Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Kể từ khi thực hiện Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Ngành thuế đã chuyển từ hình thức quản lý thuế theo đối tượng sang hình thức quản lý thuế theo chức năng nhiệm vụ và đề cao vai trò tự tính, tự khai, tự nộp của NNT. Do đó công tác thanh tra, kiểm tra thuế được coi là một trong những khâu then chốt trong việc quản lý thuế nhằm tác động tới ý thức chấp hành Pháp Luật thuế của NNT để chống thất thu cho NSNN. Theo quy định chung của Ngành thuế, thì công tác thanh tra thuế do Tổng cục thuế và Cục thuế các địa phương thực hiện, các cấp Chi cục thuế chỉ thực hiện chức năng kiểm tra thuế.

Kiểm tra NNT là kiểm tra quá trình chấp hành luật thuế của NNT, nói cách khác là kiểm tra việc chấp hành các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó cho họ trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nội dung kiểm tra NNT tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kê khai nộp thuế.

Thứ hai, kiểm tra việc chấp hành chế độ lưu giữ số liệu, tài liệu kinh doanh nghĩa vụ bắt buộc của đối tượng nộp thuế.

Thứ ba, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT.

Việc chuyển đổi sang cơ chế NNT tự tính, tự kê khai thuế đã phân rõ trách nhiệm giữa cơ quan thuế và NNT. NNT chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai và nghĩa vụ nộp thuế của mình, cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý việc thu nộp thuế, phát hiện những hành vi vi phạm các luật thuế và xử lý theo đúng quy định. Do bỏ chế độ thuế chuyên quản, Chi cục Thuế đã tập trung nguồn lực để tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế. Chi cục Thuế cũng tiến hành sắp xếp bố trí cán bộ thuế theo hướng tăng số lượng cán bộ thuế làm công tác kiểm tra thuế, trình độ cán bộ cũng được nâng cao để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới.

* Công tác kiểm tra thuế tại cơ quan thuế

Trên cơ sở phân tích rủi ro ngay tại Chi cục, lập kế hoạch kiểm tra trong năm và các quý, đội kiểm tra chú trọng chấn chỉnh sai sót, kiểm tra ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của DNNVV nhằm tăng cường giám sát việc kê khai thuế của NNT, đấu tranh làm giảm âm thuế, tăng số thuế kê khai.

Tại bộ phận kiểm tra thuế của CQT, khi tiến hành kiểm tra thì nguồn thông tin chủ yếu dựa vào sự cung cấp của NNT và các dữ liệu kê khai thuế của NNT được lưu vào hệ thống dữ liệu của ngành thuế. Những dữ liệu này bao gồm thông tin về NNT, tình hình nộp hồ sơ khai thuế, tình hình nợ thuế. Còn thông tin từ những nguồn bên ngoài như Ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán, Quản lý thị trường… cũng ít khi được cán bộ kiểm tra quan tâm đến.

Hàng tháng, quý, khi nhận hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, Đội Kê Khai kế toán thuế và tin học kiểm tra về mặt số học sau đó chuyển hồ sơ cho đội Kiểm tra thuế tiến hành phân công cán bộ chuyên trách kiểm tra sơ bộ tính hợp lý, hợp lệ hồ sơ khai thuế của DN. Số lượng hồ sơ kiểm tra tại Chi cục Thuế là khá nhiều, mỗi cán bộ phòng kiểm tra kiểm tra trung bình khoảng 60 hồ sơ mỗi tháng. Căn cứ hồ sơ khai thuế của DN, cán bộ kiểm tra tiến hành phân tích, trường hợp phát hiệu dấu hiệu nghi vấn yêu cầu DN giải trình bổ sung thông tin, trường hợp không chấp nhận giải trình bổ sung thì phải đưa vào danh sách để lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở DN.

Kết quả kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế cụ thể như sau:

Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế

ĐVT: Hồ sơ Năm Tổng số HS đã kiểm tra Trong đó Tổng số tiền thuế phải nộp Số thuế ấn định (trđ) Hồ sơ chấp nhận Hồ sơ điều chỉnh Hồ sơ ấn định Hồ sơ đề nghị kiểm tra tại DN ĐC tăng (trđ) ĐC giảm (trđ) 2014 2.940 2.606 30 10 294 920,5 334,5 158,6 2015 1.976 1.693 17 6 260 368,4 53,3 2016 2.210 1.815 5 0 390 148,7 Tổng 7.126 6.114 52 16 944 1.437,62 334,5 211,9

(Nguồn: Đội Kiểm tra thuế - Chi cục thuế huyện Phú Lương)

Số liệu ở bảng 3.16 cho thấy trong tổng số 7.126 hồ sơ khai thuế của DNNVV đã được kiểm tra tại cơ quan thuế qua 3 năm: Có 6.114 hồ sơ được chấp nhận sau kiểm tra, 52 hồ sơ điều chỉnh sau kiểm tra và 16 hồ sơ ấn định thuế.

