Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.6. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Trước thực trạng số nợ thuế của DNNVV tăng nhanh qua các năm, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN là một trong những nhiệm vụ trọng tậm của Chi cục. Năm 2016, Bên cạnh việc ra thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp. Chi cục Thuế đã thông báo áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế 250 lượt tiền thuế nợ 5 tỷ đồng, tiền chậm nộp 476 triệu đồng. Chi cục Thuế cũng đã ra Quyết định cưỡng chế trích tiền gửi ngân hàng đối với 250 lượt đơn vị không chấp hành thực hiện nghiêm nghĩa vụ nộp thuế, cưỡng chế đình chỉ việc sử dụng hoá đơn 05 đơn vị.

3.4.7. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế - Vi phạm các thủ tục về thuế:

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, các hành vi vi phạm thủ tục thuế bao gồm: - Nộp hồ sơ đăng ký thuế sau ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế.

- Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

- Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định.

- Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

- Vi phạm các quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Tình hình xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế của DNNVV giai đoạn 2014 – 2016 tại Chi cục Thuế huyện Phú Lương như sau:

Bảng 3.18. Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế của DNNVV giai đoạn 2014 – 2016 tại Chi cục Thuế huyện Phú Lương

Hành vi 2014 2015 2016 Số lượt (lần) Tiền phạt (tr.đ) Số lượt (lần) Tiền phạt (tr.đ) Số lượt (lần) Tiền phạt (tr.đ) Mất hoá đơn 6 12 0 0 1 2 Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp 1 7 1 12 0 0 Chậm nộp hố sơ đăng ký thuế 0 0 0 0 0 0 Chậm nộp hồ sơ khai thuế 81 109 12 17 38 151 Ghi thiếu, ghi sai chỉ tiêu khai thuế 4 3 3 2 1 1

Tổng 92 131 16 31 40 154

* Công tác xử phạt nộp chậm tiền thuế

Công tác xử phạt nộp chậm tiền thuế đối với người nộp thuế được quy định trong Luật Quản lý thuế của Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam. Người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời gian gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và bị xử phạt tính trên số tiền thuế chậm nộp. Theo đó, trước khi có Luật Quản lý thuế tỷ lệ phạt nộp chậm thuế là 0,1%, còn kể từ 1/7/2007 đến nay thì tỷ lệ này liên tục được thay đổi từ 0,05% đến 0,07% và đến nay thì ổn định ở mức 0,05%.

Bảng 3.19. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế đối với DNNVV giai đoạn 2014 – 2016 tại Chi cục Thuế Phú Lương

ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 2016/ 2014

1 Số lượt thông báo 372 468 511 125,8 109,2 137,4 2 Số tiền chậm nộp 476 524 705 110,0 134,5 148,1

Nguồn: Chi cục Thuế Huyện Phú Lương

Qua bảng 3.19 cho ta thấy số lượt thông báo chậm nộp tiền thuế tăng tương ứng với số tiền chậm nộp giai đoạn 2014-2016. Nếu như năm 2014 số tiền chậm nộp chỉ đạt 476 triệu thì đến năm 2016 số tiền chậm nộp đã là 705 triệu, tăng 148,1% so với năm 2014.

3.4.8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

Theo quy định của Pháp luật, người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Cơ quan quản lý thuế khi nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo Quyết định số Quyết định số 878/QĐ-TCT ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình giải quyết đơn khiếu nại tại cơ quan Thuế các cấp (thay thế Quyết định số 1718/QĐ-TCT ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế).

Trong thời gian vừa qua, nhờ thực hiện nghiêm túc thực hiện đúng quy trình, quản lý thuế nên không để xảy ra đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Chi cục Thuế.

3.4.9. Về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về thuế, tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế

Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.

