ đọng của các DNNVV là 5.598 triệu đồng, trong đó nợ khó thu là 1.511 triệu đồng, nợ có khả năng thu là 4.087 triệu đồng.
Như vậy, cùng với sự tăng lên của số thu Ngân sách thì chỉ tiêu nợ thuế cũng gia tăng khá cao. Năm 2014 tổng số nợ thuế DNNVV tăng từ 4.057 triệu đồng lên 5.598 triệu đồng vào năm 2016 (tăng 138% so với 2014). Nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế suy giảm, giá cả thị trường biến động xấu, hàng hóa ứ đọng tồn kho nhiều, nguồn vốn tín dụng khó tiếp cận, các công trình xây dựng cơ bản giải ngân vốn và thanh toán chậm… đã làm cho các DNNVV trên địa bàn huyện giải thể, phá sản, bỏ kinh doanh, tạm ngừng hoạt động gia tăng với số lượng lớn. Mặt khác, các chính sách hỗ trợ DN như gia hạn nộp thuế, không tính tiền chậm nộp...đã làm cho số nợ có khả năng thu tăng dần qua từng năm.
Cùng với đó, ý thức chấp hành chính sách thuế của một số bộ phận DNNVV chưa cao, còn có một số DN để nợ thuế kéo dài dây dưa, mặc dù cơ quan thuế đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở song các doanh nghiệp này vẫn cố tình chây ỳ, không tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế và lợi dụng chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của Chính phủ để cố tình dây dưa tiền thuế nợ.
Hiện chưa việc xóa nợ thuế, tiền phạt theo Luật quản lý thuế chỉ áp dụng đối với 02 trường hợp: (i) Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản và không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; (ii) Người nộp thuế là cá nhân được pháp luật coi như đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự và không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp;tiền phạt Khi được xem xét xoá nợ gốc thì cũng đồng thời được xóa khoản tiền chậm nộp của khoản nợ gốc đó. Chưa có chính sách cho phép doanh nghiệp gặp khó khăn đặc biệt trong sản xuất, kinh doanh được gia hạn nộp thuế và cam kết nộp thuế trên cơ sở phương án sản xuất, kinh doanh khả thi nên tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi ngày càng tăng cao.
3.4.4. Quản lý thông tin về người nộp thuế
- Hệ thống thông tin về người nộp thuế tại Chi cục Thuế Huyện Phú Lương đã đầy đủ đáp ứng yêu cầu quản lí thuế. Hệ thống thông tin về người nộp thuế đầy đủ bao gồm các thông tin cơ bản như: Thông tin về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, thông tin về kế toán tài khoản thuế của người nộp thuế; thông tin kết quả sản xuất kinh doanh; thông tin về tình hình chấp hành pháp luật thuế; thông tin khác liên quan đến quá trình hoạt động, giao dịch của người nộp thuế… Bởi vậy thông tin về người nộp thuế đã được Chi cục thuế thu thập, khai thác từ nhiều kênh, nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức khác nhau như: từ người nộp thuế, từ nội bộ cơ quan quản lí thuế, các cơ quan nhà nước và từ các tổ chức, cá nhân có liên quan. Chính vì vậy việc phân tích, đánh giá phân loại đối tượng nộp
thuế đã chính xác và phát hiện các vi phạm của người nộp thuế một cách thuận lợi và nhanh chóng.
- Tuy vậy, thông tin về người nộp thuế phải đảm bảo tính chính xác, trung thực. Những thông tin về người nộp thuế mà cơ quan thuế thu thập được phải đảm bảo độ tin cậy cao, có như vậy việc phân tích, đánh giá, phân loại đối tượng quản lí mới chính xác, bảo đảm việc quản lí đúng và trúng đối tượng. Để đáp ứng yêu cầu này, pháp luật phải quy định rõ trách nhiệm của người cung cấp thông tin phải đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin mà họ cung cấp, đồng thời pháp luật định rõ các biện pháp xử lí đối với những trường hợp cung cấp thông tin không trung thực, không chính xác. Ngoài ra, Chi cục Thuế khi tiếp nhận các nguồn thông tin cung cấp cũng phải có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tính trung thực, chính xác của thông tin được cung cấp.
- Chi cục Thuế đã phân loại thông tin về người nộp thuế theo những cấp độ khác nhau để có cách thức khai thác quản lí phù hợp. Thông tin về người nộp thuế khá đa dạng, được cung cấp, khai thác từ nhiều nguồn khác nhau để phục cho công tác quản lí thuế.
- Trong những thông tin về người nộp thuế, những thông tin thông thường có thể công khai, những thông tin nhạy cảm chỉ công khai khi cần thiết và những thông tin bí mật nghề nghiệp, bí mật đời tư không công bố, không công khai. Những thông tin bí mật này cần phải được bảo mật một cách chặt chẽ. Chỉ có như vậy người nộp thuế và các chủ thể có liên quan mới cung cấp thông tin cho cơ quan thuế một cách cởi mở và cơ quan thuế mới có nguồn thông tin đa chiều nhằm phục vụ tốt công tác quản lí thuế của mình.
- Thông tin của người nộp thuế đăng ký giấy phép kinh doanh qua Sở kế hoạch và đầu tư, các thông tin của người nộp thuế được cập nhật vào hệ thống quản lý thông tin của ngành thuế.
3.4.5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Kể từ khi thực hiện Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Ngành thuế đã chuyển từ hình thức quản lý thuế theo đối tượng sang hình thức quản lý thuế theo chức năng nhiệm vụ và đề cao vai trò tự tính, tự khai, tự nộp của NNT. Do đó công tác thanh tra, kiểm tra thuế được coi là một trong những khâu then chốt trong việc quản lý thuế nhằm tác động tới ý thức chấp hành Pháp Luật thuế của NNT để chống thất thu cho NSNN. Theo quy định chung của Ngành thuế, thì công tác thanh tra thuế do Tổng cục thuế và Cục thuế các địa phương thực hiện, các cấp Chi cục thuế chỉ thực hiện chức năng kiểm tra thuế.
Kiểm tra NNT là kiểm tra quá trình chấp hành luật thuế của NNT, nói cách khác là kiểm tra việc chấp hành các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó cho họ trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nội dung kiểm tra NNT tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kê khai nộp thuế.
Thứ hai, kiểm tra việc chấp hành chế độ lưu giữ số liệu, tài liệu kinh doanh nghĩa vụ bắt buộc của đối tượng nộp thuế.
Thứ ba, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT.
Việc chuyển đổi sang cơ chế NNT tự tính, tự kê khai thuế đã phân rõ trách