Số thuế đã điều chỉnh tăng thuế 1,437 tỷ đồng, điều chỉnh giảm âm thuế là 334,5 triệu đồng, ấn định thuế 211,9 triệu đồng.

Tỷ lệ hồ sơ điều chỉnh và hồ sơ ấn định thuế qua các năm đều giảm: như năm 2014 số hồ sơ điều chỉnh là 30 hồ sơ thì đến năm 2016 chỉ còn 5 hồ sơ, đặc biệt năm 2016 không có hồ sơ phải thực hiện ấn định. Điều này cho thấy, các DNNVV đã bước đầu có ý thức trong việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước.

Trong những năm gần đây, số hồ sơ thuế cần kiểm tra tại Chi cục Thuế huyên Phú Lương ngày càng tăng lên, công việc của cán bộ thuế cũng nhiều hơn, đòi hỏi sức bền và độ nhạy bén trong công việc, kinh nghiệm trong công việc của cán bộ kiểm tra càng nhiều hơn.

* Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

Bên cạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT, thì CQT sẽ phải thực hiện việc kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT. Việc kiểm tra tại trụ sở NNT được tiến hành

dựa trên cơ sở NNT không thực hiện giải trình thông tin tài liệu theo Thông báo của Chi cục thuế, hoặc giải trình nhưng không chứng minh được số thuế khai là đúng. Ngoài ra việc kiểm tra còn thực hiện theo Danh sách Cục thuế phê duyệt theo lựa chọn của Chi cục đã xây dựng từ cuối năm trước. Và việc lựa chọn danh sách phải kiểm tra tại trụ sở NNT phải được thực hiện trên hệ thống bộ tiêu chí rủi ro của ngành thuế để phân tích rủi ro về thuế như:

- NNT nộp Hồ sơ khai thuế không đầy đủ, không đúng hạn.

- Hồ sơ khai thuế hay sai sót, khai bổ sung điều chỉnh nhiều lần, cơ quan thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục.

- NNT không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai, thường xuyên có tình trạng nợ thuế và chậm nộp tiền thuế.

- NNT có doanh thu lớn nhưng thu nhập thấp hoặc lỗ kéo dài.

- NNT có số thuế GTGT âm liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng HSKT không đầy đủ và đã được cơ quan thuế yêu cầu bổ sung hồ sơ hoàn nhưng không thực hiện.

- NNT có đột biến về doanh số tăng, giảm trên 20% so với năm trước.

- Qua phân tích, đánh giá HSKT, cán bộ thuế phát hiện các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính qua các năm của NNT có dấu hiệu nghi vấn như: tỷ trọng các khoản mục chi phí trên doanh thu của từng năm có sự biến động lớn, hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhiều trong khi tài khoản khách hàng trả tiền trước dư có lớn...thì cũng lựa chọn đưa vào danh sách phải kiểm tra tại trụ sở NNT.

Trong 03 năm qua, kế hoạch kiểm tra của Chi cục thuế tập trung kiểm tra các DN lỗ liên tục nhưng vẫn đầu tư tài sản cố định, DN có hoạt động giao dịch liên kết, DN qua quá trình kiểm tra tại CQT có dấu hiệu rủi ro cao về thuế…Qua kiểm tra đã xác định nhiều doanh nghiệp từ lỗ đã có lãi. Trong năm 2016, song song với việc triển khai công tác theo kế hoạch, công tác kiểm tra còn tập trung vào thực hiện kiểm tra theo chuyên đề. Cụ thể: Chuyên đề kiểm tra, đôn đốc nợ đọng, chuyên đề kiểm tra các doanh nghiệp vận tải, chuyên đề kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, chuyên đề kiểm tra các doanh nghiệp thương mại, ăn uống…

Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT ở Chi cục thuế huyện Phú Lương giai đoạn 2014-2016 đã đạt được như sau:

Bảng 3.17. Tình hình kiểm tra thuế tại các DNNVV của Chi cục thuế huyện Phú Lương giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (2016/2014) (+/-) (%)

1 Số DN kiểm tra theo

kế hoạch 22 25 28 6 127,3

2 Số DN kiểm tra 25 28 33 8 132

3 Tỷ lệ TH/KH (%) 113,6 112 117,8 4 Tổng số tiền truy thu

(Trđ) 2.578 2.601 3.254 676 126,2

Trong đó:

4.1 Truy thu thuế GTGT 2.342 2.118 2.719 377 116,1

4.2 Truy thu thuế TNDN 234 468 505 271 215,8

4.3 Truy thu thuế khác 2 15 30 28 1500

5 Phạt (Trđ) 723 754 814 91 112,6

Nguồn: Đội Kiểm tra - Chi cục Thuế Huyện Phú Lương

Số liệu ở Bảng 3.17 cho thấy tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra: Từ năm 2014 đến năm 2016 Chi cục Thuế đều hoàn thành vượt mức kế hoạch kiểm tra tại doanh nghiệp của Cục Thuế giao (năm 2014 là 113,6%, năm 2015 là 112% và năm 2016 là 117,8%) . Kết quả đạt được là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Chi cục, bổ sung nhân lực có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức được kịp thời.