Một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động của cơ quan thuế tốt là tính hiệu quả mang lại và được thể hiện rõ nét nhất chính là tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế, tự nguyện cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của người nộp thuế. Tạo lập được mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế theo hướng người nộp thuế là người được phục vụ, là “khách hàng” của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy nhất của người nộp thuế. Cơ quan thuế và người nộp thuế là bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế của Chi cục thuế đã mang lại những kết quả nhất định (thông qua nhiều hình thức: triển khai trực tiếp, gửi văn bản thông tin đến người nộp thuế, thông tin qua Đài Truyền thanh, tuyên truyền tại cơ quan thuế…), góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành. Cụ thể như: phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành của huyện cũng như tổ chức những cuộc gặp gỡ, đối thoại, tập huấn, tuyên dương người nộp thuế tốt… nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế đến với người một nộp thuế một cách thiết thực. Từ đó đã làm cho các tổ chức, cá nhân hiểu biết hơn về các chính sách thuế để tự giác đi vào thực hiện, số lượng người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật đạt tỷ lệ ngày càng cao . Về công tác hỗ trợ người nộp thuế, Chi cục thuế đã tiếp nhận và giải đáp, hướng dẫn kịp thời các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế thông qua việc trả lời bằng điện thoại, bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế; tổ chức các cuộc đối thoại để giải đáp các vướng mắc và tiếp thu các ý kiến đề xuất, kiến nghị của người nộp thuế về chính sách nhằm nghiên cứu, đề nghị về trên hoàn thiện chính sách, chế độ thuế; tôn vinh kịp thời các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Năm 2016 tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2015- 2020 với 4 Luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến ngành Thuế đang được dự thảo lấy ý kiến, đó là: Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT); Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN); Luật Quản lý Thuế (QLT) và Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN).

Để các bộ Luật này sớm đi vào cuộc sống, ngay sau khi các Luật trên được Quốc hội thông qua và một số văn bản hướng dẫn đã được ban hành Chi cục thuế đã tổ chức 02 cuộc triển khai thông tin nhanh cho người nộp thuế thông qua hội nghị đối thoại doanh nghiệp, gửi văn bản đến người nộp thuế, tư vấn trực tiếp qua điện thoại hoặc hỗ trợ hướng dẫn tại cơ quan thuế (bộ phận một cửa).

Thực tế cho thấy, bất kỳ chính sách thuế mới nào được ban hành cũng không thể tránh khỏi những vướng mắc trong quá trình thực hiện từ phía người dân, doanh nghiệp, thậm chí với cả cán bộ thuế. Tuy nhiên những sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh... và giảm bớt thủ tục hành chính đối với việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Cụ thể, Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013, được sửa đổi, bổ sung 38 vấn đề trên tổng số 120 Điều của Luật QLT 2007, đặc biệt là việc giảm tần suất kê khai thuế Giá trị gia tăng từ 12 lần/năm xuống còn 4 lần/năm đối với doanh nghiệp nộp thuế có quy mô hoạt động nhỏ và vừa.

Cũng có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013, Luật Thuế Thu nhập cá nhân có nhiều đột phá trong sửa đổi, bổ sung, nhằm giảm mức đóng góp đối với người nộp thuế, từng bước nâng cao đời sống của người dân, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Nhà nước đối với người nộp thuế trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế. Theo đó, sửa đổi mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng; sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế; sửa đổi, bổ sung một số khoản thu nhập thuộc đối tượng miễn thuế; đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện khai và nộp thuế; sửa đổi, bổ sung về đối tượng nộp thuế…

Luật Thuế Giá trị gia tăng được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, có 7 nhóm vấn đề được bổ sung, sửa đổi: Đối tượng không chịu thuế (được bổ sung làm rõ các sản phẩm, đối tượng không chịu thuế; giá tính thuế GTGT; thuế suất thuế GTGT; ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT và phương pháp tính thuế; khấu trừ thuế GTGT; hoàn thuế GTGT và giải pháp giảm thuế GTGT).

Từ ngày 1/7/2013, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có hiệu lực thi hành đã áp dụng mức thuế suất 20% đối với doanh nghiệp (thay vì 25% như trước đây),kể cả hợp tác xã có tổng doanh thu không quá 20 tỷ đồng/năm (lấy tổng doanh thu của năm trước liền kề làm căn cứ.

Chính vì vậy, công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế trong thời điểm hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng luôn được Chi cục Thuế đặt lên hàng đầu. Nhất là đặc biệt quan tâm đến công tác phổ biến chính sách pháp luật cho cán bộ thuế làm công tác tuyên truyền, giải đáp, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế hiện hành. Bởi ngành Thuế luôn hiểu rằng, công tác tuyên truyền - hỗ trợ về thuế chỉ đạt hiệu quả khi nào người nộp thuế am hiểu, thực hiện chính sách, pháp luật thuế tốt, khi người nộp thuế thể hiện sự quan tâm, gần gũi, xây dựng với thuế và khi nào cơ quan thuế và người nộp thuế là “bạn đồng hành” thì công tác tuyên truyền - hỗ trợ sẽ hoàn thành nhiệm vụ và mang lại một ý nghĩa sâu sắc nhất và cùng nhau hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm.