Năm 2016 số DN kiểm tra tăng 8 DN so với năm 2014, tương ứng tăng 132% so với năm 2014.

Tổng số thuế truy thu và phạt năm 2016 tăng 767 triệu đồng so năm 2014, trong đó số thuế truy thu tăng 126,2% còn số tiền phạt tăng 112,6% so với năm 2014. Điều đó chứng tỏ chất lượng các cuộc kiểm tra đã được tăng lên.

Số tiền thuế truy thu qua công tác kiểm tra tăng dần theo từng năm và số thuế truy thu đối với sắc thuế GTGT và TNDN chiếm tỷ trọng lớn trên tổng truy thu, trong đó truy thu thuế TNDN năm 2016 tăng 215,8% so với năm 2014, từ đó cho thấy tỷ lệ người nộp thuế vi phạm, gian lận, trốn thuế trong việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN là khá lớn so với các sắc thuế khác.

Theo các Báo cáo tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác kiểm tra thuế hàng năm tại Chi cục Thuế huyện Phú Lương cho thấy các sai phạm thường phát hiện qua kiểm tra thuế tại trụ sở DNNVV là:

- Kê khai thuế GTGT sai thời điểm, bỏ ngoài sổ sách kế toán. - Kê khai không đầy đủ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Hạch toán sai các khoản mục giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Hạch toán chi phí lãi vay vượt quy định khi chưa góp đủ vốn kinh doanh. Tất cả các sai phạm thường nhằm mục đích giảm doanh thu, tăng chi phí khi xác định nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách Nhà nước.

Một trong những yếu tố dẫn đến sai phạm của DNNVV chính là nhân viên kế toán một là vừa mới ra trường nên thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về Luật thuế, hai là do một kế toán có thể làm kế toán của nhiều doanh nghiệp dẫn đến việc hạch toán còn nhầm lẫn số liệu từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Chủ doanh nghiệp giao toàn bộ cho kế toán thậm chí đi thuê kế toán mang tính chất chống chế với cơ quan thuế. Một số vi phạm mang tính chất đặc thù của ngành như ngành xây lắp tính đội chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí vật liệu.

Một phần do yếu tố thuộc về cơ quan thuế trong quản lý, do lực lượng mỏng nên không thường xuyên kiểm tra đôn đốc kịp thời thực hiện Luật thuế. Cơ quan thuế thường kiểm tra với doanh nghiệp có từ sau 3 năm thành lập, vì vậy khi phát hiện sai phạm, doanh nghiệp không những bị truy thu thuế mà còn bị tính phạt nộp chậm tiền thuế 0,05%/ngày, phạt 20% đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền phạt phải nộp, phạt trốn thuế từ 1 đến 3 lần.

Từ kết quả trên, cũng có thể thấy rằng, công tác kiểm tra đối với các DNNVV cũng đang dần hoàn thiện hơn, số thuế truy thu và xử phạt trong những năm gần đây cũng phù hợp với tình hình kinh tế chung. Tuy nhiên việc lựa chọn DNNVV để kiểm tra những DN có hành vi trốn thuế gian lận vẫn chưa kịp thời, số lượng DNNVV bỏ kinh doanh trước khi được kiểm tra thuế vẫn còn diễn ra.

Vấn đề tồn tại trong chính sách thuế cũng như công tác QLT đó là với quy trình khai thuế chung cho mọi DN như hiện nay, khó quản lý được nguồn thu cho NSNN. Quyền hạn điều tra, tiếp xúc DN của công chức thuế còn hạn chế nên việc đấu tranh với các biểu hiện sai phạm của các DN chưa sâu sát. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa đồng bộ, thiếu thống nhất dứt khoát. Chức năng nhiệm vụ của Đội kiểm tra thuế chưa được độc lập theo Luật quản lý thuế mà còn gắn với việc đôn đốc thực hiện dự toán thu, do đó có sự chi phối và ảnh hưởng lớn đến tính độc lập trong công tác kiểm tra. Thực tế với yêu cầu khối lượng công việc lớn, do đó đã ảnh hưởng hiệu quả công tác kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 88)