Bảng 3.20.Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

TT Loại hình tuyên truyền Đơn vị tính Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1 Đối thoại với doanh nghiệp Hội nghị 18 22 31 2 Trả lời chính sách thuế 2.056 2.197 2.989

Điện thoại (cuộc) Cuộc 978 1.058 1.568

Trực tiếp bằng văn bản Công văn 95 112 205

Giải đáp tại cơ quan thuế Đối tượng 983 1.027 1.216 3 Phát hành ấn phẩm Bản 1.987 2.150 3.156

Nguồn: Chi cục thuế Huyện Phú Lương

- Trả lời chính sách thuế bằng nhiều hình thức, cách thức khác nhau như: trả lời qua điện thoại, bằng văn bản và bằng tiếp xúc trực tiếp tại cơ quan thuế. Trong 3 năm 2014 - 2016, đã tổ chức 71 buổi đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế để thu nhận và giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế cũng như cơ chế quản lý thuế.

3.4.10. Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Phú Lương theo phiếu điều tra huyện Phú Lương theo phiếu điều tra

Mục tiêu của việc điều tra nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá định lượng thực trạng quản lý thuế trên các nội dung sau: những vấn đề pháp lý của quản lý thuế; thủ tục hành chính về thuế, dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế; quan hệ cơ quan thuế với người nộp thuế; công tác quản trị chiến lược trong quản lý thuế.

Để tiến hành điều tra, tác giả sử dụng phương pháp lập phiếu điều tra để tiến hành điều tra trên hai đối tượng là người nộp thuế (DNNVV) và công chức quản lý thuế. Mẫu phiếu điều tra được trình bày trong phần Phụ lục 1 Phụ lục 2 của luận án.

* Kết quả điều tra DNNVV

Có tổng cộng 63 phiếu điều tra. Dưới đây sẽ trình bày và phân tích các kết quả điều tra theo các tiêu chí điều tra.

- Thông tin chung về doanh nghiệp

+ Về địa chỉ thường trú của doanh nghiệp: Có 30 doanh nghiệp được phỏng vấn có trụ sở chính tại Thị trấn Đu (chiếm 55,6%), còn lại là các doanh nghiệp tại các xã: Cổ Lũng, Phấn Mễ, Động Đạt, thị trấn Giang Tiên.

+ Về loại hình doanh nghiệp: Có 42,3% doanh nghiệp được điều tra là công ty trách nhiệm hữu hạn, 37,7% doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, 18,4% doanh nghiệp là công ty cổ phần, và 1,58% là Hợp tác xã.

+ Về công việc người được phỏng vấn: có 68,7% đối tượng được phỏng vấn là kế toán của doanh nghiệp, 31,3% là cán bộ quản lý và 0% là đối tượng khác.

+ Về tình hình nộp thuế của doanh nghiệp: Trong tổng số 298/300 câu trả lời, tổng hợp về tình hình khai và nộp thuế của doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.21. Tình hình khai và nộp thuế của doanh nghiệp

ĐVT: số doanh nghiệp

Số DN nộp các loại thuế Hình thức khai thuế Hình thức thanh toán GTGT TNDN TNCN Tài nguyên Thuế

khác Tại

CQT Điện tử Bưu điện Kết hợp Chuyển khoản Tiền mặt Kết hợp Khác

63 50 10 3 20 0 63 0 0 63 0 0 0

- Những vấn đề pháp lý của quản lý thuế

Bảng 3.22. Tổng hợp một số câu hỏi đối với doanh nghiệp về vấn đề pháp lý của quản lý thuế

ĐVT: %

Câu hỏi

Trả lời

Công tác kiểm tra, thanh tra có gây phiền nhiễu không

Có trường hợp nào phải trả thuế không hợp lý, không đúng luật không Có tình trạng chi phí phát sinh ngoài quy định không?

Có sự khác biệt giữa việc hiểu và áp dụng Luật thuế ở Tổng cục và các Cục thuế, Chi cục thuế không % số người trả lời có 22,7 11,1 0 3,2 % số người trả lời không 75,7 85,7 88,9 95,2 % số người không có câu trả lời 1,6 3,2 11,1 1,6 Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề pháp lý của quản lý thuế được tác giả trình bày ở bảng 3.21. Công tác kiểm tra, thanh tra được 22,7% người được hỏi cho rằng có gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp. Giữa việc hiểu và áp dụng Luật thuế ở Tổng cục Thuế và các Cục thuế, Chi cục thuế có nhiều tương đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)